ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 8
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 ,
Chương I
Khởi sinh từ triết lý toán học
Qua những ví dụ nêu trên, Husserl đưa ra nhận xét khái quát là: khi có một loại đặc thù về toàn thể, khái niệm của nó chỉ có thể hình thành qua phản tư trên phương thức liên lạc khá đặc thị giữa những phần tử, phương thức đồng dạng cho mỗi toàn thể của loại này.Trường hợp này cũng như áp dụng cho một toàn bộ tạo thành toàn thể. Biểu hiện của toàn bộ những đối tượng đã cho là một thể thống nhất trong đó những biểu hiện đối tượng đặc thù được chứa đựng như thể những biểu hiện từng phần. Điều đó có nghĩa là khái niệm lượng hình thành trên phương thức thống nhất nội dung, đặc thù và hoàn toàn đáng kể do tính đặc thù, chỉ ra trong mỗi toàn bộ cụ thể, tương tự như cách hình thành khái niệm của bất kỳ loại toàn thể nào xây dựng trên phản tư từ phương thức liên lạc đặc biệt cùa chúng, mà Husserl gọi là liên lạc tập hợp/liaison collective.
Ông tự hỏi định nghĩa về lượng như một toàn thể mà các thành phần thống nhất qua những liên lạc tập hợp như vậy có phải là một điệp ngữ/diallèle không?, bởi vì khi nói "thành phần" là đã biểu hiện một lượng, và những thành phần không được xác định một cách cá biệt, mà chỉ biểu hiện một cách chung chung, như vậy chúng ta chỉ giải thích lượng bằng chính nó. Tuy nhiên ông nghĩ vấn nạn này không thỏa đáng vì truước tiên điều chúng ta đi tìm, không phải là một định nghĩa về khái niệm lượng, mà là một biểu thị đặc trưng tâm lý học những hiện tượng để trừu tượng hoá khái niệm này. [18]
Thống nhất tập hợp và thống nhất những hiện tượng từng phần trong mỗi ý thức toàn diện
Khi xét vấn đề thể loại thống nhất nào trong toàn bộ, có hàng dãy lý luận khả hữu, mỗi lý luận đặc thị tính thống nhất tập hợp một cách khác nhau, cũng như giải thích nguồn gốc những khái niệm về lượng và số một cách khác nhau.
Husserl xem xét và phê phán những cách nhìn khác nhau, tựu chung có thể kể:
Cách nhìn về mối liên lạc những biểu hiện trong một toàn bộ/Inbegriff xứng với danh xưng khi nói đến toàn bộ của những đối tượng nào?, đó là những đối tượng tập hợp trong ý thức của chúng ta. Tuy nhiên ông xác định cách nhìn này có thể lầm lạc, vì những hiện tượng cực kỳ thay đổi ở mọi thời khoảng tạo ra ỷ dốc/Bestand cho ý thức toàn bộ/ Gesammtbewußtsein cùa con người, song phải có những quan tâm đặc biệt để tách ra khỏi sự dồi dào/Fülle này một số những biểu hiện và để thống nhất chúng trong một tập hợp và điều này thực hiện mà không cần tất cả những biểu hiện khác biến đi khỏi ý thức. Nếu cách nhìn này đúng, ở mọi thời khoảng chỉ có một toàn bộ duy nhất, dựa vào tổng thể/Gesammtheit những nội dung từng phần hiện diện trong ý thức toàn bộ của chúng ta; tuy nhiên lúc nào cũng có thể xây dựng những toàn bộ thay đổi, mở rộng một toàn bộ đã thiết lập khi gia tăng những nội dung mới, thu hẹp nó khi rút ra khỏi những cái khác, không vì điều đó những cái đã tách ra phải ra khỏi ý thức. Tóm lại, chúng ta ý thức một tự phát, nếu không thế, không thể khả hữu. Đó là chưa kể còn hàm ngụ phi lý, vì quả thực những nội dung với vô số những điểm, há không thuộc vào sự việc mà ý thức của chúng ta dựa dẫm? Ai có thể biểu hiện chúng một cách hiệu lực trên phương thức một toàn bộ ?
Toàn bộ tập hợp và tính đồng thời thuộc thời gian
Một cách nhìn thứ hai về toàn bộ nội dung hiện diện trước chúng ta, liệu có thể nhận ra một toàn bộ khác là mỗi nội dung đồng thời ở đó với mỗi nội dung khác: sự đồng hiện hữu thời tính này cần thiết để biểu hiện lượng tính của chúng.
Mọi hành vi phối hợp của tư tưởng đòi hỏi sự đồng hiện hữu các thành phần của nó, song trong khi ở những trường hợp khác, ngoài tính đồng thời, còn có những quan hệ hay liên lạc đặc thù thống nhất những thành phần, đặc tính khu biệt trong trường hợp biểu hiện toàn bộ, rõ ràng là không gì khác hơn là những nội dung đồng thời: lượng tính trừu tượng cũng không chỉ thị ý nghĩa nào khác hơn là bất kỳ nội dung đã cho một cách đồng thời.[19]
Husserl nhận xét cách nhìn này cũng gặp những phản bác như cách nhìn trước, và có thể còn nhiều hơn, chẳng hạn khi biểu hiện đồng thời những nội dung, điều đó không muốn nói là biểu hiện chúng như thể đồng thời. Lấy một ví dụ: để thể hiện một điệu nhạc, những nốt nhạc đặc thù phối hợp phải đặt trong quan hệ giũa chúng với nhau, song mỗi quan hệ đòi hỏi những nội dung trong quan hệ phải hiện diện đồng thời trong một hành vi ý thức; như vậy những nốt nhạc của giai điệu cũng phải biểu hiện đồng thời, song tuyệt đối không thể đồng thời, mà trái lại, chúng hiện ra với chúng ta trong một liên tục theo thời gian.
Trong trường hợp biểu hiện một lượng sự vật cũng vậy: chắc chắn là chúng ta phải biểu hiện những sự vật một cách đồng thời, song chuyển hồi lại kinh nghiệm nội tại lập tức chứng tỏ là chúng ta không thể biểu hiện chúng như thể đồng thời, mà trái lại những phản tư đặc thù thiết yếu để đánh dấu tính đồng thời này của hành vi mà nhờ đó chúng ta biểu hiện sự vật, nên toàn bộ tập hợp không thể mô tả như một đồng thời thuộc thời gian.
Tập hợp và kế tiếp
Một cách nhìn thứ ba cũng dựa trên thời gian như trên một nhân tố tâm lý học không thể bỏ qua, đối lập với lối nhìn ở trên, đó là: do cấu tạo suy luận của tư tưởng con người, tuyệt đối không thể suy nghĩ nhiều nội dung khác nhau trong cùng một lúc; ý thức của chúng ta chỉ có thể trong mỗi khoảnh khắc lo đến một đối tượng duy nhất.[20]
Mọi hoạt động cao cấp mà tinh thần có tương quan chỉ khả hữu bởi vì hoạt động trên những đối tượng đã cho kế tiếp cái trước cái sau về mặt thời gian. Cho nên hình thành phức tạp của tư tưởng, hợp thành trên bất cứ phần tử nào cũng trở nên như vậy kế tiếp nhau khởi từ những nhân tố đơn giản, cũng như những quá trình, những hoạt động tiệm tiến trong dòng thời gian kết bện và mở rộng luôn luôn như vậy.
Hussserl nhận xét theo đường lối này, mỗi tập hợp giả định một hành vi thu lượm, mỗi số một hành vi đếm số, thiết yếu trong trật tự thời gian của những đối tượng tập hợp và những đơn vị đếm số. Chính mối liên tục thời gian đặc thị lượng tính như thể lượng tính.
-----------------------------
[18] Husserl, Sdt: Si la quantité est définie comme un tout dont les parties sọnt unifiées par des liaisons collectives, alors cette définition, pourrait-on nous opposer, n'est qu'un diallèle. Car nous parlons de "parties", nous nous représentons donc une quantité, et, puisque les parties ne sont pas déterminées individuellement, nous nous représentons donc cette quantité d'une manière générale. Ainsi nous n'expliquons la quantité que par elle-même.
Quelque belle apparence que cette objection puisse avoir, nous ne pouvons pourtant pas admettre qu'elle soit pertinente. Il faut d'abord remarquer que ce que nous cherchons, ce n'est pas une définition du concept de quantité, mais une caractérisation psychologique des phếrnomènes sur lesquels repose l'abstraction de ce concept.(in nghiêng trong nguyên tác)
[19] Husserl, Sdt: Tout acte de pensée composé (zusammenge setzte) exige sans doute la coexistence de ses parties; mais tandis que dans d'autres cas, outre la simultanéité (Gleichzeitigkeit), il y a encore des relations ou des liaisons particulières qui unifient les parties, la propriété distinctive dans le cas de la représentation de l'ensemble (Inbegriff), c'est précisément qu'elle ne contient rien d'autre que les contenus simultanés. La quantité in abstracto ne signifierait donc elle aussi rien d'autre que le fait que n'importe quels contenus sont donnés simultanément. (in nghiêng trong nguyên tác)
[20] Husserl, Sdt: En raison de la constitution (Beschaffenheit) discursive de notre pensée, il est absolument impossible de penser en même temps plusieurs contenus différents les uns des autres. Notre conscience ne peut à chaque instant avoir affaire qu' à un seul objet.(in nghiêng trong nguyên tác)
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2015