ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 59

 (tiếp theo) 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59,     

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

Đất là ngưỡng cửa nguyên thủy mở vào nguyên sử xác thân

 

Ba bản văn nói ở trên [xem kỳ 57] là những mắt xích của nghiên cứu về thiên-địa-không mà tôi sẽ trình bày trong toàn cảnh lý luận của Husserl từ học thuyết hiện tượng luận đến lý luận siêu nghiệm trong hướng đi  (l)ý tưởng, thường gọi là "chủ nghiệm duy tâm".

Trong thời điểm  viết Khủng hoảng của khoa học châu Âu/Die Krisis der europäischen Wissenschaften, xem như biểu hiện của khủng hoảng triệt để trong đời sống chúng nhân châu Âu, cái nhìn rõ rệt của Husserl về phê phán khoa học không chỉ thuần túy ở trong những nghịch lý về mặt khoa học, mà là khoa học đang mất dần vai trò đích thực trong đời sống. Cho nên trong hướng định lật đổ học thuyết Copernic, ông muốn chỉ ra cái nhìn của người theo Copernic,những con người thời hiện đại  đã nhìn sai về trái đất, không phải là "tự nhiên toàn diện", mà chỉ nhìn trái đất như một vật thể/Körper hình cầu, như một trong muôn vàn tinh tú ở không gian bao la của thế giới.  Người theo Copernic không có "trực quan của thế giới", "thế giới quan" như trong mọi hình thành tiến triển của thông giác về thế giới, thấy sự thống nhất của trực quan này xác định khả hữu của thế giới với vũ trụ những khả hữu mở ra cấu thành một nền tảng tột cùng cho kỳ thành thế giới. Trái đất đối với chúng ta không phải là vật thể, mà là nền đất cho mọi kinh nghiệm/Erfahrungsboden.

Trong Khủng hoảng của khoa học châu Âu nói trên, tiết 34,Trần thuật vấn đề về một khoa học của sinh giới, b) Sử dụng những kinh nghiệm chủ quan-tương đối đối với những khoa học khách quan, và khoa học của những kinh nghiệm này,  Husserl chỉ ra  Einstein sử dụng những thí nghiệm Michelson với những thiết bị của Michelson và những chứng nghiệm của những khoa học gia khác và những thiết bị tương tự đóng góp vào những phương tiện đo lường, công nhận trùng hợp, v.v... , chỉ tạo ra một xây dựng khách quan, tâm lý, tâm vật lý cho vật hữu khách quan của Michelson, chỉ cần những người này, cũng hiểu được như ông  cũng như mọi người trong thế giới tiền-khoa học, hiện hữu bằng xương bằng thịt, với những hoạt động và kết quả trong thế giới đời thường  này, nghĩa là thế giới kinh nghiệm, ... chung cho mọi người, kể cả Einstein, trong công việc khảo cứu, về "chân lý khách quan", dấu ấn  của "chủ quan-tương đối", và đối lập nó xác định ý nghĩa của vị trí "khách quan" trong mọi nhiệm vụ.[156]

Trong bài diễn thuyết tại Hội văn hóa thành Viên/Wiener Kulturbund tháng 5, 1935 dưới nhan đề Khủng hoảng của chúng nhân châu Âu và triết học, Husserl khi luận về vấn đề khủng hoảng, đã nhận xét vì sao "thời hiện đại" rất kiêu hãnh từ nhiều thế kỷ qua về những thành công  từ lý luận đến thực tiễn, rốt cuộc lại rơi vào trong sự không thỏa mãn gia tăng ở chỗ cảm thấy tình thế là một tình thế nguy ngập. Nguy nan này trở lại trong mọi khoa học, cuối cùng như thể nguy kịch về phương pháp. Song nguy kịch của châu Âu chúng ta, dầu là không ai hiểu rõ, liên quan tới nhiều người.

Đó là những vấn đề, từ đầu đến cuối, do sự khờ khạo của khoa học duy khách quan coi như  tổng thể của mọi hiện thể mệnh danh là thế giới khách quan, mà không để cho tính chủ thể tác động khoa học kông thể thấy quyền hạn của nó được nhận ra trong bất kỳ khoa học khách quan nào.

...  Song nhà nghiên cứu thiên nhiên không hiểu rõ là nền tảng trụ vào lao động tư duy của mình, tuy nhiên lại là chủ quan, ở trong môi giới của đời sống, môi giới này thường xuyên được giả định trước như thể đất, trường lao động, chỉ ở đó những vấn nạn, những phương pháp tư tưởng của nó mới có ý nghĩa. Song do đâu mà phương pháp mạnh dạn này, từ môi giới trực quan dẫn đến những lý tưởng hoá toán học ở đó thế giới này được lý giải như thể khách quan, do đâu phương pháp này đặt dưới sự phê phán và nhận được giải thích ? Những xáo trộn do Einstein đưa vào liên quan đến những định thức trong đó Physis/thiên nhiên lý tưởng hóa và khách quan hóa một cách chất phác là đối tượng của khái thuyết lý luận. Song làm thế nào mà những định thức, một cách khái quát là làm thế nào khách quan hóa toán học nói chung, nhận được một ý nghĩa ở hậu cảnh của đừi sống và môi giới trực quan, đó chính là điều mà chúng ta không có mảy may kinh nghiệm, và đó chính là lý do tại sao Einstein không tái chỉnh không gian và thời gian trong đó diễn ra đời sống sinh động của chúng ta. [157]

 

---------------------------------------

[156] Husserl, Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie, 1954: § 4. Exposition du problème d'une science du monde de la vie; b) L'usage des expériences subjectives-relatives pour les sciences objectives, et la science de ces expétiences: Einstein par exemple se sert des expériences de Michelson et de leurs vérifications par d'autres chercheurs, avec les appareils qui sont des copies de ceux de Michelson, avec tout ce qui fait partie des moyens de mesure, des moyens de constatations des coïncidences, etc....  [Mais Einstein n'avait que]  faire d'une construction théorétique, psychologico-psycho-physique, de l'être objectif de Monsieur Michelson; il avait seulement besoin de ces hommes, accessibles pour lui comme pour tout le monde dans le monde pré-scientifique, dont l'existence ainsi en chair et en os, avec ses activités et ses résultats dans le monde de la vie commune ... . Il s'agit naturellement du seul et unique monde de l'expérience,  commun à tous, dans lequel Einstein lui aussi, et tout chercheur se sait inclus en tant qu'homme, y compris pendant son travail de recherche. C'est précisément ce monde et tout ce qui se produit en lui, dont on fait usage selon le besoin por des buts scientifiques ou autres, qui porte d'autre part pour tout savant, dans son orientation thématique sur sa "vérité objective", la marque du "simplement subjectif-relatif". L'opposition à celui-ci détermine, ...le sens de la position "objective" des tâches.

[157] Husserl, Die Krisis des europäche Menschentums un die Philosophie, 1935: Hier gilt es für unser Problem der Krisis aber, aufzuzeigen, wie es kommt, daβ die Jahrhundertelang auf ihre theoretischen und praktischen Erfolge so stolze "Neuzeit" schlieβlich selbst in eine wachsende Unbefrieddigung hineingerät, ja ihre Lage als Notlage empfinden muβ. In alle Wissenschaften kehrt die Not ein, letztlich als Not der Methode. Aber unsere europäische Not geht, wenn auch unverstanden, sehr viele an.

Es sind durchaus Probleme, die aus der Naivität stammen, in der die objektivische Wissenschaft das, was sie objektive Welt nennt, für das Universum alles Seienden hält, ohne darauf zu achten, daβ die Wissenschaft leistende Subjektivität in keiner objektiven Wissenschaft zu ihrem Rechte kommen kann. 

... Aber der Naturforscher macht sich nicht klar, daβ das ständige Fundament seiner doch subjektiven Denkarbeit die Lebensumwelt ist, sie ist ständig vorausgesetzt als Boden, als Arbeitsfeld, auf dem seine Fragen, seine Denkmethoden allein Sinn haben. Wo wird nun das gewaltige Stück Methode, das von der anschaulichen Umwelt zu den Idealisierungen der Mathematik und zu ihrer Interpretation als objektives. Sein führt, der Kritik und Klärung unterworfen ? Einsteins Umwälzungen betreffen die Formeln, in denen die idealisierte und naiv objektivierte Physis behandelt wird. Aber wie Formeln überhaupt, wie mathematische Objektivierung überhaupt auf dem Untergrund des Lebens und der anschaulichen Umwelt Sinn bekommt, davon erfahren wir nichts, und so reformiert Einstein nicht den Raum und die Zeit, in der sich unser lebendiges Leben abspielt.             

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016