ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 41

 (tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 ,  

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

 

Khởi từ dòng đầu Dẫn nhập của Tiếng nói và hiện tượng, Derrida đã viết: Những Nghiên cứu luận lý (1900-1901)[của Husserl] mở ra một con đường mà toàn thể hiện tượng luận đắm chìm trong đó... Trong [tác phẩm] Khủng hoảng và những bản văn phụ thuộc, đặc biệt là trong Nguyên ủy hình học, những tiền đề khái niệm của Nghiên cứu vẫn còn sử dụng, nhất là khi những tiền đề này liên quan đến mọi vấn đề về chỉ thị ý nghĩa và ngôn ngữ nói chung.

Derrida dẫn chứng, ngay trong Nghiên cứu đầu Biểu hiện và chỉ thị ý nghĩa (Ausdruck und Bedeutung) của tác phẩm Những nghiên cứu mở ra bằng một chương dành cho "những khu biệt chủ yếu" chỉ đạo một cách nghiêm nhặt mọi phân tích về sau, mà mối liên lạc của chương này là do khu biệt đề ra ngay từ tiết đoạn đầu tiên: từ ngữ "ký hiệu" (Zeichen) có một "nghĩa kép" (ein Doppelsinn). Ký hiệu "ký hiệu" có thể chỉ thị ý nghĩa "biểu hiện" (Ausdruck) hay "chỉ thị" (Anzeichen)[66]

Derrida nhận xét Husserl trước khi đề ra sự khu biệt thuần về mặt hiện tượng luận giữa hai ý nghĩa của từ "ký hiệu" này, đã khởi động theo kiểu giảm trừ, dầu chưa đưa ra khái niệm này trong ngôn ngữ hiện tượng luận, nghĩa là  không liên hệ đến mọi nhận thức đã lập, nhấn mạnh đến thiết yếu không có bất cứ tiền giả định nào thuộc về siêu hỉnh học, tâm lý học  hay những khoa học tự nhiên. Ở chương đầu tiên, Derrida chỉ ra Husserl khởi đầu từ cáo giác sự lẫn lộn khái niệm biểu hiện (mà người ta thường sai lầm cho là đồng nghĩa  của ký hiệu nói chung) với khái niệm chỉ thị, bởi chỉ thị là một ký hiệu, như biểu hiện, song khác ở chỗ, chỉ thị không chỉ thị ý nghĩa (Bedeutung hay Sinn), nghĩa là bedeutungslos, sinnlos. Cho nên từ Những nghiên cứu luận lý đến Nguyên ủy hình học, khi khẳng định "Bedeutung luận lý là một biểu hiện", điều đó có nghĩa là chì có chân lý luận lý trong một phát biểu, khi nhất định tham dự vâo một vấn đề về biểu hiện ngữ học như thể khả năng chân lý, mà không tiền giả định sự thống nhất bản chất của ký hiệu, Husserl có thề tỏ ra muốn đảo lộn ý nghĩa của vận động truyền thống và tôn trọng trong hoạt động của chỉ thị ý nghĩa , tuy không có chân lý tự tại, song ấn định chuyển động và khái niệm chân lý. Quả thực, trong suốt chặng đươừng dẫn đến Nguyên ủy hình học, Husserl thừa nhận một sự chú ý gia tăng tới cái, trong chỉ thị ý nghĩa, trong ngôn ngôn ngữ và trong việc đăng ký vào khách thể tính lý tưởng, sản sinh ra chân lý hay lý tưởng hơn là đăng ký nó.[67]     

 

 

-----------------------------

[66] J. Derrida, La voix et le phênomène: Or la première des Recherches s'ouvre par un chapitre consacré à des "distinctions essentielles" qui commandenr rigoureusement toutes les analyses ultérieures. Er la cohérence de ce chapitre doit tout à une distincstion proposée dès le premier paragraphe: le mot "signe" aureit un "double sens". Le signe "signe" peut signifier "expression" ou "indice".

Bị chú: Bộ Những nghiên cứu luận lý gồm 5 Nghiên cứu dưới tiêu đề: Những nghiôn cứu về hiện tượng luận và lý luận tri thức (Recherches pour la phénoménologie et la théorie de la connaissance) là I/ Biểu hiện và chí thị ý nghĩa (Expression et signification), II/  Thống nhất lý tưởng của loại và những lý luận hiện đại của trừu tượng (L'unité idéale de l'espèce et les théories modernes de l'abstraction), III/ Về lý luận những tổng thể và những thành phần (De la théorie des touts et des parties), IV/ Khu biệt giữa những chỉ thị ý nghĩa độc lập và những chỉ thị ý nghĩa phụ thuộc va ý niệm của ngữ pháp thuần túy (La différence entre les significations indépendantes et les significations dẹpendantes et l'idée de la grammaire pure), V/ Những sinh động có ý hướng và "nội dung" của chúng (Des véus intentionnels et de leurs "contenus") và Nghiên cứu thứ sáu dưới tiêu đề: VI/ Nhứng yếu tố của một minh giải hiện tượng luận của tri thức (Élémernts d'une élucidation phénoménologique de la connaince).

Trong chú thích cuối trang, Derrida xác định tác phẩm nghiên cứu dẫn trên của ông nhằm phân tích học thuyết về chỉ thị ý nghĩa được xây dựng ngay từ nghiên cứu  đâu trong bộ Nghiên cứu luận lý của Husserl, nhằm chỉ ra nguyên tắc của một lý giải khái quát tư tưởng Husserl, và thường trích dẫn từ bản dịch của tập thể dịch giả H. Elie, L. Kelkel, R. Schérer, tuy nhiên thay vì dùng từ ngữ "signification", ông dùng từ nguyên tác tiếng Đức "Bedeutungen".

[67] Derrida, Sdt: En affirmant que "la Bedeutung logique est une expression", qu'il n'y  a de vérité théorique que dans un énoncé, en s'engagnant résolument comme résolument dans une question sur  l'expression luinguistique de la véritế, en comme possibilitế, en ne présupposant pas l'unité d'essence du signe, Husserl pourrait  paraîtrte renverser dans le sens de la démarche tradionnellement et respecter dans l'activité et respecter dans l'activité de la signification ce qui, n'ayant pas en soi de vérité de la signifi -cation ce qui, n'ayant pas en soi de véritè. conditionne le mouvement et le concept de la vérité.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015