ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 100

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100,

 

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

 

Quá độ từ luận lý học thuần tuý

Trong tiết § 88, Husserl luận về nghĩa của  " thông giác"  bản chất, và nói chung, của  những thông luận : biểu ngữ "thông giác" theo nghĩa rộng không gì khác hơn là để chỉ hành động kinh qua chính sự vật, sự kiện nhìn chính sự vật, và trên nền tảng của tự-thông giác này, có nét tương tự trước mắt người ta, hoàn tất, trên sức mạnh của nó, tích lũy tinh thần trong đó, cái chung, như màu đỏ, hình dáng v.v... "tự" trồi lên - nghĩa là đạt được lĩnh hội trực giác. Tuy nhiên, Husserl xác định, điều này không có nghĩa là nói đến cái nhìn, thông giác do giác quan, vì người ta không thể nhìn màu đỏ phổ quát như nhìn một màu đỏ đặc thù, cá thể. Nó là một thông giác do kết quả từ tích lũy có hiệu lực tương đối của những tương đẳng. Điều này thực sự đúng với mọi loại lĩnh hội trực giác cộng đồng và thông luận, qua đó một ý tượng thuần tuý được thông giác như một tiên thiên, có hình thức phương pháp luận đặc thù.[141]

Sang tiết § 89, luận về thiết yếu của một loại trừ minh nhiên mọi định vị hữu nhằm mục đích đạt tới thông luận thuần túy, Husserl trở lại ví dụ nêu trên để đặt vấn đề liệu có thể nói là bất kỳ màu đỏ tự ý* nào ở đây hay ở kia, bất kỳ phức số đã cho, tự ý* nào của những sự vật đỏ cũng duy trì kinh nghiệm hay cho bất kỳ biểu tượng nào khác, có cung ứng khả hữu của một thông giác ý tượng đỏ. Cái gì để miêu tả chỉ là hoạt động băng ngang cái gì đã cho trong tích lũy trùng hợp và mang thông luận lại trong tầm nhìn.[142] 

Tuy nhiên, Husserl nhận xét có thể đạt được thông luận thông luận qua trùng hợp tương đối, song phải nhấn mạnh đến sự kiện là có thể chúng ta nhận được cho màu đỏ ở đây hay ở kia một đồng nhất và tổng quát cho cả hai, song như thể cái gì chung cho cái đỏ này và cái đỏ kia.Chúng ta không nắm được cái đỏ thuần túy nói chung như thể ý tượng/eidos.

Cho nên khái quát, xác định điều này : cái đỏ ý tượng là một đối diện với vô số những đặc thù khả hữu thuộc về cái này và bất kỳ cái đỏ khác có thể trùng hợp với nó, nên đã phải cần đến một biến thiên vô tận trong giác quan của chúng ta như thể một nền tảng. Biến thiên nàythuộc về ý tượng như thể giao hỗ không thể phân cách, có thể gọi là trương độ của ý tượng, của "bản chất khái niệm thuần tuý", như thể cái vô cùng của những đặc thù khả hữu được kể như "những ví dụ minh họa đặc thù" của nó, nói như thể Platon, được xem như trong mối tương quan thông phần, nghĩa là mọi đặc thù khả niệm nói chung được tham chiếu với bản chất, thông phần vào nó và những khoảnh khắc chủ yếu của nó.[143]

Nói tõm lại, toàn bộ những đặc thù được liệt kê vào cái phổ quát thuần túy phụ thuộc tương ứng với nó như trương độ của nó, đến sự phát triển tự nhiên của kinh nghiệm phổ biến , mọi sự kiện và mọi ý tượng vẫn quan liên với thế giới thực sự, thuộc về thế giới này.

Husserl xác định chỉ khi nào chúng ta ý thức được mối quan hệ ràng buộc này, và có như vậy mới giải tỏa chân trời vây quanh bao la của những biến thể khỏi mọi quan liên với kinh nghiệm và mọi hiệu lực kinh nghiệm, chúng ta mới thực hiện được sự thuần túy hoàn toàn. Lại nói đến chúng ta ở trong một thế giới thuần tuỵ của tri tưởng, thế giới của khả hữu thuần tuý tuyệt đối, mà từ mỗi khả hữu này là có một ý tượng thuần tuý tuyệt đối. Cho nên đối với màu sắc và âm thanh, nổi lên một ý tượng khác nhau, chúng khác nhau về tính chất, liên quan đến cái được trực giác thuần tuý trong chúng.

Một ý tượng thuần tuý, một tổng quan cơ bản là, chẳng hạn, thể đỏ hay loại màu sắc, song chỉ khi nào được thấy rõ như thể một tổng quan thuần tuý, nên thoát khỏi mọi giả định của bất kỳ cái gì hiện hữu thực sự, bất kỳ cái đỏ thực hay bất kỳ hiện thực nảo có màu sắc thực. Husserl nhận xét đó cũng là ý nghĩa của những phát biểu trong hình học, chẳng hạn, khi ta chỉ định hình tròn như thể một loại của tiết diện mật nón, đó là, khi ta thấy rõ nó trong một trực quan ý tượng; cho nên ta không nói đến một bề mặt thực  như thể một mặt của thực tại thiên nhiên thực sự. Cho nên một phán đoán ý tượng thuần tuý nói chung, như cái thuộc hình học hay cái liên quan đến màu sắc, âm thanh khả hữu lý tưởng, vân vân... trong tổng thể của nó không ràng buộc vào thực tại giả định trước nào. Trong hình học là nói về những hình thể khả niệm, trong lý luận màu sắc ý tượng là nói về những màu sắc khả niệm, cấu thành trương độ của những thông luận thấy được.[144]

Trong chương I [gio-o kỳ 2 đến kỳ 25] và II [kỳ 26 đến kỳ 70] của quyển sách này, tôi đã luận về khởi sinh từ triết lý toán học đến nguyên ủy hình học của Husserl, những khai triển về lĩnh hội trực quan, khẳng định của ông trong Ideen I về "thế giới số học và thế giới tự nhiên hiện diện đồng thời song không có liên hệ gì với nhau", ở đây ý nghĩa phần nào đã sáng tỏ trong những điều nói đến ở trên.      

--------------------------------------

[141] Husserl, EU III/2 § 88. Der Sinn der Rede von der "Erschauung" der Allgemeinheiten : Wir sprechen von einer Wesen-"erschauung" und überhaupt von der Erschauung der Allgemeinheiten. .. Wir gebrauchen den Ausdruck Erschauen hier in dem ganz weiten Sinn, der nichts anderes besagt als Selbsterfahren, selbst gesehene Sachen haben und auf Grund dieses Selbst-sehens die Ahnlichkeit vor Augen haben, daraufhin jene geistige Überschiebung vollziehen, in der das GEmeinsame, das Rot, die Figur etc. "selbst" hervortritt, und das heißt, zur schauenden Erfassung kommt.

Es handelt sich dabeii natürlich nicht um ein sinnliches Sehen. Das allgemeine Rot kann man nicht sehen, wie man ein individuelles, einzelnes Rot sicht... aber freilich in jenem komplizierteren Erschauen der aktiv vergleichenden Überchiebung der Kongruenz. Das gilt für jederlei schauendes Erfassen von Gemeinsamkeiten und Allgemeinheiten, nur daß da, wo ein reines Eidos als ein Apriori erschaut werden soll, diese Erschauung ihre besondere methodische Gestalt hat.

[142] Husserl, Sdt § 89 . Die Notwendigkeit einer ausdrücklichen Ausschaltung aller Seinssetzungen zwecks Gewinnung der reinen Allgemeinheit : Es genüge doch zu sagen, ein beliebiges* Rot hier und ein Rot dort, eine beliebige* vorgegeben Vielheit von roten Gegenständen der Erfahrung oder sonstigen Vorstellung liefere die Möglichkeit zur Erschauung des Eidos Rot. Was nur zu beschreiben sei, das sei das Durchlaufen in überschiebender Deckung und das Herausschauen des Allgemeinen.

Bị chú : từ ngữ "tự ý/beliebig"* theo Husserl ghi nhận "thuộc tính cách nền tảng của hành động nhìn/thông giác ý niệm" (es zum Grundcharakter des Aktus der Ideenschau selbst gehört)

[143] Husserl, Sdt : das Eidos Rot ist Eines gegenüber der Unendlichkeit möglicher Einzelheiten, die diesem und irgendeinem damit zu deckenden Rot zugehören, brauchen wir schon eine unendliche Variation in unserem Sinne als Untergrund. Sie liefert uns das, was zum Eidos als untrennbares Korrelat gehört, den sogenannten Umfang des Eidos, des "rein begrifflichen Wesens", als die Unendlichkeit von möglichen Einzelheiten, die darunter fallen, die seine "Vereinzelungen" sind und zu ihm, platonisch gesprochen, im Verhälnis der Teilhabe : jedes erdenkliche Einzelne überhaupt ist bezogen auf das Wesen, hat an ihm und seinen Wesensmomenten Teil.

[144] Husserl, Sdt : Ein reines Eidos, eine Wesensallgemeinheit ist z. B. die Artung Rot oder die Gattung Farbe ; aber nur wenn sie gefaßtsind als reine Allgemeinheiten, also frei von aller Voraussetzung irgendwelchen tatsächlichen Daseins, irgendeines faktischen Rot, bzw. irgend einer farbigen tatsachlichen Wirklichkeit.

Das ist auch der Sinn der geometrischen Aussagen; z. B. wenn wir den Kreis als eine Art von Kegelschnitt bezeichnen, bezw. eidetisch einsichtig erfassen, so ist dabei nicht die Rede von einer wirklichen Fläche als einer solchen der faktischen Naturwirklichkeit. Demgemäß ist ein rein eidetisches Überhaupt-urteilen, wie das geometrische oder das über ideal mögliche Farben, Töne u. dgl., in seiner Allgemeinheit an keine vorausgesetzte Wirklichkeit gebunden. In der Geometrie ist die Rede erdenklichen Figuren, in der eidetischen Farbenlehre von erdenklichen Farben, die den Umfang rein erschauter Allgemeinheiten bilden.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017