ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 63
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,
Chương II
Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học
Đất là ngưỡng cửa nguyên thủy mở vào nguyên sử xác thân
Trong nhận xét dẫn trên của Didier Franck: "thế giới không có không gian" đặt ra vấn đề: Thế giới nào ? Không gian nào ?
Trong bản thảo Những ghi chú về cấu thành không gian, Husserl đã viết ngay từ mở đầu: Không gian mang nhiều ý nghĩa, khi dẫn giải, mỗi thành phần của trái đất ở thể nghỉ hay chuyển động, nghỉ và chuyển động tuyệt đối; mỗi vật thể cũng vậy, nghỉ hay chuyển động ở trên hay ở dưới trái đất; trái đất có hình thái thống nhất biến đổi "ở thể cầu" với vô số ngưng nghỉ và chuyển động nội tại, đúng ra là những ngưng nghỉ và chuyển động của các thành phần; mỗi vật thể có những chuyển động hay không chuyển động nội tại, song vì lý do này, nó có thể ở thể nghỉ như là vật thể toàn diện (nếu chỉ một "điểm" của vật thể vẫn ở thể nghỉ, toàn vật thể "không chuyển động", và mỗi mảng của vật thể mà phần nhỏ phụ thuộc hay mảng vẫn ở thể nghỉ thì chính nó là vật thể không "chuyển động liên tục"; mỗi mảng khác chuyển động một cách tương đối ở điểm "cố định").
Trái đất cũng "không chuyển động" trong khi những mảng của nó chuyển động, thay đổi chỗ ở bên trong trái đất; song trong trường hợp trái đất, điều đó không có nghĩa là bất kỳ mảng nào, dầu nhỏ đi nữa, cũng ở thể nghỉ. Mỗi mảng vẫn chuyển động; chắc chắn là không có ý nghĩa nào để nói chuyển động liên tục cho trái đất. Cho nên một khi giả định là toàn thể trong trái đất chuyển động nội tại, làm sao người ta có thể nhận ra chuyển động, cũng như ngưng nghỉ? Làm sao một cơ sở/eine Ort được nghĩ như thể đồng nhất và xác định ?[173]
Husserl xác định phải khu biệt vấn đề ngưng nghỉ "tuyệt đối" trong khi mọi thành phần chuyển động với vấn đề không-thay đổi tuyệt đối. Ông ví dụ là có thể luôn luôn lặp lại sự kiểm chứng một không-thay đổi, tuy vậy, xét kỹ hơn, kiểm chứng những thay đổi nội tại, một số thuộc về phẩm chất, một số khác là những chuyển động.
Tính tương đối của chuyển động, của thay đổi - liệu điều đó có đúng với những vật thể ở ngoài cũng đúng với những thành phần của trái đất và chính trái đất ? Có đúng như cho trái đất trong không gian vô hạn/espace infini ? Phải luôn luôn giả định trước bộ diện của ngưng nghỉ để có thể xác định chuyển động. Làm thế nào tôi có thể, cốt để lý tưởng hóa, xác định những điểm cục bộ đồng nhất và tuyệt đối trong không gian vô hạn ? Làm thế nào tôi có thể coi những điểm như vậy là những điểm giới hạn ? Và làm thế nào tôi có thể xác định những phương pháp cho phép tôi đến gần một cách phỏng chừng tới những điểm giới hạn đề ra từ giả thuyết ? Tại sao khả năng phỏng chừng này trước hết có một giá trị hiện hữu, cũng như những điểm giới hạn ? [174]
Không gian mang nhiều ý nghĩa, mở đầu Notizen zur Raumkonstitution thực sự khai triển những điều cơ bản đã nói đến ở Umsturz der Kopernikanischen Lehre mà Husserl xác định cho một học thuyết hiện tượng luận về nguyên ủy của tính không, tính thể của tự nhiên theo chiều hướng những khoa học tự nhiên, cũng như ngay ở tiểu đề đã chỉ rõ "nghiên cứu cơ bản về nguyên ủy hiện tượng luận tính không của thiên nhiên". Cho nên sau những bài giảng về Sự vật và không gian năm 1907, những bản thảo trong những năm 30s đặt trọng điểm vào xác thân, trái đất, không gian và thế giới:
Trước hết, nói đến vật thể chuyển động trong chức năng trực quan nguyên ủy của trái đất như thể "nền đất/Erdboden", nghĩa là vật thể bao hàm trong tính nguyên ủy, thực sự trong chuyển động và biến đổi khả hữu; vật thể chuyển động như vậy trong không gian trái đất/espace terrestre.
Trong Lật đổ học thuyết Copernic, Husserl đã nhấn mạnh đến mối quan hệ gắn bó giữa những trực quan không gian, thời gian, vật thể, thế giới, đến cái lõi kinh nghiệm hiện tại chỉ ra cái gì được qui định của kinh nghiệm như thể không gian cuộc chơi của những khả hữu; song không phải chỉ nói đến thế giới, mà ngay ở trái đất-nền đất/Erdboden, như đã nói đến ở thể nghỉ, thì một vật thể có trương độ và phẩm chất, cũng phải có "cơ sở/Ort" ở trong không gian khả dĩ để chuyển động, ngưng nghỉ hay biến đổi; có thể hình dung không gian này bao quanh trái đất, như thể một hệ thống của những cơ sở , nghĩa là như thể hệ thống những cứu cánh khả hữu của những chuyển động vật thể: trong hệ thống này, mọi vật thể của trái đất có một "vị thế" đặc biệt, trừ trái đất.
Để đáp lại phản bác về cấu thành trái đất như một vật thể phải chăng là thái quá, Husserl giải thích: trái đất là một tổng thể những phần tử tiềm tàng, mỗi phần tử thực sự có thề phân chia và là một vật thể, có một cơ sở, và trái đất cũng có một không gian nội tại như thể hệ thống của những cơ sở, hay (kể cả trong suy nghĩ không phải thuộc toán học) một thể liên tục/continuum cục bộ lượng theo một tính khả phân toàn diện. Quả thực chính vì lý do đó mả mỗi vật thể, khả phân, đều có cơ sớ của nó xét về quan điểm phần tử. Song không gian nội tại và không gian ngoại tại của trái đất chỉ tạo thành một không gian duy nhất.[175]
Một vấn nạn khác đề ra là, trái đất cũng có những chuyển động nội tại liên tục và biến thể v.v.. , song làm thế nào nó có thể chuyển động như một "tổng thể" ? Chuyển động và tính thể/Körper-lichkeit có một ý nghĩa nào cho trái đất không ? Cơ sở của nó, trong không gian phổ cập/espace universel, thực sự có là một "cơ sở" cho nó không ? Mặt khác, theo Husserl, không gian phổ cập há không phải rõ ràng là hệ thống những cơ sở của mọi vật thể quả thực phân chia ra những phần tử hàm ẩn của trái đất và những vật thể ngoại tại tự do ? Liệu chúng ta có ở đó, những kỳ tích nào của "trực quan không gian", nghĩa là với không gian ở trình độ này ?
Cho nên Husserl xét đến những vật thể ngoại tại - những vật thể tự do không phải là những mảng tiềm ẩn của trái đất - và những xác thân - "xác thân tôi" và "những xác thân khác" - được tri giác là những vật thể trong không gian ở cơ sở của chúng, và không được tri giác, tuy nhiên có thể tri giác được như những gì kéo dài liên tục trong một chuyển động-nghỉ trải ra trong kỳ gian này.
Ông xét đến sự khác biệt giữa xác thân tôi với xác thân tha nhân : xác thân tôi không dời chỗ vì khi tôi đứng yên hay đi, xác thân tôi là trung tâm và những vật thể nghỉ hay di động chung quanh tôi, và tôi có một nền đất/Boden không di động; không ngưng nghỉ, mà chỉ có chuyển động và ngưng nghỉ nội tại khác với những vật thể ngoại tại. Nền đất mà xác thân tôi đi trên đó không kinh qua như một vật thể; trong khi những xác thân tha nhân là những vật thể chuyển động và ngưng nghỉ, song là những xác thân trong hình thái của "tôi chuyển động" mà cái tôi là một "cái tôi khác" vì đối với nó xác thân tôi là một vật thể và mọi vật thể ngoại tại, không phải là xác thân, thì cũng giống như của tôi.
Ông xét đến trái đất đối với tất cả vẫn là cùng trái đất mà cùng những vật thể, cùng những chủ thể hiện thân, những chủ thể của xác thân đối với toàn thể và theo một nghĩa nào đó là những vật thể, ngự trị trên nó; song đối với mọi người chúng ta, theo Husserl, trái đất là nền đất, không phải là vật thể. Giả sử tôi là một con chim và có thể bay - nói đúng hơn: tôi nhìn những con chim cùng thuộc về trái đất; hiểu được chúng, chính là thay thế chúng như thể đang bay; con chim như thể tôi đang đậu trên cành, hay trên mặt đất, nhẩy loanh quanh hay đang bay, trong kinh nghiệm và cử động của nó khi nó đang ở trên trái đất, cảm nhận nền đất, những vật thể khác, những con chim khác, những xác thân khác và những xác thân của bản ngã, v.v... như tôi. [176]
Những vận động cảm giác/kinesthèses (bay, đứng yên v.v...) đối với con chim là một hệ thống vận động cảm giác duy nhất; khi hiểu nó, ta hiểu sự mở rộng những vận động cảm giác của nó. Một cách khái quát, những vật thể xuất hiện trong trường thị giác của tôi, chẳng hạn rơi trong "không gian trống/espace vide", cũng như với những vật thể không chuyển động trong "không gian siêu-trái đất/supra-terrestre", ta cũng có thể làm như thế. Như đã nói ở trên về hai mảng của một trái đất tập tụ thành một nền đất, đồng thời mảng này là vật thể đối với mảng kia, có không gian chung trong đó mỗi mảng có một cơ sở chuyển động, và chì trái đất-nền đất mới có thể cấu tạo với không gian chung quanh những vật thể, nghĩa là xác thân tôi, những tha thể biết được và những chân trời mở ra của chúng được cấu thành, phân bố thành không gian trong không gian, với tính cách là trường sở mở ra của gần và xa những vật thể bao quanh trái đất và cho chúng ý nghĩa của vật thể thuộc trái đất và cho không gian ý nghĩa của không gian thuộc trái đất/espace terrestre.
Đã nói đến đất cấu thành từ xác thân và tính thể, cũng có thể nói đến "trời/ciel" thiết yếu với tính cách là trường sở của những sự vật, nói cho cùng, đối với tôi và tất cả chúng ta cũng có kinh nghiệm được về phương diện không gian - và điều này khởi từ trái đất-nền đất. Cho nên Husserl xác định, với những "thiên thể/corps célestres", chúng ta cũng xét cùng một cách như những vật thể hiện diện ngẫu nhiên và rút ra những kết luận thường nghiệm, những quan sát về cơ sở, về chuyển động v.v... như những vật thể khác; điều này tương quan với trái đất-nền đất nguyên sơ, với chúng ta là những con người thuộc trái đất, và tính khách quan tương ứng với chúng nhân phổ cập.[177]
Trong Những ghi chú về cấu thành không gian, phân biệt vấn đề ngưng nghỉ "tuyệt đối" trong khi mọi thành phần chuyển động với vấn đề không-biến đổi tuyệt đối, đến "tính tương đối của chuyển động, của biến đổi dẫn đến những vấn nạn là điều đó có đúng với những vật thể ngoại tại như với những phần tử của trái đất và chính trái đất ? hay cũng đúng như đối với trái đất trong không gian vô hạn ? Làm thế nào xác định những điểm cục bộ đồng nhất và tuyệt đối trong không gian vô hạn ? hay xem những điểm này là những điểm giới hạn ?"[178]
Khi xét đến kinh nghiệm của một vật thể chuyển động: tôi có thể leo lên, tụt xuống hay nhẩy qua nó: những phương thức xuất hiện của ngưng nghỉ và chuyển động của những vật thể ngoại tại đảo lộn khi tôi nhẩy qua một vật thể chuyển động: kết quả đầu tiên của kinh nghiệm nhẩy qua này là vật thể ngoại tại "ở thể nghỉ" trước chiếc xe đang chạy. Khi nhẩy qua một vật thể và lại thong thả nhẩy qua lần nữa, tôi cũng có thể đảo lộn nghỉ và chuyển động - cùng cách như thế, từ một hoạt động có ý hướng, hoạt động "đi theo chuyển động", tôi có thể biến hóa sang thể nghỉ những chuyển động định hướng của một vật thể mà tôi đi theo chuyển động (trong không gian định hướng/espace d'orientation), hay còn biến mọi vật thể ở thể nghỉ sang chuyển động trong không gian này. Song nếu tôi ở trong chiếc xe đang chạy, thì không phải là "một chuyển động định hướng": vì lúc đó tôi đang làm những vận động cảm giác trong xe, hoặc nhỉn chung quanh tôi, hoặc đổi chỗ trong xe, tôi đồng nhất những vật thể trong khi định hướng của chúng biến đổi, và như vậy chức năng vận động cảm giác của tôi không hoàn toàn tự do.
Song cũng phải xét đến nền đất như một trường định hướng đắc thù thì sao? Trong trường hợp tôi "đi theo chuyển động" của một vật thể chuyển động khi tôi qua trên trái đất, mỗi mảng tôi gặp ở thể nghỉ như một vật thể ngoại tại, nền đất mở ra và vô hạn, trong khi tôi đi, đưa ra biểu diện ở thể nghỉ; trong trường hợp khác trường hợp xe đang chạy, tôi có hiện tượng chuyển động của những khoảng rộng của trái đất, hay đúng hơn là chuyển động của nền đất mở ra và vô hạn qua trường tri giác của tôi; ở trên nền đất cố định, thì có thể là một chuyển động đang chạy để vượt qua xe v.v...
Loại ngưng nghỉ và chuyển động trong không gian định hướng không thuộc về xác thân tôi: nó không bao giờ di động mà ở thể nghỉ, không bao giờ chuyển động hay như một giai đoạn của chuyển động.
Song cũng cần phải xét đến quan hệ giữa không gian thuộc về thị giác với không gian thuộc về xúc giác (tiếp chạm), tương ứng thế nào trong trường hợp một tính thể của nền đất cấu thành thiết yếu một đằng từ không gian thị quan, một đằng từ không gian tiếp chạm, và đâu là vị trí của cấu thành thiết yếu của xác thân ? [179]
Husserl đề cập đến ở đây ý nghĩa cùa giảm trừ hiện tượng luận trong không gian thuần túy nguyên sơ, có khả năng của một thế giới thuần thuộc về thị quan trong kinh nghiệm những "không gian" thuộc thị quan như những không gian "những vật thể thuộc thị quan": thế giới không gian này mở ra và hữu hạn, là một không gian của tri giác. Song ông cũng xét đến "khả năng của "trường tri giác chuyển động", có hình thức của một "hang động": một căn phòng có những cửa sổ trong một không gian bị những vật thể đóng lại, hay một căn phòng có một số cửa mở ra chân trời xa xăm. Ông đưa ra hình ảnh một sự che lấp như thể dữ kiện của không gian thị quan: mặt trên che phủ mặt trong, tường che phủ không gian ngoại tại, và đi tới chỗ nhận xét: Đất và trời cũng thuộc về bản chất hình thái của những trường không gian và sự vật của tri giác."[180]
---------------------------
[173] Husserl, Notizen zur Raumkonstitution: La Terre aussi "ne bouge pas" tandis que ses fragments se meuvent, changent de place à l'intérieur de la Terre. Mais, dans le cas de la Terre, cela ne signifie pas que n'importe quel fragment, si petit soit-il, soit en repos. Chacun, en tant que fragment, est bien mobile. Il est certain qu'il n'y a aucun sens à parler de mouvement continu pour elle (la Terre). Mais, une fois supposé que tout, en elle, est en mouvement interne, comment peut-on reconnaître le mouvement, ainsi que le repos ? Comment un lieu est-il donc pensable comme identique et déterminé ? (theo bản dịch tiếng Pháp của Dominique Pradelle).
[174] Husserl, Sdt: Relativité du mouvement, du changement - cela vaut-il pour les corps extérieurs exactement comme pour les parties de la Terre et la Terre elle-même ? Exactement comme pour la Terre dans l'espace infini ? Il faut toujours présupposer l'apparence du repos pour pouvoir définir du mouvement. Comment en arrivé-je, à force d'idéaliser, à définir des points locaux identiques et absolus dans l'espace infini ? comment en arrivé-je à prendre de tels points pour points limites ? Et comment en arrivé-je à déterminer des méthodes qui me permettent d'approcher approximativement les points limites posés par hypothèse ? Pourquoi cette possibilité d'approximation a-t-elle d'emblée une valeur d'être, tout comme, déjà, les points limites ?
[175] Husserl, Umsturz Kopernikanischen Lehre: La difficulté de la constitution de la Terre comme corps n'est-elle pas fort exagérée ? La Terre est pourtant un tout de parties implicites, chacune pouvant être réellement divisée et être un corps, chacune a son lieu - et la Terre possède ainsi un espasce intérieur en tant que système de lieux ou (quand même pensé de manière non mathématique) un continuum local eu égard à une divisibilité totale. C'est par conséquent pour la même raison que chaque corps quelconque, en tant que divisible, possède son lieu au point de vue des parties. Mais l'espace intérieur et l'espace extérieur de la Terre ne forment qu'un seul et unique espace. (theo bản dịch của Didier Franck).
[176] Husserl, Sdt: La Terre est pour tous la même Terre, sur elle, en elle, au-dessus d'elle règnent les mêmes corps,.. les mêmes sujets incarnés, sujets de chairs qui pour tous et en un sens modifié sont des corps. Mais pour nous tous la Terre est sol et non corps au sens plein. Admettons maintenant que je sois un oiseau et que je puisse voler - ou mieux: je regarde les oiseaux qui co-appartiennent à la Terre. Les comprendre, c'est se substituer à eux en tant qu'ils volent. L'oiseau est sur la branche ou posé sur le sol, saute alentour et ensuite s'envole: il est comme moi dans son expérience et son faire lorsqu'il est sur la Terre, il éprouve le sol, les divers corps, les autres oiseaux aussi, les chairs des autres et les ego-chairs, etc., tout comme moi.
[177] Husserl, Sdt: "Corps célestres": nous les traitons de la même façon que les corps qui ne sont pour nous ... qu'accidentellement et facticement présents, ... et nous tirons sur eux des conclusions empiriques, faisons empiriquement nos observations de lieu, observations de leurs mouvements induits, etc. comme s'ils étaient des corps comme les autres. Tout cela est relatif à l'arche Terre-sol,... à nous, hommes terrestres, et l'objectivité se rapporte à l'humanité universelle.
[178] Husserl, Notizen zur Raumkonstitution: Relativité du mouvement, du changement - cela vaut-il pour les corps extérieurs exactement comme pour les parties de la Terre et la Terre elle-même ? Exactement comme pour la Terre dans l'espace infini ?... Comment .. . à définir des points locaux identiques et absolus dans l'espace infini ? Comment ... à prendre de tels points pour points limites ?
[179] Husserl, Sdt: Il faut en outre étudier le rapport entre l'espace optique et l'espace haptique*, dans quelle mesure ils sont corrélatifs; dans quelle mesure une corporéité du sol se constitue nécessairement d'une part dans l'espace optique et d'autre part dans l'espace haptique; et dans quelle mesure elle se constitue nécessairement selon le sens propre de la corporéité.
*Bị chú: tân ngữ tiếng Đức haptisch Husserl lấy từ tiếng hy lạp άπτός có nghĩa là tiếp chạm, sờ mó. Từ này trước hết xuất hiện trong thiên Περι Πολιτείας 525d của Platon trong tranh luận về khoa học của số, nói đến những số thuộc thị giác và thuộc xúc giác.
[180] Husserl, Sdt: "la possibilité du "champ de perception en mouvement", ayant la forme d'une "caverne", d'une chambre pourvue de fenêtres dans un espace pourtant fermé par des corps, ou d'une champs ayant quelques ouvertures sur l'horizon lointain. Au type de donnée de l'espace optique appartient aussi le recouvrement - la face supérieure recouvre la face intérieur, le mur recouvre l'espace extérieur. Le sol terrestre et le ciel appartiennent aussi à l'essence formelle des champs spatial et chosique de la perception."
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016