ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 121

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

Ý thức thời như thể trì động của thiên-địa-thời

 

Trong chương hai "Những cấu trúc phổ cập của ý thức thuần túy" thuộc phần Ba "Những  phương pháp và những vấn đề của hiện tượng luận thuần túy"  ở Ideen I, Husserl luận "thời gian hiện tượng luận và ý thức thời gian" trong §81, xem như "một tranh luận chính đáng vì thời hiện tượng luận như thể tính đặc thù phổ cập trong mọi kinh nghiệm sống".

Chính ngay từ Ideen I này, ông đã xác định rõ ràng khu biệt giữa thời gian hiện tượng luận - hình thái thống nhất của mọi kinh nghiệm sống trong một dòng kinh nghiệm sống (trong một Ngã thuần túy) - với thời gian khách quan, nghĩa là thời gian vũ trụ.[73]

Qua giảm trừ hiện tượng luận, ý thức không những mất "gắn bó" thông giác của nó (dĩ nhiên, đây chỉ là một ẩn dụ) vào thực tại vật chất và mất sáp nhập dầu chỉ là thứ yếu vào không gian, song cả sáp nhập của nó trong thời gian vũ trụ. Thời gian này do bản chất của nó thuộc về kinh nghiệm sống như thế, với những cung cách cho bây giờ, trước đó, sau đó, qua tính đồng thời và kế tiếp được xác định theo cung cách v.v... cũng không được đo lường và nói chung không được đo lường bằng bất cứ vị trí mặt trời, bất cứ đồng hồ nào, hay bất cứ phương tiện vật lý nào.[74]

Nói tóm lại, xét tương quan giữa thời gian vũ trụ với thời gian hiện tượng luận thì cũng tương tự như tương quan giữa bản chất của một nội dung cảm giác cụ thể với trương độ không gian khách quan của đối tượng vật lý chỉ thấy lờ mờ trong dữ kiện cảm giác.

Cũng trong chương hai này, Husserl xác định ý hướng tính là chủ đề cơ bản của hiện tượng luận, vì "ý hướng tính là một từ hàm súc mọi cấu trúc hiện tượng luận" và chức năng của ý hướng đã nói đến ở nhiều phương diện, đặc biệt là ý hướng xác định "ý thức là ý thức về cái gì".[75]

Như đã đề cập ở những kỳ trước, Husserl đưa ra một phân tích ý thức thời gian chủ quan thuần túy vào nội dung hiện tượng luận về kinh nghiệm sống/Erlebnis của thời gian để khu biệt với thời gian khách quan, nhận thức quan trọng của thời gian và ưu thắng về mặt nhận thức luận  của thời gian chủ quan đối với thời gian khách quan, và công trình nghiên cứu này có thành quả là tác phẩm Về hiện tượng luận ý thức thời gian nội tại (1893-1917).

Vấn nạn sau khi phê phán Brentano là : làm thế nào ý thức thời gian khả hữu ?

Husserl xác định : "trong lý giải ý thức nguyên ủy của thời gian là một ý thức biến cải liên tục của tính chất xác định (những cách thế thời xác định) trên cơ sở một biểu hiện".[76]

Hai khái niệm "trì động" và "phóng động" giữ vai trò then chốt trong cấu thành khi nói đến ký ức sơ kỳ và ký ức hậu kỳ trong phân tích ý thức thời gian ở những tiết §11-13 và §24-25.

Khởi sự những dòng đầu trong tiết §11, Husserl nói đến "điểm nguồn/Quellpunkt" cùng với "sản xuất" của đối tượng bắt đầu là một ấn tượng cơ bản. Ý thức này ở trong tình trạng biến đổi thường xuyên : âm-hiện tại tự thân/leibhafte Ton-Jetzt biến cải một cách thường xuyên (scil./nghĩa là thuộc ý thức, "trong" ý thức) thành một cái gì đã có thường xuyên;  một âm-hiện tại luôn luôn mới thường xuyên cởi bỏ cái âm đã chuyển sang biến cải. Song khi ý thức của âm-hiện tại, ấn tượng cơ bản chuyển sang trì động, đến lượt chính trì động này là một hiện tại, một hiện thể thực sự. Trong khi chính nó là  thực (song không phải một âm thực sự ), nó là trì động của âm đã có"[77]

Xét chuyển biến ở trên, có thể xác định ý nghĩa của nó trực tiếp hướng về hiện tại, về trì động, song còn hướng về cái có chủ ý về mặt trì động, về âm quá khứ. Mọi hiện tại thực sự của ý thức tuỳ thuộc vào quy luật biến cải, nghĩa là biến đổi thành trì động của trì động và liên tục như thế. Cho nên có thể xác quyết là mỗi trì động là một liên tục biến cải, không những ở ấn tượng cơ bản mà còn tiếp tục từ cùng khởi điểm.

Trì động còn được xem như thể ý hướng tính đặc thù/eigentümliche Intentionalität nói đến trong tiết §12 : Âm trì động không là âm hiện tại, song rõ ràng là một âm "chủ yếu hồi ức/primär erinnerter" trong hiện tại : nó thực không hiện diện trong ý thức trì động. Khoảnh khắc âm, thuộc về ý thức này, tuy nhiên không thể là một âm khác thực sự hiện diện, cũng không là một âm rất yếu tương tự về phẩm chất (như thể một tiếng vang).

Sự dội lại của một thanh âm vĩ cầm chẳng hạn hẳn là một thanh âm hiện tại yếu ớt và tuyệt đối khác hẳn với trì động của âm inh ỏi đã qua. Chính tiếng dội, cũng như dư ảnh nói chung, để lại đằng sau  từ những dữ kiện mạnh hơn của cảm giác, tuyệt đối không có gì liên quan tới bản chất của trì động, cũng không có gì  khả dĩ là sự dội lại thiết yếu gán cho nó.[78]

Ý thức trì động có thể nói cũng thuộc về bản chất trực giác của thời gian, vì ở mỗi điểm của thời gian là có ý thức về một cái gì đã diễn ra. Quả thực ý thức trì động thực sự bao gồm ý thức của quá khứ thanh âm, ký ức cơ bản của thanh âm, và chắc chắn không phải chia ra thanh âm cảm giác và lĩnh hội như thể ký ức.

Sang tiết § 13 xét quan hệ của ấn tượng với trì động, chỉ ra một ấn tượng thiết yếu có trước trì động cũng như hiển nhiên tự trong trì động : Husserl tự hỏi liệu có quy luật nào bắt buộc ký ức sơ kỳ chỉ khả hữu trong sáp nhập liên tục vào một cảm giác hay tri giác đi trước ?  Hay một quy luật nào bắt buộc mỗi giai đoạn trì động chỉ quan niệm được như thể một giai đoạn, nghĩa là giai đoạn trì động không thể bành trướng ra thành một quy mô đồng nhất với hết thẩy giai đoạn của nó ?   

Ông nêu ra những ý kiến như có người sẽ khẳng định là chuyện này tuyệt đối hiển nhiên, hay đối với nhà tâm lý học thường nghiệm đương nhiên phản bác vì thói quen coi mọi sự tâm linh tầm thường, không thể quan niệm một ý thức khởi đầu với ký ức tốt lại không có tri giác trước.

Husserl chỉ ra thiết yếu tiên thiên là một tri giác, hay một ấn tượng cơ bản tương ứng có trước trì động, một giai đoạn chỉ quan niệm như một giai đoạn, không có trương độ khả hữu. Một giai đoạn-hiện tại chỉ quan niệm được như giới hạn của một liên tục những trì động, cũng như mọi giai đoạn trì động chỉ quan niệm được như thể một điểm thuộc vào một liên tục như thế, cũng như mọi hiện tại của ý thức-thời gian. Ông cũng xác định một ý thức trì động không thể khả hữu nếu không có liên tục của một ý thức ấn tượng vì mọi trì động về bản chất phải trông cậy vào một ấn tượng.[79]

Ở tiết § 14 kế tiếp luận về tái xuất những đối tượng thời gian thuộc vào ký ức hậu kỳ, hồi ức , khu biệt với ký ức sơ kỳ hay trì động.Có thể lấy một ví dụ đơn giản về ký ức hậu kỳ, như chúng ta nhớ lại một giai điệu mới nghe gần đây trong một buổi hòa nhạc. Dĩ nhiên trong trường hợp này, toàn thể hiện tượng-ký ức có cùng cấu thành, có đổi thích đáng/mutatis mutandis, như tri giác giai điệu. Cũng như tri giác, có điểm  ưu tiên là điểm hiện tại của tri giác tương ứng với điểm hiện tại của ký ức. Những thanh âm trước đó không bị xóa đi từ ý thức. Ký ức sơ kỳ của những thanh âm vừa nghe và chờ mong, nghĩa là phóng động/Protention những thanh âm hợp nhất với lĩnh hội thanh âm bây giờ xuất hiện và nghe.

Hiện tượng phóng động, cũng như trì động và khu biệt giữa trì động - ký ức sơ kỳ và hồi ức -ký ức hậu kỳ là những khái niệm của Husserl, và theo Ricœur là 'hai khám phá lớn lao' trong hiện tượng luận về thời gian (Xem Ricœur, Temps et récit q. 3).

 

--------------------------------------------

[73] Husserl, Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie, Erstes Buch, Allgemeine Einführung in die reine Phänomenologie, Dritter Abschnitt, Zur Methodik und Problematik der reinen Phünomenologie, Zweites Kapitel, Allgemeine Strukturen des reinen Bewußtseins :

§ 81 : Die phänomenologische Zeit und das Zeitbewußtsein : Eine eigene Besprechung erfordert die phänomenologische Zeit als allgemeine Eigentümlichkeit aller Erlebnisse.

[Wohl zu beachten] ist der Unterschied dieser phänomenologischen Zeit, dieser einheitlichen Form aller Erlebnisse in einem Erlebnisstrome (dem eines reinen Ich) und der "objektiven", d.i. der kosmischen Zeit.

[74] Husserl, Sdt.

 81 : Durch die phänomenologische Reduktion hat das Bewußtsein nicht nur seine apperzeptive "Anknüpfung" (was freilich ein Bild ist) an die materielle Realität und seine. wenn auch sekundäre Einbeziehung in den Raum eingebüßt, sondern auch seine Einordnung in die kosmische Zeit.Diejenige Zeit, die wesensmäßig zum Erlebnis als solchem gehört, mit ihren Gegebenheitsmodis des Jetzt, Vorher, Nachher, des durch sie modal bestimmten Zugleich, Nacheinander usw. , ist durch keinen Sonnenstad, durch keine Uhr, durch keine physischen Mittel zu messen und überhaupt nicht zu messen.

[75] Husserl, Sdt.

§ 84 : Die Intentionalität als phänomenologisches Hauptthema : die Intentionalität als einen umfassenden Titel durgehender phänomenologischer Strukturen...

Wir verstanden unter Intentionalität die Eigenheit von Erlebnissen, "Bewußtsein von etwas zu sein".

[76] Husserl, Zur Phänomenologie des inneren Zeitbewußtseins. B. Ergänzende Texte zur Darstellung der Problementwicklung/những bản văn phụ để trình bày phát triển vấn đề : I. Nr 18 : Der Charakter der Erinnerung.- Repräsentation durch Identität : was soll das meinen/ Tính chất ký ức.- Biểu hiện qua tính đồng nhất : cái gì mang ý nghĩa ? : Nach unserer Auffassung ist das originäre Zeitbewußtsein nur ein stetig modifizierbares Bewußtsein bestimmten Charakters (bestimmter Zeitmodi) auf Grundlage einer Erscheinung.

[77] Husserl, Sdt. A. Erster Teil : Die Vorlesungen über das innere Zeitbewußtsein aus dem Jahre 1905. Zweiter Abschnitt : Analyse des Zeitbewußtseins.

§ 11. Urimpression und retentionale Modifikation/Ấn tượng cơ bản và biến cải trì động : Der "Quellpunkt", mit dem die "Erzeugung" des dauernden Objektes einsetzt, ist eine Urimpression. Dies Bewußtsein ist in beständiger Wandlung begriffen : stetig wandelt sich das leibhafte Ton-Jetzt (scil. bewußtseinmäßig, "im" Bewußtsein) in ein Gewesen, stetig löst ein immer neues Ton-Jetzt das in die Modifikation übergegangene ab. Wenn aber das Bewußtsein vom Ton-Jetzt, die Urimpression, in Retention übergeht, so ist diese Retention selbst wieder ein Jetzt, ein aktuell Daseiendes. Während sie selbst aktuell ist (aber nicht aktueller Ton), ist sie Retention von gewesenem Ton. 

[78] Husserl, Sdt.

§ 12. Retention als eigentümliche Intentionalität : Der  retentionale Ton ist kein gegenwärtiger,  sondern eben im Jetzt "primär erinnerter" : er ist im retentionalen Bewußtsein nicht reell vorhanden. Das tonale Moment, das zu diesem gehört, kann aber auch nicht ein reell vorhandener anderer Ton sein, auch nicht ein sehr schwacher qualitätsgleicher (als Nachhall).

Der Nachklang des Geigentones ist eben ein schwacher gegenwärtiger Geigenton, und ist von der Retention des eben gewesenen lauten Tones schlechthin verschieden. Das Nachklingen selbst, die Nachbilder überhaupt, die von den stärkeren Empfindungsgegebenheiten zurückbleiben, haben mit dem Wesen der Retention gar nichts zu tun, geschweige denn, daß sie notwendig ihm zuzurechnen wäran.

[79] Husserl, Sdt.

§ 13. Notwendigkeit des Vorangehens einer Impression vor jeder Retention. Evidenz der Retention : [...] lehren wir die apriorische Notwendigkeit des Vorangehens einer entsprechenden Wahrnehmung bzw. Urimpression vor der Retention... eine Phase nur als Phase denkbar ist, und ohne Möglichkeit einer Extension. Und die Jetztphase ist nur denkbar als Grenze einer Kontinuität von Retentionen, so wie jede retentionale Phase selbst nur denkbar ist als Punkt eines solchen Kontinuums, und zwar für jedes Jetzt des Zeitbewußtseins...

[ob ein retentionales Bewußtsein denkbar ist, das nicht Fortsetzung eines impressionalen Bewußtseins wäre, so müssen wir sagen:] es ist unmöglich, denn jede Retention weist in sich auf eine Impression zurück.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017