ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 127
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127,
Chương IV
Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận
Chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm
Trước khi đi sâu vào chính văn của Husserl, thử kiểm điểm một số những lý giải về chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm của những nhà nghiên cứu như Fink, Ricœur, Mensch, Franck, Dastur, Ströker, Lavigne v.v...
Trong tiểu luận về hiện tượng luận đối diện phê bình hiện đại [X. kỳ 125] , Fink xác định : Nhận thức thế giới qua trở lại với một "siêu việt" ... có nghĩa là thực hiện một nhận thức siêu nghiệm của thế giới. Chỉ trong ý nghĩa này hiện tượng luận mới là một "triết học siêu nghiệm".[99]
Triết học siêu nghiệm nói đến ở đây bao hàm những vấn đề siêu nghiệm của époché/đặt trong dấu ngoặc, của cấu thành, của giảm trừ hiện tượng luận. Fink nhận định : chủ đề thực sự của hiện tượng luận không phải một bên là thế giới, cũng không phải mặt khác là một tính chủ thể siêu nghiệm nhằm đối lập với nó, song là chuyển biến của thế giới trong cấu thành tính chủ thể siêu nghiệm. "Hiện tượng-luận", như thể logos của thế giới được phát hiện như thể hiện tượng siêu nghiệm của thành sự bới giảm trừ, là hợp thức hóa lý luận của cấu thành sáng tạo thế giới, chủ yếu là "hiện tượng luận cấu thành".[100]
Sau khi đã chỉ ra những sai lầm về lý giải hiện tượng luận của thuyết duy phê bình trong tiểu luận dẫn trên, Fink xác định : trong chủ nghĩaq (l)ý tưởng hiện tượng luận, không có một ưu tiên nội giới/intra-mondaine của chủ thể con người hiện hữu trong tương quan với tất cả những hiện thể khác, cũng không cvó ưu tiên của hình thái tính chủ thể (tiên thiên siêu nghiệm) trên những hiện thể thuộc thế giới nói chung như thể những đối tượng lý luận của nhận thức, mà chỉ có ưu tiên trên thế giới của một tính chủ thể phát hiện qua giảm trừ và "siêu nghiệm" trong một ý nghĩa hoàn toàn mới. Theo Fink, "chủ nghĩa (l)ý tưởng hiện tượng luận là một chủ nghĩa (l)ý tưởng cấu thành bao gồm/einbegrift về mặt nền tảng thế giới trở về với nguyên ủy cấu thành".[101]
Paul Ricœur trong Nghiên cứu về Những suy niệm theo Descartes của Husserl đã luận về vị thế của hiển nhiên trong chủ nghĩa (l)ý tưởng hiện tượng luận như sau : Trong Suy niệm thứ ba, Husserl còn đưa vào một phân tích trung gian, về nhiều mặt, đặt lại vấn đề về chủ nghĩa (l)ý tưởng đã thu nhận được ở Suy niệm thứ hai. .. Hiển nhiên theo Husserl , là hiện diện của chính sự vật bằng nguyên bản (đối lập với hiện diện hóa, kỷ niệm, tiếu tượng, ảnh tượng, biểu tượng, dấu hiệu, ý tưởng, từ ngữ); người ta còn toan tính nói là hiện diện bằng xương bằng thịt. Chính tự tặng dữ/Selbst-gegebenheit này mà Husserl gọi là "nguyên ủy".[102]
Theo Ricœur, hiện tượng luận của Husserl thực hiện hai yêu cầu mà Suy niệm này nhằm điều hòa; một bên là yêu cầu duy (l)ý tưởng biểu hiện trong chủ đề cấu thành và chỉ nhận thức một quá trình "kiểm chứng" luôn luôn đang tiến hành, là tác phẩm/Leistung, thành tựu của ý thức; mặt khác là yêu cầu duy trực quan, xưa hơn giảm trừ hiện tượng luận, biểu hiện trong cách ngôn của Nghiên cứu luận lý học : "về với chính sự vật/zu den Sachen selbst" và chấm dứt công trình nhận thức bằng một cái Nhìn : đó là chính sự vật tự hiến; một bên đối tượng là ngón trỏ, của một quá trình đồng nhất hóa không bao giờ hoàn tất, của một tổng hợp mở ngỏ, mặt khác cái "đầy" của hiện diện hoàn tất ý nghĩa/Endmodus, cái được nhắm chết đi ở biên cảnh của cái được cho; một bên tổng hợp đồng nhất hóa mà đối tượng là ngón trỏ, mặt khác làm đầy do nguyên ủy. . [103]
Ricœur nhận xét đó là hai ý nghĩa khả hữu của cấu thành trong suốt tác phẩm của Husserl.
--------------------------------------
[99] Eugen Fink, Sdt :
Connaître le monde par retour à une "transcendance" ... signifie réaliser une connaissance transcendantale du monde. Ce n'est qu'en ce seul sens que laphênomênologie est une "philosophie transcendantale".
[100]Fink, Sdt :
Le véritable thème de la phénomélogie n'est ni le monde d'un côté, ni de l'autre une subjectivité transcendantale qu'il s'agirait de lui opposer, mais le devenir du monde dans la constitution de la subjectivité transcendantale. La "phénoméno-logie" comme logos du monde découvert comme phénomène transcendantale de validité par la réduction, est la légitimation théorétique de la constitution formatrice du monde; elle est essentiellement "phénoménologie constitutive".
[101] Fink, Sdt :
L'idéalisme phênoménologique est un idéalisme constitutif qui comprend fondamentalement le monde par retour à l'origine constitutive.
[102] Ricœur, Situation de l'évidence dans l'idéalisme phénoménologique. III ͤ Méditation : [Husserl introduit]... une analyse intermédiaire qui, à bien des égards, remet en question l'idéalisme conquis dans la II ͤ Méditation.
... L'évidence, selon Husserl, c'est la présence de la chose même, en original (par opposé à une présentification, souvenir, portrait, image, symbole, signe, concept, mot); on serait tenté de dire la présence en chair et en os. C'est cette Selbst-gegebenheit que Husserl appelle "originaire".
[103] Ricœur, Sdt :
La phénoménologie de Husserl est travaillée par deux exigences que cette Méditation tend à harmoniser. D'un côté une exigence idéaliste, qui s'exprime dans le thème de la constitution et qui ne connaît qu'un processus de "vérification" toujours en cours, lequel est l'œuvre, le Faire de la conscience; de l'autre une exigence intuitionniste, plus ancienne que la réduction phénoménologique, qui s'exprime dans l'adage des Logische Untersuchungen : "zu den Sachen selbst" et qui termine l'œuvre de connaissance à un Voir : c'est la chose même qui se donne; d'un côté l'objet est l'index, d'un processus jamais achevé d'identification, d'une synthèse ouverte, de l'autre le "plein" de la présence achève le sens, le visé vient mourir aux confins du donné, de l'autre la synthèse d'identification dont l'objet est l'index, de l'autre le remplissement par l'originaire.
(c̣n tiếp)
Đặng
Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2017