ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 86

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86,

 

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

( Heidegger lý giải về Nghiên cứu luận lý của  Husserl )

 

 

Cũng trong chương 1 Luận về chủ nghĩa hoài nghi, Lotze xác định:

"Chúng ta có thể tin rằng toàn bộ biến đổi những ý niệm của chúng ta là chất liệu duy nhất để chúng ta làm việc; là chân lý và nhận thức chân lý chỉ dựa trên những quy luật phổ quát của những quan liên phát hiện để nhận được mà không loại trừ trong một đa phần những ý niệm đã thường cho thấy như những ý niệm hiện diện trong ý thức của chúng ta."[83]

Sau khi đã xác định ý niệm là đối tượng, ông kết thúc ở cuối chương này:

"Hoàn toàn có thể rời bỏ vấn đề đối lập giữa thế giới ý niệm với thế giới sự vật; chỉ xem thế giới ý niệm như thể chủ đề để bàn luận; cũng như thử xác định xem, trong thế giới ý niệm, đâu là những điểm ấn định xác thực tiên khởi có thể nhận ra."[84] 

Theo Heidegger, quan điểm của Lotze rõ rệt là quan điểm của Descartes: cái tiên khởi và cho một cách xác thực là đa phần những ý niệm trong ý thức của chúng ta, nhận thức chúng và lĩnh hội chân lý của chúng. Trong quan điểm này, Heidegger đặt vấn đề: chân lý có ý nghĩa sự vật nào ? Chân lý là cái gì biểu hiện không ngoại lệ, không sai sót, không là gì khác, mà là quan liên của những ý niệm và quy luật của quan liên này. Chân lý là cái gì giữ cho nó cố định, điểm xác thực chắc chắn giữa thế giới biến đổi của biểu hiện. Tiền-quan niệm hình thức của chân lý là cái thực, cái lâu dài, cái bền vững. Chân lý = cố định = cái luôn luôn là/hữu.[85] Một ví dụ: Khi tôi có cảm giác (màu) đỏ, tôi luôn luôn cảm thấy một (sự vật) đỏ đặc biệt, ở đây-bây giờ trong giòng kinh nghiệm tinh thần, một "màu đỏ này" duy nhất, trong ánh sáng này, trong sức mạnh của màu sắc này, v.v... Cho nên Lotze nói, một khi nhận biết màu đỏ cảm giác thấy là đỏ, suy nghĩ là đỏ, thì ta đã làm cảm giác của màu đỏ này , bây giờ lĩnh hội nó và một cách nào đó nhận thức nó từ nội dung "đỏ" phổ quát : cái đỏ cá thể này như thể một đặc thủ hóa của màu đỏ-nói-chung. "Đỏ" được làm nổi bật lên, là một cái gì khách quan, không còn là một điều kiện ta nhận được một cách thụ động, song là :

"cái gì tự nó là cái là nó, và là cái gì có ý nghĩa như nó, và tiếp tục là  và có nghĩa là cái gì ở bất kỳ hay không ý thức của chúng ta hướng tới."[86]

Đến đây chúng ta có khái quát một vài ý niệm về luận lý trong học thuyết của Lotze, mà Heidegger bàn đến trong khuôn khổ vấn đề đang cứu xét. Quả thực, trong Tổng luận, tức tập 1 bộ Nghiên cứu luận lý, Husserl đã liên kết Bolzano với Lotze trong những giòng cuối phụ lục chương X tập 1 khi tranh luận về mấy suy nghĩ phê bình :

" So sánh những nghiên cứu luận lý học hiện nay với tác phẩm của Bolzano sẽ chỉ ra, một cách khái quát, là không có trong những nghiên cứu này ở bất cứ cách nào của thích nghĩa đơn giản hay trần thuật phê phán biến cải sự hậu những hệ thức ý niệm của Bolzano, dầu là chúng đã nhận được ở chỗ khác một xung động/thúc đẩy quyết định của Bolzano, cũng như của Lotze."[87]

Bernhard Bolzano, theo Husserl, với một thuần tuý và nghiêm xác khoa học như vậy khiến người ta phải xem như một trong những luận lý gia lớn nhất của mọi thời đại. Trong một chú thích ở Nghiên cứu II của bộ Nghiên cứu luận lý, Husserl ghi nhận là chịu ảnh hưởng lý giải học thuyết Platon về ý niệm của Hermann Lotze. Ngoài ra, cần xác định rõ rệt là khái niệm giá trị/Geltung của Lotze cũng mở ra một "con đường cho nghiên cứu triết học", như Emil Lask nhận xét là "Husserl đã đưa khái niệm giá trị này của Lotze vào lĩnh vực hoàn toàn đặc thù trong tư tưởng của Bolzano, từ đó dẫn đến một sự xét lại đáng kể về những khái niệm luận lý nền tảng."[88] 

Cũng trong tinh thần đánh giá vị trí quan trọng của Lotze đối với Husserl, Heidegger dành khá nhiều trang trong tiết § 9 những căn rễ của những giả định phê bình nói đến ở trên để luận về thế giới ý niệm của Lotze. Ông dẫn quan niệm của Lotze về những nội dung xác định những phẩm chất giác quan tạo thành đối tượng chính đáng và vững chắc của nhận thức bất biến đổi không là gì khác điều mà Platon chỉ định là những ý niệm, "đối tượng thực đầu tiên của nhận thức" và học thuyết ý niệm của Platon là "toan tính đầu tiên và nguyên ủy nhất để sử dụng chân lý này  thuộc vào thế giới ý niệm của chúng ta trong tự thân nó độc lập với sự hòa điệu của nó với cái gọi là bản chất của sự vật bên ngoài những ý niệm này".[89]

Theo Heidegger, Lotze gán cho Platon ý niệm về khởi đầu, cũng như Descartes, với ý thức của chúng ta và những ý niệm của ý thức, cũng như tìm thấy trong chúng cái cố định tự tại, nội dung của phẩm chất, như thể hữu của ý niệm. Lotze quan niệm giá trị có ý nghĩa hữu thể ở sự  hiện diện cố định của sự vật, cũng như nó xác định một loại hữu của những mệnh đề chân thực, nghĩa là : Mệnh đề = chân lý.

Heidegger xác định không thảo luận về do đâu Lotze lý giải Platon và những ý nghĩa triết học Platon có đúng hay không, mà chỉ quan tâm đến làm thế nào Lotze hiểu ý nghĩa của chân lý. Trong việc khảo sát căn rễ của những giả định phê bình chủ nghĩa duy tâm lý, ông nói đến Lotze cũng như nói đến Bolzano liên quan đến những điều Husserl trong tập 1 bộ Nghiên cứu luận lý không phải về học thuyết về những chân lý tự tại, song là thành phần chủ yếu trong triết học hiện đại.

Phê bình chủ nghĩa duy tâm lý của Husserl về mặt ý hướng ở trong hình thái và mức độ đã trình bày trong tập 1 và những người đương thời với ông vẫn hiểu như thế. Đó là một phê bình tâm lý học trong ý nghĩa vị trí của chức năng và vai trò tâm lý học tự nó đề ra và hiện tượng luận là một loại nghiên cứu mới. Heidegger nhắc lại quan niệm triết học xem đối lập lý tưởng với cái thực như thể sự việc chủ yếu duy nhất. Ông cũng dẫn Sigwart nhận xét vào năm 1904 : "Husserl có thể đang tranh đấu chống lại chủ nghĩa duy tâm lý, song lại phạm tội vào chính tà thuyết như vậy". Cho nên chỉ xác định vị trí phê binh chủ nghĩa duy tâm lý của Husserl khi ta hiểu được phê bình này trong chính ý nghĩa của nó.[90]

Do đó, Heidegger đề ra trong tiết §10 những vấn nạn mệnh danh là những "vấn nạn phản-phê bình" gồm ba vấn đề:

a) Đâu là cốt lõi của phê bình chủ nghĩa duy tâm lý và tại sao phê bình chủ nghĩa duy tâm lý phải là một phê bình tâm lý học ?

b) Yếu tố tích cực nào phê bình chủ nghĩa duy tâm lý đưa ra đối với vấn nạn hướng dẫn để lĩnh hội và lý giải hiện tượng chân lý ?

c) Đâu là quan liên  giữa lý giải chân lý này (= b) và lý giải đã khu biệt, chân lý của mệnh đề (giá trị) ? Và cả hai định thức có thỏa mãn yêu cầu về một trần thuật triệt để và lý giải hiện tượng không ?   

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                          

---------------------------

[83] Lotze, Sdt: Wir haben uns überzeugt, daβ   das veränderliche Ganze unserer Vorstellungen der einzige uns gegebene Stoff unserer Arbeit ist; daβ Wahrheit und ihre Erkenntniβ nur in allgemeinen Gesetzen des Zusammenhengs besteht, die sich an einer bestimmten Mehrheit von Vorstellungen wiederholt un unserem Bewuβtsein auftreten."                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  

[84] Lotze, Sdt : Lassen wir gänzlich den Gegensatz unserer Vorstellungswelt zu einer Welt der Dinge beiseit; sehen wir allein jene als den Stoff unserer Arbeit an; suchen wir zu ermitteln, wo inner    halb derselben die ursprünglichen festen Punkte der Gewiβheit liegen.

[85] Heidegger, Sdt, § 9: Truth is what keeps itself permanent, the firm point of certitude amid the changing world of presentations. The formal pre-conception of truth is : the true, the abiding, the stable. Truth = permanence = what always is.

[86] Lotze, Sdt, Erstes Buch. Vom Denken, Erstes Kapitel, Die Lehre vom Begriffe (Luận lý học. Tập 1. Về tư tưởng. Chương thứ nhất. Lý luận về khái niệm) : der an sich selbst ist was er ist und bedeutet was er bedeutet, und der dies zu sein und zu bedeuten fortfährt, gleichviel ob unser Bewuβtsein sich auf ihn richtet oder nicht.

[87] Husserl, Sdt, Zehntes Kapitel. Schluβ der kritischen Betrachtungen. Anhang: Hinweise auf F.A. Lange und B. Bolzano: Überhaupt wird der Vergleich der vorliegenden logischen Untersuchungen mit dem Werke Bolzanos lehren, daβ es sich bei ihnen keineswegs um bloβe Kommentationen oder kritisch nachbessernde Darstellungen Bolzanoscher Gedanhenbildungen handelt, obschon sie anderseits entscheidende Anstöβ von Bolzano - und auβerdem von Lotze -  empfangen haben.

[88] Emil Lask, Die Logik der Philosophie und die Kategorienlehre (Luận lý cua triết học và lý luận phạmtrù) 1911.[theo bản dịch sang tiếng Pháp : Lask, La logique de la philosophie et la doctrine des catégories, 2002 của J.-F. Courtine, Marc de Launay, D. Pradelle và P. Quesne;] Husserl a introduit le concept lotzien de valoir au sein d'une problématique tout à fait particulière de Bolzano, d'où résulte une révision considérable des concepts logiques fondamentaux".

[89] Lotze, Sdt, Drittes Buch. Vom Erkennen, Zweites Kapitel. Die Ideenwelt : (in dieser Ideenwelt den) ersten wahren Gegenstand sicherer Erkenntniβ sah", "erweiterte Platon diese Überzeugungen zu seiner Ideenlehre, dem ersten und sehr eigenthümlichen Versuche, diejenige Wahrheit zu verwerthen, die unserer Vorstellungswelt innerhalb ihrer selbst und noch abgesehen von ihrer Übereinstimmung mit einem vorausgesetzten jenseitigen Wesen von Dingen angehört."

[90] Heidegger, Sdt : as Sigwart says at the end of the introduction to the third edition [of his Logik*] in 1904: "Husserl may be battling against psychologism, but he is guilty of the very same heresy". So, we will be able to take a position on Husserls critique of psychologism only when we have understood this critique in its proper sense.

* Bị chú : Christoph Sigwart (1830-1904), triết gia Đức tác giả bộ Luận lý học, 2 tập, xuất bản  năm 1873-78; theo ông, luận lý học xây dựng trên cơ sở tâm lý học và là một kỹ năng hình thái của tư tưởng (eine formale Kunstlehre des Denkens).  

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016