ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 75
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
Nghiên cứu luận lý như khởi sự một đấu trường
"Luận lý học thuần túy" như thể cơ sở chủ yếu, theo Husserl, nghĩa là toàn bộ hình thành từ những qui luật của tư tưởng xây dựng trên những phạm trù thuần túy, và từ những lý luận "hình thái", dự phần tam đoạn luận truyền thống, lý luận thuần túy của đếm số, số thứ tự, lý luận phức số của Cantor, lý luận toán học thuần túy về xác suất, v.v... Chính trong lĩnh vực luận lý học thuần túy này, có thể xét đến vấn đề "phê bình nhận thức" như khả hữu của nhận thức giới hạn qua những khái niệm và những qui luật thuần luận lý, có thể lĩnh hội được qua việc trở về "nguồn", để giải quyết những khó khăn sâu sắc gắn liền với đối lập giữa tính chủ thể của hành vi nhận thức và tính khách thể của nội dung, đối tượng nhận thức, tức chân lý và hữu thể. Cho nên Husserl xác định: minh giải số học thuần túy qua phê bình nhận thức không là một vấn đề số học, minh giải tam đoạn luận thuần túy không là một vấn đề tam đoạn luận, v.v... mặt khác, ông khẳng định, cũng không là một vấn đề của tâm lý học. Vật lý học, theo ông, hiểu theo nghĩa thông thường là một khoa học thường nghiệm về những sự kiện vật chất, cũng như tâm lý học là một khoa học thường nghiệm (tức là khoa học tự nhiên) về những sự kiện tinh thần; cả hai khoa học này khởi từ thế giới, có trước mọi phê bình (có nghĩa là dầu chúng đem lại những biến đổi về nội dung của biểu hiện nguyên ủy của thế giới, cũng không là phê bình) chỉ phân biệt những sự kiện thuộc vật chất hay thuộc tinh thần. Với tính cách như thể những khoa học giải thích, giả định một khách thể hóa cho trước, không cần biết ý nghĩa, minh giải khả hữu, chứng tỏ sức phát triển vô biên của những khoa học này mà không cần nại tới phê bình nhận thức. Tuy nhiên, từ những khả năng khách thể hóa tiền phê bình này - với phân cách giữa ngã và phi ngã, giữa cái tôi "riêng" với cái tôi "xa lạ", với những lý giải mà chúng đem vào những dữ kiện trực tiếp của ý thức như thể "những hoạt động và trạng thái tâm linh" ở trong cái tôi riêng, với những lý giải mà chúng chuyển đổi những sự vật, trạng thái vật lý, con người, những sinh động, v.v..., "những cái lạ" ở bên ngoài cái tôi - Husserl nhấn mạnh là "từ những khách thể hóa tiền phê bình này, sinh ra những khó khăn của vấn đề siêu hình cho khả hữu nhận thức, giả định ở mặt này một minh giải nhận thức nói chung, độc lập với mọi ý hướng siêu hình. Minh giải này đòi hỏi một hiện tượng luận của nhận thức: nhằm xác định, phân tích những sinh động của nhận thức, trong đó có nguyên ủy của những ý niệm luận lý, xa mọi lý giải vượt khỏi nội dung thực của chúng, và rồi dẫn đến hiển nhiên chỉ thị ý nghĩa "riêng" của những ý niệm luận lý, những bản chất khái quát của chúng."[22]
"Điều thiết yếu ở đây để hiểu có kết quả là nhà hiện tượng luận sử dụng những diễn ngữ khách quan hóa, khi ông nói, chẳng hạn: trước hết "chúng ta tìm thấy" trong cái "sinh động" lập tức điều này, điều kia; thực tế, mới chỉ thị một cách gián tiếp đến ngôn ngữ; hoàn toàn chưa đả động đến khách thể hóa những khoa học tự nhiên và siêu hình học. Nói một cách nghiêm nhặt, hiện tượng luận không phải là một "tâm lý học miêu tả". Những miêu tả của hiện tượng luận không nói đến những sinh động hay những loại sinh động của con người thường nghiệm, vì nó không biết và không giả định đến con người, đến cái tôi và tha nhân; không đặt vấn đề, không định nghĩa, không giả định về những điều này. Miêu tả hiện tượng luận chỉ xét những gì theo nghĩa chặt chẽ nhất, là cái sinh động như thể chính nó. Chẳng hạn, phân tích xuất hiện của sự vật, không phải cái xuất hiện trong xuất hiện này, và không nói gì đến những thông giác mà nhờ chúng, xuất hiện và cái gì xuất hiện có liên hệ với cái tôi, để có sự xuất hiện. Minh giải phê phán của nhận thức, xây dựng trên những phân tích này, không là gì khác hơn một trừu tượng trực giác, tương ứng, trong cái được xác định về mặt hiện tượng luận, dẫn đến một ý thức hiển nhiên và tới một lĩnh hội "trong sáng và minh bạch", bản chất khái quát, "nội dung thực và chính đáng" của những khái niệm và qui luật luận lý".[23]
Husserl cũng chỉ ra là "những phân tích hiện tượng luận có tính chất của những phân tích tâm lý học miêu tả, hoạt động như những nền tảng cho những giải thích lý luận của tâm lý học, của khoa học tự nhiên về những hiện tượng tinh thần". Ông còn khẳng định, "để có một lý luận nhận thức và nói chung một triết học không thể dị nghị thì rốt cuộc phải có một phân cách nguyên tắc giữa hiện tượng luận và phê bình nhận thức thuần túy tự tại loại bỏ mọi giả định vượt khỏi nội dung của dữ kiện, và tâm lý học thường nghiệm có từ những giả định như vậy và thực sự không thể lẫn lộn những vấn đề của nguyên ủy có quan hệ phê bình nhận thức với những vấn đề của nguyên ủy tâm lý học., vì hậu quả của lẫn lộn này là phê bình nhận thức tiếp tục rơi về phía tâm lý học và sinh vật học, vướng mắc vào những điều phi lý của chủ nghĩa duy nghiệm và chủ nghĩa tương đối hoài nghi."[24]
Những lẫn lộn nêu trên là những sai lầm mà Elsenhans mắc phải trong bài viết, nhất là song hành giữa tình cảm của hiển nhiên với tình cảm của ngôn ngữ, cũng như giản trừ luận lý học vào tâm lý học hiển nhiên. Husserl muốn chỉ ra phê bình chủ nghĩa duy tâm lý đã phân giải đầy đủ trong tập I bộ Nghiên cứu luận lý xuất bản năm 1900.
Trong bài thứ tư Kiểm điểm những tác phẩm tiếng Đức về luận lý học trong những năm 1895-1899 trên Văn khố cho triết học có hệ thống, tập 9 năm 1903 thảo luận bài viết Về tâm lý học phán đoán của Johannes von Kries đăng trong Quí san triết lý khoa học số XXIII năm 1899, Husserl trở lại vấn đề luận lý học thuần túy và khẳng quyết: "Luận lý học thuần túy tuyệt đối không có bất cứ yêu cầu nào, giống như số học thuần túy cũng vậy. Chính về mặt luận lý, những hành vi biểu hiện, phán đoán và những dự kiện giao hỗ được quy phạm; chính về mặt số học, những hành vi đếm số và tính được quy phạm, cùng với những dự kiện tương ứng. Song không phải luận lý học thuần túy và số học thuần túy can dự đến những sự việc tâm lý học như vậy; luận lý học đúng ra là can dự đến những khái niệm, những mệnh đề, những đối tượng, những tình trạng sự vật theo giá trị và phi giá trị, theo hữu và phi hữu, trong một tính tổng quát "hình thái"; số học thuần túy can dự đến những số thuần túy và những tương quan thuần túy của số. Ông đưa ra ví dụ : một khái niệm, một mệnh đề chẳng hạn như khái niệm về góc, định lý về tổng số những góc không phải là một sinh động tâm linh, một dự kiện tâm linh.[25]
Bài thứ năm của Husserl trong Kiểm điểm những tác phẩm tiếng Đức về luận lý học trong những năm 1895-1899 lại trở về vấn đề phán đoán khi thảo luận hai bài viết của Anton Marty Về những mệnh đề không chủ thể và tương quan của ngữ pháp với luận lý học và tâm lý học đăng trên Quí san Triết học khoa học số 19 năm 1896.[26] Anton Marty là một trong những môn đệ sớm nhất theo học Brentano (như Carl Stumpf, Hermann Schell, Georg von Hertling, Ernst Commer) tại Würzburg trong những năm 1866-70.
Mở đầu kiểm điểm, Husserl nhận xét: Loạt bài viết mà Marty theo đuổi trong nhiều năm về những vấn đề cơ bản của lý luận phán đoán gắn liền với minh giải những mệnh đề không chủ thể kết thúc ở hai bài viết nói trên. Để nói về tầm quan trọng đặc biệt của công trình này đối với những nhà luận lý và những nhà tâm lý vể nhận thức, Husserl đề cập đến những bài viết đó trước. Ông xác định những bài viết đầu của Marty trong năm 1884 xây dựng trên lý luận phán đoán của Brentano đã trình bày trong tác phẩm Tâm lý học [từ quan điểm thường nghiệm/Psychologie vom empirischen Standpunkt] xuất bản năm 1874. Marty chia chủ đề lý luận của ông ra ba phần: phần thứ nhất khảo "về khả hữu và cơ hội xem xét phán đoán một cách độc lập với cái đã phát biểu", trong đoạn A, chống lại lý luận của Prantl về thống nhất chủ yếu của tư tưởng và ngôn ngữ, qua tóm lược những lý giải về câu không ngôi thứ, dựa trên"trực quan thông thường" theo đó mọi phán đoán đưa ra một liên lạc hay một tương quan của hai khái niệm; trong đoạn B, sau khi bác bỏ những lý giải nêu trên, chống lại những lý luận đề cao tầm quan trọng của những biểu tượng để tư tưởng có thể khả hữu, Marty dựa vào quan niệm của Brentano, phê phán lý luận (của Mill, Sigwart, Jordan) về tính hàm hồ của những từ liên kết và chỉ ra trong những phát biểu tuyệt đối/vô điều kiện cũng như trong những phát biểu hiện hữu thông thường, đối tượng của phán đoán mà danh từ kép/phức hợp của chủ từ và thuộc từ chỉ định, được nhận ra qua "là", hay bị phủ nhận qua "không là".Trong mọi phán đoán, cần phải khu biệt hình thức (nhận biết hay bác bỏ) với chất liệu (nội dung được nhận biết hay bác bỏ); tương ứng với điều đó là hai thành phần cấu thành chủ yếu của mọi phát biểu toàn diện: một danh từ, đơn giản hay phức tạp (S, SP,v.v...) với tính cách là ký hiệu của biểu hiện tiềm tàng, và một ký hiệu (là, không là) chỉ thị là cái được biểu hiện thì "nhận biết" hay "bác bỏ". Để kết thúc, có một tranh luận quan trọng với G. Frege và một bênh vực bình đẳng của những quyền phán đoán khẳng định và phán đoán phủ định chống lại những nhà luận lý hiện đại.[27]
----------------------------------
[22] Husserl, Sdt: Compte rendu des ouvrages allemands de logique des années 1895-1899, troisième article par Edmund Husserl (Archiv für systematische Philosophie, vol. 9, 1903) : Théodor Elsenhans, Le rapport de la logique à la psychologie, Zeitschr. f. Philos. u. philos. Kr.,t. 109 (1896):
"La "logique pure", c'est-à-dire l'ensemble formé par les lois de la pensée qui sont fondées sur les catégories pures, et par les théories "formelles"... C'est d'elle que fait partie par exemple la syllogistique traditionnelle, mais aussi la théorie pure des numérations, la théorie pure des nombres ordinaux, la théorie cantorienne des multiplicités, etc."
"C'est précisément à cette sphère que se rapporte le problème de la "critique de la connaissance" : faire que la possibilité de la connaissance, qui est délimitée par les concepts et les lois purement logiques, soit rendue "compréhensible" par un retour à leur "origine", et résoudre de cette manière les profondes difficultés qui sont attachées à l'opposition entre la subjectivité de l'acte de connaissance et l'objectivité du contenu et de l'objet de la connaissance (vérité et être)."
"L'élucidation de l'arithmétique pure par la critique de la connaissance n'est pas un problème d'arithmétique, l'élucidation de la syllogistique pure n'est pas un problème de syllogistique ... ce n'est pas non plus un problème de psychologie... De même que la physique, la science de la nature au sens habituel, est une science empirique des faits matériels, de même la psychologie est la science empirique (science de la nature) des faits spirituels. Les deux sciences partent du monde dans le sens habituel, situé avant toute critique, avec sa séparation des faits en matériels et en spirituels.Tous les deux, elles restent non critiques, quelles que soient les modifications qu'elles apportent au contenu de la représentation originaire du monde. En tant que sciences explicatives, elles présupposent une objectivation prédonnée, sans sentir le besoin d'en connaître le sens, d'en élucider la possibilité, comme le montre bien en fait l'immense essor de ces sciences sans le secours de la critique de la connaissance. Cependant, de ces objectivations précritiques justement - avec leurs séparations entre moi et non-moi, entre moi "propre" et moi "étranger"; avec les interprétations avec lesquelles elles introduisent les données immédiates de la conscience en tant qu' "activités et états psychiques" à l'intérieur du moi propre, et avec les interprétations par lesquelles elles déplacent les choses et les états physiques, les personnes, les vécus, etc., "étrangers", à l'extérieur du moi - de ces objectivations précritiques ... naissent les difficultés du problème métaphysique de la possibilité de la connaissancve, qui présuppose de son côté une élucidation de la connaissance en général, indépendamment de toute intention métaphysique. Cette élucidation exige une phénoménologie de la connaissance : elle a à fixer, à analyser les vécus de connaissance dans lesquels se trouve l'origine des idées logiques, en se tenant loin de toute interprétation qui dépasserait leur contenu réel, et à amener alors à l'évidence la signification "propre" des idées logiques, leurs essences générales".
[23] Husserl, Sdt: "La nécessité où il est de faire comprendre a pour conséquence que le phénoménologue emploie des expressions objectivantes, quand il dit par exemple : "nous trouvons" d'avance dans le "vécu" immédiat ceci et cela. En réalité, c'est là un langage qui n'indique que d'une manière indirecte; tous les objectivations des sciences de la nature et de la métaphysique restent mises totalement à l'écart. Il ne faut donc pas désigner sans plus la phénoménologie comme une "psychologie descriptive". Au sens propre et strict, elle ne l'est pas. Ses descritions ne portent pas sur les vécus ou sur les classes de vécus des personnes empiriques; car, des personnes, de moi et des autres, de mes vécus et des vécus des autres, elle ne sait rien et elle ne suppose rien; sur cela, elle ne pose aucune question, elle n'avance aucune définition, elle ne fait aucune hypothèse. La descrition phénoménologique considère ce qui est donné au sens le plus strict, le vécu tel qu'il est en lui-même. Par exemple, elle analyse l'apparition des choses, non ce qui apparaît dans cette apparition, et elle écarte les aperceptions en vertu desquelles l'apparition et ce qui apparaît entrent en corrélation avec le moi pour lequel il y a là un apparaître. L'élucidation critique de la connaissance, édifiée sur ces analyses, n'est rien d'autre qu'une abstraction intuitive, adéquate, qui, dans ce qui est fixé phénoménologiquement, amène à uner conscience évidente et donc à une compréhension "claire et distincte", l'essence générale, le "contenu vrai et propre" des concepts et des lois logiques."
[24] Husserl, Sdt: "Les analyses phénoménologiques acquièrent alors le caractère d'analyses de psychologie descriptive; elles fonctionnent alors comme des soubassements pour les explications théoriques de la psychologie, de la science naturelle des phénomènes spirituels".... "Pour avoir une théorie de la connaissance et en général une philosophie qui soient indiscutables, que l'on fasse finalement une séparation de principe entre la phénoménologie et la critiques de la connaissance purement immanentes qui s'abstiennent de toute supposition dépassant le contenu du donné, et la psychologie empirique qui, même là où elle décrit simplement, fait de telles suppositions, et que l'on ne confonde pas par conséquent, comme cela arrive d'ordinaire, les questions de l'origine psychologique. La conséquence de cette confusion, c'est que la critique de la connaissance dérape continuellement vers la psychologie et la biologie, et qu'elle s'empêtre dans les absurdités de l'empirisme et du relativisme sceptique".
[25] Husserl, Sdt, Compte rendu des ouvrages allemands de logique des annêes 1895-1899, Quatrième article par Husserl (Archiv für systematische Philosophie, 9 1903): J. v. Kries, Sur la psychologie des jugements, Viertelj. f. wiss. Philosophie, XXIII (1899):
"La logique pure ne pose [à mon avis] absolument aucune exigence, pas plus que ne le fait l'arithmétique pure. C'est logiquement que sont normalisés les actes de représentation et de jugement et les dispositions corrélatives; c'est arithmétiquement que sont normalisés les actes consistant à dénombrer et à calculer, avec les dispositions corespondantes. Mais ce n'est pas à de telles choses psychologiques qu'ont affaire la logique pure et l'arithmétique pure; la première a bien plutôt affaire à des concepts, à des propositions, à des objets, à des états de choses selon la valeur et la non-valeur, selon l'être et le non-être, et cela dans une généralité "formelle"; la seconde, à de purs nombres et à de purs rapports de nombres. Un concept, une proposition (comme par exemple le concept d'angle, le théorème de la somme des angles) n'est pas un vécu psychique, n'est pas une disposition psychique.
[26] Husserl, Sdt, Compte rendu des ouvrages allemands de logique des années 1895-1899. Cinquième article par E. Husserl (Archiv für systematische Philosophie, 10 1896) : Anton Marty, Sur les propositions sans sujet et le rapport de la grammaire à la logique et à la psychologie*, Articles VI et VII, Viertejahrsschr. f. w. Philos., 19 (1896).
*nguyên văn tiếng Đức: Über subjektlose Sätze und das Verhältnis der Grammatik zur Logik und Psychologie.
[27] Husserl, Sdt: "La séries d'articles que Marty poursuit depuis de nombreuses années sur les questions fondamentales de la théorie du jugement qui se rattachent à l'élucidation des propositions sans sujet vient à s'achever avec ces deux articles".
"Marty divise son sujet en trois sections. Dans la première, il traite "de la possibilité et de l'opportunité d'examiner le jugement indépendamment de l'énoncé". L'auteur se tourne ici en A contre la théorie de Prantl sur l'unité essentielle de la pensée et du langage ... Il commence (en A) par résumer d'une manière remarquable les interprétations des phrases impersonnelles, qui s'appuient sur l' "intuition habituelle" selon laquelle tout jugement présente une jonction ou une relation de deux concepts. Après que ces interprétations ont été rejetées, suit (en B) l'établissement de la conception de Brentano adoptée par Marty. La théorie de l'ambiguïté de ce que l'on est convenu d'appeler les copules (Mill, Sigwart, Jordan) est critiquée en détail ... et un essai est tenté pour prouver que dans les énoncés catégoriques aussi bien que dans les énoncés existentiels habituels l'objet du jugement, que désigne le nom composé du sujet et du prédicat, est reconnu par le "est", rejeté par le "n'est pas". Dans tout jugement il faudrait distinguer la forme (reconnaissance ou rejet) et la matière (le contenu reconnu ou rejeté); à cela correspondraient les deux parties constitutives essentielles de tout énoncé complet : un nom, qu'il soit simple ou complexe (S. SP, etc.) en tant que signe de la représentation sous-jacente, et un signe (est, n'est pas) qui indique que le représenté est "à reconnaître" ou "à rejeter". Pour finir, il y a une importante discussion avec G. Frege et une défense de l'égalité des droits du jugement affirmatif et du jugement négatif contre les logiciens modernes.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016