ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 120

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

Ý thức thời như thể trì động của thiên-địa-thời

 

Trong phân đoạn một về lý luận nguồn gốc thời gian của Brentano, qua trình bày của Husserl, là

Brentano tin tưởng đã tìm ra giải đáp về những liên hợp nguyên ủy trong "khởi sinh ra những tiêu biểu ý tượng trực tiếp của ký ức, nghĩa là của những tiêu biểu ý tượng, tuân theo một quy luật không có ngoại lệ, nối với tiêu biểu ý tượng hiện thực tri giác không có bất kỳ trung gian nào"*. Khi chúng ta nhìn, nghe hay nói chung tri giác một cái gì, thì sự việc diễn ra theo quy tắc là cái được tri giác vẫn hiện diện  trong một khoảng thời gian, song không phải là không có biến cải. Không kể những biến đổi nào khác, luôn luôn là có biến đổi nguyên ủy đặc thù là bất kỳ cái gì thuộc loại này vẫn có trong ý thức xuất hiện đối với chúng ta, nói cách khác, như thể cái gì đã qua lâu mau,  như thể đẩy ngược trở lại/Zurückgeschobenes với thời gian.[68]

Có một quy luật phổ cập là một dãy liên tục những tiêu biểu ý tượng do tự nhiên nối với mọi tiêu biểu ý tượng  đã cho, mà mỗi ý tượng  tái sinh ra nội dung của ý tượng cho trước song theo cách nào để nó luôn luôn nối thời khoảng quá khứ với tiêu biểu ý tượng mới.

Tưởng tượng  ở đây chứng tỏ được sán sinh ra theo một cách đặc thù. Ở đây có trường hợp duy nhất diễn ra là tưởng tượng tạo ra trong sự thực thời khoảng mới của tiêu biểu ý tượng, đó là khoảnh khắc thời gian. Do đó chúng ta khám phá ra trong khu vực tưởng tượng nguồn gốc của tiêu biểu ý tượng thời gian. Những nhà tâm lý học tới Brentano đã nỗ lực hoài công xác định ngọn nguồn đích thực của tiêu biểu ý tượng này. Thất bại  là do lẫn lộn thời gian chủ quan và khách quan, chắc hẳn do tự nhiên đã làm nhà nghiên cứu tâm lý học lẫn lộn và khiến họ không nhìn thấy vấn đề đích thực hiện diện ở đây.[69]    

Mặt khác, trực giác thời gian hiện ra thông qua liên hợp nguyên khởi vẫn không là trực giác về thời gian vô tận, cần phải phát triển không chỉ với quá khứ, mà cần cả tương lai. Trên cơ sở xuất hiện hồi ức nhất thời, tưởng tượng hình thành  tiêu biểu ý tượng  của tương lai trong một quá trình tương tự như , trong những hoàn cảnh thích hợp, chúng ta  tiến tới những tiêu biểu ý tượng thuộc một số những thứ mới của màu sắc và âm thanh trong khi vẫn theo những tương giao và hình thái đã biết. Rốt cuộc là liên quan đến toàn thể tiêu biểu ý tượng thời gian, tiêu biểu ý tượng về thời gian vô tận, đi đến chỗ có một hình thành những tiêu biểu ý tượng như những dãy số vô tận, không gian vô tận, v.v...

Hơn nữa còn có một biểu thị quan trọng đặc biệt cần xét, theo như Brentano, về tiêu biểu ý tượng của thời gian. Đó là những loại thời gian của quá khứ và tương lai có tính đặc thù là không thể xác định những yếu tố của những tiêu biểu ý tượng cảm giác mà chúng phối hợp, như những cách thức bất ngờ khác thường làm, song biến đổi chúng. Chẳng hạn, một thanh âm c nặng vẫn là một thanh âm c, một thanh âm c nhẹ hơn cũng vậy; tuy nhiên một thanh âm c đã qua thì không là thanh âm c. Những xác định thời gian không xác định, chủ yếu làm biến đổi, hoàn toàn giống như những xác định "tiêu biểu", "hy vọng", v.v... [70]

Phê phán của Husserl : Để nhận xét phê bình lý luận nói trên, Husserl đặt vấn nạn : Lý luận như vậy hoàn thanh điều gì và có ý nghĩa ra sao ? Lý luận này khởi sự trong những từ ngữ giả thiết siêu việt, với những đối tượng thời hiện hữu đẩy mạnh những "kích thích" và "tạo ra"những cảm giác trong chúng ta v.v... Đây là một lý luận có nguồn gốc tâm lý học của tiêu biểu ý tượng thời gian, đồng thời có những thành phần  của nghiên cứu tri thức luận liên quan đến những điều kiện khả hữu của một ý thức về thời tính khách quan, mà ý thức này xuất hiện như thể thời tính và phải xuất hiện như thế. Rốt cuộc,là những phát biểu liên quan đến những đặc tính của thuộc từ thời phải có tương giao với những thuộc từ tâm lý học và hiện tượng luận..

Quy luật về liên hợp nguyên khởi, trong đó những tiêu biểu ý tượng của một hồi ức nhất thời nối với những tri giác đặc thù, mà Brentano nói đến, là quy luật tâm lý học liên quan đến một hình thành mới của những kinh nghiệm sống tâm linh  trên cơ sở những kinh nghiệm sống tâm linh đã cho. Những kinh nghiệm sống này thuộc tâm linh, khách quan hóa, có thời gian, phát sinh và phát triển, thuộc khu vực tâm lý học. Tuy nhiên, trong những quan sát này, theo Husserl nhận xét có hạt nhân hiện tượng luận cần phải xét. Thời gian tồn tục/kỳ gian, kế tục và những biến đổi xuất hiện, song cái gì trong đó ? Trong một kế tiếp chẳng hạn,  một "bây giờ/hiện tại" xuất hiện và trong thống nhất, là một "đã qua/quá khứ". Thống nhất của ý thức bao gồm hiện tại và quá khứ là một dữ kiện hiện tượng luận.

Vấn đề là Brentano xác định quá khứ thực sự xuất hiện trong ý thức này qua cách thế tưởng tượng; khi ông nói đến đạt được tương lai, phân biệt giữa trực giác nguyên ủy của thời gian mà theo ông là sáng tạo của liên hợp nguyên khởi và trực giác khả trương của thời gian do từ tưởng tượng, song không phải từ liên hợp nguyên khởi. Theo Husserl, trực giác của thời gian  tương phản với tiêu biểu ý tượng thời gian không công chính, tiêu biểu ý tượng của thời gian vô tận, của thời gian và những tương giao thời gian không được thể hiện về mặt trực giác. Ông nhận xét phê phán là Brentano trong lý luận về trực giác thời gian đã không nói gì đến khu biệt giữa tri giác thời gian và tưởng tượng thời gian, trong khi cần phải làm sáng tỏ mối khu biệt này.

Thực vậy, nếu như trực giác nguyên ủy của thời gian là một sáng tạo của tưởng tượng, vậy cái gì phân biệt tưởng tượng cho cái thuộc thời này với tưởng tượng trong đó chúng ta hiểu được một sự việc thuộc thời quá khứ, một sự việc do đó không thuộc  trong khu vực liên hợp nguyên khởi và không liên kết với một ý thức với tri giác nhất thời, song ở một lúc đã liên kết với một tri giác đã là quá khứ ?[71]

Husserl cũng đặt vấn đề về lý luận phân tích ý thức thời gian nguyên ủy của Brentano không giải đáp nan đề như : nếu tái biểu tượng của một kế tiếp kinh nghiệm sống  hôm qua hàm nghĩa một tái biểu tượng của trường thời gian nguyên ủy kinh nghiệm sống hôm qua và nếu trường này biểu hiện như một kế tiếp của những tưởng tượng liên hợp nguyên ủy, như vậy bây giờ chúng ta phải xét đến những tưởng tượng của tưởng tượng.

Mặt khác, Husserl nêu ra khó khăn trong lý luận của Brentano là đã không phân biệt giữa hành vi và nội dung, cũng như giữa hành vi, nội dung của lĩnh hội và đối tượng được lĩnh hội.[72]   

Vấn đề là đặt yếu tố thời gian ở chỗ nào ? những tính cách thời gian như kế tiếp và kỳ gian không chỉ ở nội dung sơ kỳ, mà còn ở những đối tượng được lĩnh hội và trong những hành ví lĩnh hội. Phân tích thời gian phải xét đến cấu thành thời gian ở mọi tầng; hình thái thời gian không là chính nội dung thời gian hay một phức hợp những nội dung mới thêm vào nội dung thời gian. Cho nên vấn đề là làm thế nào ý thức thời gian khả hữu.                    

-------------------------------------

[68] Husserl, Sdt. Erster Teil, Erster Abschnitt : Brentanos Lehre vom Ursprung der Zeit/Lý luậbn của Brentano về nguồn gốc thời gian.

§3 : Die ursprünglichen Assoziationen/những liên hợp nguyên ủy : Brentano glaubt die Lösung  gefunden zu haben in den ursprünglichen Assoziationen, in der "Enstehung der unmittelbaren Gedäctnisvorstellungen, d.h. derjenigen, die sich nach einem ausnahmslosen Gesetz an die jeweiligen Wahrnehmungsvorstellungen ohne jede Vermittlung anschließen."* Wenn wir etwas sehen, hören oder überhaupt wahrnehmen, so geschieht es regelmäßig, daß das Whhrgenommene eine Zeitlang uns gegenwärtig bleibt, aber nicht ohne sich zu modifizieren. Abgesehen von anderen Veränderungen,... ist stets noch eine andere und besonders eigentümliche zu konstatieren : daß nämlich das solcher Art im Bewußtsein Verbeibende uns als ein mehr oder minder Vergangenes, als ein gleichsam zeitlich Zurückgeschobenes erscheint.

* Zitat vermutlich nach der Nachschrift einer Vorlesung Franz Brentanos. Anm. d. Hrsg. (Có lẽ trích dẫn trong ngoặc từ bản bài giảng của Franz Brentano - chú thích của R. Boehm, người phụ trách biên tập).

[69] Husserl, Sdt :

Es ist also ein allgemeines Gesetz, daß an jede gegebene Vorstellung sich von Natur aus eine kontinuierliche Reihe von Vorstellungen anknüpft, wovon jede den Inhalt der vorhergehenden reproduziert, aber so, daß sie der neuen stets das Moment der Vergangenheit anheftet.

So erweist sich die Phantasie hier in eigentümlicher Weise als produktiv. Es liegt hier der einzige Fall vor, wo sie ein in Wahrheit neues Moment der Veorstellungen schafft, nämlich das Zeitmoment. So haben wir auf dem Gebiet der Phantasie den Ursprung der Zeitvorstellungen entdeckt. Die Psychologen bis auf Brentano haben sich vergeblich bemüht, die eigentliche Quelle dieser Vorstellung aufzufinden. Es lag dies an einer allerdings naheliegenden Vermischung von subjektiver und ogjektiver Zeit, welche die psychologischen Forscher beirrte und sie das eigentliche Problem, das hier vorlag, gar nicht sehen ließ.

[70] Husserl, Sdt.

§4 : Die Gewinnung der Zukunft und die unendliche Zeit/Nhận được tương lai và thời gian vô tận : Die Zeitanschauung, die durch ursprüngliche Assoziation entsteht, ist noch keine Anschauung von der unendlichen Zeit. Sie erfährt eine weitere Ausgestaltung, und zwar nicht nur hinsichtlich der Vergangenheit, sie erhält einern ganz neuen Zweig durch die Hinzufügung der Zukunft.Auf die Erscheinung des Momentangedächtnisses gestützt, bildet die Phantasie die Vorstellungen der Zukunft in einem Prozeß, der ähnlih ist demjenigen, durch den wir unter Umständen zu Vorstellungen gewisser neuer Arten von Farben und Tönn gelangen, indem wir den bekannten Verhältnissen und Formen folgen... Was endlich die volle Zeitvorstellung, die Vorstellung der unendlichen Zeit anlangt, so ist sie ein Gebilde des begrifflichen Vorstellungs ganz so wie die unendliche Zahlenreihe, der unendliche Raum u.dgl. 

§5 : Die Abwandlung der Vorstellungen durch die Zeitcharaktere/Biến đổi tiêu biểu ý tượng qua những đặc tính của thời : Noch eine besonders wichtige Eigentümlichkeit muß man nach Brentano innerhalb der Zeitvorstellungen beachten. Zeitspezies der Vergangenheit und Zukunft haben das Eigentümliche, daß sie die Elemente der sinnlichen Vorstellungen, mit denen sie sich verbinden, nicht so, wie dies sonstige hinzutretende Modi tun, determinieren, sondern alterieren. Ein lauterer Ton c ist doch ein Ton c, ein weicherer Ton c desgleichen; dagegen ist ein gewesener Ton c kein Ton c... Die zeitlichen Bestimmungen determinieren icht, sie alterieren wesentlich, ganz ähnlich wie die Bestimmungen "vorgestellt", "gewünscht" und dgl. es tun.

[71] Husserl, Sdt.

§6. Kritik :

Gehen wir nun zur Kritik der dargestellten Theorie über, so müssen wir zunächst fragen : was leistet sie und was will sie leisten ?      

... Ist schon die originäre Zeitanschauung ein Geschöpf der Phantasie, was unterscheidet dann diese Phantasie von Zeitlichen von derjenigen, in welcher ein früher vergangenes Zeitliches bewußt ist, ein solches also, das nicht in die Sphäre der ursprünglichen Assoziation gehört, nicht in einem Bewußtsein zusammengeschlossen ist mit der Momentanwahrnehmung, sondern es dereinst mit einer vergangenen Wahrnehmung war ?                                                            

[72] Husserl, Sdt.

Brentano scheidet nicht zwischen Akt und Inhalt bzw. zwischen Akt, Auffassungsinhalt und aufgefaßtem Gegenstand.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017