ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 129

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

 Chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm

Joseph J. Kockelmans trong bài "Duy thực-duy tâm trong hiện tượng luận của Husserl" nhận xét, thông qua quan điểm của một số nhà nghiên cứu như Maurice Merleau-Ponty, Alphonse De Waelhens, Gerd Brand, thì Husserl đã vượt lên quan niệm đối lập cổ điển giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy tâm. Riêng Kockelmans khu biệt ba thái độ : "thái độ tư nhiên" cho một xu hướng duy thực thường nghiệm nhằm chỉ ra một thế giới khách quan tiền-tặng dữ, "khu vực hiện tượng luận"... trải ra trong khu vực hiện tượng luận để ý thức và thế giới hoàn toàn tương ứng, và "khu vực siêu nghiệm" nhằm dẫn tới chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm vì ý thức như thể chủ thể tính siêu nghiệm  hiện ra ở đó như thực tại tuyệt đối duy nhất, trong khi thế giới chứng tỏ không gì khác hơn một sản phẩm-hoàn tất cho ý thức này.Trong khu vực này, theo Kockelmans, dưới mắt Husserl là khu vực nền tảng tột cùng và hiện tượng luận đặc thị như thể chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm. [109]

J.-F. Lavigne trong Husserl và khai sinh ra hiện tượng luận (1600-1913) với tiểu đề "từ Nghiên cứu luận lý học đến Ideen": căn nguyên của chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm hiện tượng luận, đã khởi đầu Dẫn nhập bằng phần I đề cập đến vấn đề và đề cương của chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm của Husserl.

Vấn đề 1 :  Hiện tượng luận của Husserl là chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm.

Lavigne dẫn hai câu căn bản trong Những Suy niệm kiểu Descartes để xác định ý nghĩa tột cùng của hiện tượng luận của Husserl :

"Thực hiện trong biểu hiện cụ thể có hệ thống này, hiện tượng luận tự chính sự kiện/ipso facto là chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm, tuy nhiên theo một nghĩa chủ yếu là mới";

rồi một lần nữa xác định "ý nghĩa mới" này :

"Những suy niệm của chúng ta được khai triển về phương diện đã đặt thành hiển nhiên phong cách thiết yếu của một triết học xem như có tính cách hiện tượng luận và siêu nghiệm, và tương ứng là nói đến vũ trụ của cái gì hiện hữu cho chúng ta một cách hữu hiệu và dư lực, phong cách của lý giải duy nhất khả hữu ý nghĩa của nó, nghĩa là chủ nghĩa (l)ý tưởng hiện tượng luận siêu nghiệm".[110]

Những khẳng quyết trên của Husserl, theo Lavigne, nhằm nhận thức hai sự kiện cơ bản về mặt lý giải lịch sử - một là mọi lý giải phản-(l)ý tưởng về hiện tượng luận siêu nghiệm tất yếu là không trung thực và không chính xác; hai là đưa khẳng quyết nhất định này tiến xa hơn khi nhấn mạnh đến lẽ tất yếu luận lý chuyên nhất dẫn hiện tượng luận đến chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm : đó là "phong cách thiết yếu" của một triết học siêu nghiệm, lý giải duy nhất khả hữu ý nghĩa  những đối tượng của nó. Lavigne dẫn Husserl trong Suy niệm kiểu Descartes phê phán "những ai ngộ nhận về ý nghĩa sâu xa nhất của phương pháp ý hướng hay của giảm trừ siêu nghiệm, mới có thể phân cách hiện tượng luận với chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm" để khẳng quyết là chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm là phiên giải kết hợp duy nhất hiện tượng luận của Husserl.[111]   

Trong tiết § 2 tiếp theo, Lavigne hỏi: chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm nào ?

Trước hết, ông nhận xét trong tiết § 66 của Luận lý học hình thức và luận lý học siêu nghiệm, Husserl đã nhấn mạnh rõ ràng đến tính đặc thù và mới tuyệt đối về chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm của ông. Tuy nhiên, để xác định "chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm", một tư tưởng cách tân như hiện tượng luận của ông, nó phải hoàn tất xu hướng triết lý công chính nhất của Kant hay Fichte, song vượt qua những giới hạn và mâu thuẫn của những tư tưởng này.

Theo Lavigne, "chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệmn" từ định nghĩa khởi đầu của nó trong truyền thống triết học, những đối tượng trong nhận thức của chúng ta, qua tri giác và quan niệm như "thực", có một thực tại chỉ là thường nghiệm, nghĩa là chỉ sở hữu hiện hữu kỳ thành do quy về một kinh nghiệm sinh động khả hữu, nghĩa là chỉ xuất hiện với chúng ta, song ngược lại, những đối tượng này là (l)ý tưởng nếu xét chúng dưới quan điểm tuyệt đối hay siêu nghiệm, nghĩa là về phương diện kỳ thành bất định tự tại của chúng.

Lavigne xác định Husserl đã thừa kế khái niệm "chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm " thông thường từ Kant và Fichte, qua dẫn chứng từ phê phán lý trí, liên quan đến những điều kiện tiên thiên khả hữu trong nhận thức thường nghiệm về sự vật của chúng ta. Ông dẫn Kant trong Phê bình lý trí thuần tuý :

"Tôi gọi siêu nghiệm là mọi nhận thức, nói chung, không quan tâm đến những đối tượng cho bằng những khái niệm tiên thiên về đối tượng của chúng ta /bằng cách nhận thức những đối tượng với tính cách là cách thế nhận thức này phải tiên thiên khả hữu [unserer Erkenntnißart von Gegenständen*, so fern diese a priori möglich** sein soll]/ Một hệ thống những khái niệm thuộc loại này gọi là triết học siêu nghiệm".

Theo Lavigne, định nghĩa của Kant [trong nguyên văn đã sửa lần tái bản] về nhận thức siêu nghiệm tự diện có vẻ tương hợp với hiện tượng luận của Husserl :

* tính ý hướng như thể "cách thức cho/Gegebenheitsweise" những đối tượng.

** những quy luật chi phối khởi sinh và liệt cử những hành vi có ý hướng (cấu trúc tri hoạt-tri kiện của chúng) hình thành một tiên thiên ý tượng thích đáng. (X. Ideen I, § 75 và 147)H

Khái niệm "chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm" thừa kế chủ nghĩa Kant và Fichte, xác định khả quyết của tính cách thuần tuý hiện tượng của thực tại thế tục, và sự phụ thuộc toàn diện và triệt để của nó đối với hữu siêu nghiệm, ở đây hỗn hợp như ở Kant với tính cách tính chủ thể sinh động.             

Chủ nghĩa l)ý tưởng hiện tượng luận khác biệt với chủ nghĩa duy tâm Kant ở chỗ nó không để mở ngỏ, "khả hữu của một thế giới những sự vật tự nó" dầu ở  khái niệm vấn tính hay lý tưởng điều hòa, song nó thù tiêu nó hoàn toàn, qua tiêu diệt toàn nhất mọi chiều hướng hữu thể của một " tự tại", ở trong trường sống có ý hướng. trùng hợp, không có Chính vì thế nền tảng-giải minh của mọi thực tại thế giới trùng hợp với một tự thám hiểm bản ngã, nghĩa là tính chủ thể, dưới hình thức cụ thể. Quả thực, hiện tượng luận Husserl không gì khác hơn lý tưởng và siêu nghiệm  

mà chủ nghĩa phê bình khng có, vì nó triệt để hớn.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

 

---------------------------------------

[109] Kockelmans, Realisme-Idealisme en Husserl's phaenomenologie, Tijdschrift voor Philosophie 20, 1958. in lại trong Phenomenology, the philosophy of Edmund Husserl and its Interpretation, Ed. by J. Kockelmans, 1967 :

[We should distinguish three attitudes and correlatively with them, three spheres] : "the natural attitude", in which Husserl advocates an empirical realism inasmuch as he makes a pre-given objective world prevail over consciousness, which in the last resort is passive in respect to the world, "the phenomenological sphere" [for which Husserl endorses a point of view that could be called "existential"], to the extent that in the phenomenological sphere consciousness and world are pecfectly correlative, and the "transcendental sphere" for which Husserl favors a transcendental idealism because consciousness as a transcendental subjectivity appears there as the only absolute reality, while the world proves to be no more than a product-of-achievement for, in, and through this consciousness. Because in Husserl's eye s this last sphere is the most fundamental one, his phenomenology ought to be characterized as transcendental idealism.

[110] Lavigne, Husserl et la naissance de la phénoménologie (1900 - 1913), Introduction : Le problème historique.

I. L'idéalisme transcendantal husserlien : Le problème et la thèse :

§ 1. La phénoménologie husserlienne est Idéalisme transcendantal :

Le premier texte publié où Husserl revendique expressément cet intitulé pour définir la signification ultime de la phénoménologie est le § 41 des Méditations cartésiennes, où ...la formule apparaît à deux reprises :

"Réalisée dans cette concrétion systématique, la phénoménologie est ipso facto idéalisme transcendant, bien qu'en un sens essentiellement nouveau; " puis, une fois défini ce "sens nouveau" :

"Nos méditations ont été développée au point d'avoir déjà mis en évidence le style nécessaire d'une philosophie considérée comme phénoménologique et transcendantale, et, corrélativement, s'agissant de l'univers de ce qui existe pour nous effectivement et virtuellement, le style de l'unique interprétation possible de son sens, c'est-à-dire l'idéalisme phénoménologique transcendantal."  

[111] Lavigne, Sdt :

I. § 1.

Ces affirmations nettes imposent de reconnaître, avant tout, un double fait, fondamental pour l'interprétaton historique :

(Premièrement,)... Toute interprétation anti-idéaliste de la phénoménologie transcendantale est nécessairement infidèle, et donc inexacte.

(En second lieu,) Husserl renchérit sur cette affirmation catégorique en soulignant la nécessité logique exclusive qui conduit la phénoménologie à l'idéalisme transcendantal : c'est là le "style nêcessaire" d'une philosophie phénoménologique, l' "unique interprétation possible [du] sens" de ses objets. [Husserl est donc on ne peut plus clair, et ne laisse à son lecteur aucun choix interprétatif]; selon lui, la seule* lecture cohérente de sa phénoménologie, c'est l'idéalisme transcendantal.

* dẫn Husserl trong Méditations cartésiennes § 41 : "Seul celui qui se méprend sur le sens le plus profond de la méthode intentionnelle ou de la réduction transcendantale... peut vouloir séparer phénoménologie et idéalisme transcendantal".

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017