ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 101

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101

 

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

 

Đến luận lý học siêu nghiệm

 

Như tôi đã dẫn [xem gio-o kỳ 97] lời tựa của Landgrebe "thiết yếu của một khảo sát hiện tượng luận về toàn bộ vấn tính luận lý học", đó là ý nghĩa trong Dẫn nhập vào tác phẩm Luận lý học hình thức và luận lý học siêu nghiệm, và chính Husserl xác định :

"Chỉ có một khoa học minh giải và chứng thực về mặt siêu nghiệm (trong ý nghĩa hiện tượng luận) mới có thể là một khoa học tột cùng; chỉ có một thế giới minh giải về mật siêu nghiệm-hiện tượng luận mới có thể là một thế giới rốt cuộc được lĩnh hội; chỉ có một luận lý học siêu nghiệm mới có thể là một lý luận khoa học tột cùng, lý luận của những nguyên lý và quy phạm của mọi khoa học, tột cùng, sâu sắc nhất và phổ quát nhất"[145].

Theo ông, khoa học hiện đại thiếu là luận lý học chân thực, bao gồm mọi vấn đề và mọi bộ môn của "lý luận khoa học,... một luận lý học, như thể luận lý học siêu nghiệm, soi đường cho các khoa học với ánh sáng của một tự-tri thức sâu sắc nhất của tri thức và làm cho những khoa học này có thể hiểu được trong mọi công trình của chúng", và ông dẫn giải rõ hơn là không chỉ là một luận lý học thuần hình thức, nghĩa là một khoa học luận lý của những tính (l)ý tưởng, song vẫn còn là một khoa học "thiết định/thực nghiệm", song mặt khác nó cũng không phải là một khoa kỹ thuật, hiểu theo nghĩa là điều chuẩn về mặt thường nghiệm sao cho có những kết quả thực tiễn. Theo ý hướng của Husserl, luận lý học này phải soi sáng hệ thống những nguyên lý siêu nghiệm làm cho những khoa học có được ý nghĩa khả hữu của những khoa học thực sự công chính..  

Cho nên trong viễn cảnh của công trình đang thực hiện, Luận lý học hình thức (và) siêu nghiệm [tôi đề từ "và" trong dấu ngoặc - ĐPQ], "chỉ riêng luận lý học siêu nghiệm cũng phải hoàn toàn tạo cho nó có thể hiểu được là những khoa học thiết định/thực nghiệm có thể mang lại một lý tính tương đối, một chiều, để lại một phi lý tính toân bộ ở những chiều đối lập tất yếu". Husserl cũng chỉ ra rằng "một liên kết có hệ thống mọi khoa học đặc thù không bao giờ mang lại được tri thức hữu thể luận phổ quát, theeo ý nghĩa cao nhất, mà triết học cổ đại từ uyên nguyên đã mong mỏi tha thiết".[146].

Luận lý học hình thức và siêu nghiệm cũng như bộ Nghiên cứu luận lý 1900-1901 có thể gọi là tiếp tục Nghiên cứu VII và VIII, như chính Husserl xem như "tất yếu của những nghiên cứu triệt để và phổ cập của giác quan". Nghiên cứu giác quan/Besinnung triệt để, hay ông còn gọi là giác quan định ý/intendierenden Sinn - từ đã dùng trong bộ Nghiên cứu luận lý 1900 - là giải thích giác quan nguyên ủy đã nhận thức được triệt để, từ chỗ chưa rõ sang chỗ rõ ràng toàn diện và khả hữu cơ bản.

Cho nên trong phần I, như thể Nghiên cứu VII, như ông gọi là xem xét xếp đặt thành tầng ba nếp của những khái niệm nền tảng/three-fold stratification of the fundamental concepts, và như vậy là của những bộ môn trong luận lý học hình thức, mà ông xác định là chưa được nhận thức toàn diện trong Nghiên cứu luận lý 1900. Nghiên cứu thành tầng ba lớp này nhằm minh giải triệt để mối quan hệ giữa luận lý học hình thức và toán học hình thức, chứng tỏ liên hợp bất phân trong ý niệm toán học phổ quát/mathesis universalis hình thức đã nói đến trong bộ Nghiên cứu trên.

Husserl khẳng quyết "tình thế hiện nay của các khoa học châu Âu thiết yếu cần đến những nghiên cứu triệt để về giác quan".Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau.

Trong phần II, như thể Nghiên cứu VIII, chù đề chính Husserl đưa ra là tính luặn lý-chủ quan vẫn còn trong mối liên hệ của những nghiên cứu giác quan liên tục đến một luận lý học hình thức như thể một lý luận khoa học, và đánh dấu con đường tự nhiên từ luận lý học hình thức đến siêu nghiệm. Nỗi ám ảnh về chú nghĩa duy tâm lý dường như lại sửa soạn cho việc minh giải về "chú nghĩa duy tâm lý siêu nghiệm" , để tới chỗ xét đến những vấn đề thuộc về tính chủ quan siêu nghiệm, trong ý nghĩa là của hiện tượng luận siêu nghiệm.   

Tiêu đề của chương thứ nhất trong phần I Cấu trúc và khu vực luận lý học hình thức khách quan là "luận lý học hình thức như thể phân tích thuyết đề"[147]

------------------------------------

[145] Husserl, Formale und transzendentale Logik, 1929 (bản dịch sang tiếng Pháp của Suzanne Bachelard, 1957; sang tiếng Anh của Dorion Cairn, người học trò đã được Husserl ủy nhiệm dịch thânh Formal and trancendental Logic, 1969) [Introduction : ] only a science clarified and justified transcendentally (in the phenomenological sense) can be an ultimate science; only a trancendentally-phenomenologically clarified world can be an ultimately understood world; only a trancendental logic can be an ultimate theory of science, an ultimate, deepest, and most universal, theory of the principles and norms of all the sciences.(in nghiêng trong nguyên tác).

[146] Husserl, Sdt : " What the modern Sciences lack is the true logic, which includes all the problems and disciplines of "theory of science",... a logic that, as transcendental logic, lights the way for the sciences with the light of a deepest self-cognition of cognition and makes them understandable in all their doings".

"This logic.. does not intend to be a mere pure and formal logic: ... a logical science of idealities, but still only a "positive" sciences".

"On the other hand, it intends even less/to be a merely empirical technology [for a sort of intellectual productions having the greatest practical utility and going by the name "science"] - a technology adjusted empirically to practical results. Rather, ... it intends to bring to light the systewm of trancendental principles that gives to sciences the possible sense of genuine sciences.".

"But then transcendental logic alone makes it fully understandable that the positive sciences can bring about only a relative, one-sided, rationality, which leaves a complete irrationality on necessary opposite sides; and that a mere systematic connecting of all the particular sciences can never yield that universal ontological cognition, in ther highest sense, to which the ancient philosophy originally aspired".           

[147] Husserl, Sdt : Part I / The structures and the sphere of objective formal logic.

Chapter 1 : Formal logic as apophantic* analytics.

Bị chú : Trong Từ vựng triết học của Lalande giải thích:

Thuyết đề/Apophantique , tiếng hy lạp là άποφαντικός từ Aristote dùng để định tính trong những phát biểu bằng lời có một ý nghĩa, những phát biểu nào có thể lã thật hay giả. Từ này đôi khi cũng có dùng như danh từ, theo nghĩa trong lý thuyết luận lý học về những mệnh đề (Apophantique est employé par Aristote pour caractériser, parmi les énoncés verbaux ayant un sens, ceux qui peuvent être dits vrais ou faux.

Ce mot est aussi employé quelquefois comme substantif, au sens de théorie logique des propositions).     

 

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017