ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 57

 (tiếp theo) 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57,    

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

Đất là ngưỡng cửa nguyên thủy mở vào nguyên sử xác thân

Mở đầu bài viết Lật đổ học thuyết Copernic viết trong khoảng ngày 7 và 9 tháng Năm 1934 theo những chỉ dẫn trên bìa bản thảo là "trong lý giải về thế giới quan thường lệ. Trái đất như thể con tàu-nguyên ủy không chuyển động. Nghiên cứu cơ bản trên nguyên ủy hiện tượng luận về tính  thể, tính không của tự nhiên theo nghĩa thứ nhất của những khoa học tự nhiên". Ở tiểu đề xác định:"những nghiên cứu cơ bản về nguyên ủy hiện tượng luận của tính không của thiên nhiên" và ngay từ những dòng đầu nói rõ: "những trang tiếp theo cơ bản viết cho một học thuyết hiện tượng luận về nguyên ủy của tính không, tính thể của tự nhiên theo chiều hướng những khoa học tự nhiên và tiếp theo là cho một lý luận siêu nghiệm về nhận thức của những khoa học tự nhiên" [151].

Một đề cương được phác họa như vậy quả thật khá bao quát cho công trình dài hạn, song thực tế, chúng ta chỉ có  ba bản văn ngắn còn lại trong giai đoạn cuối đời của Husserl. Trong những bài giảng năm 1907 về Sự vật và không gian/Ding und Raum luận về những cơ sở của một lý luận hiện tượng học của tri tưởng, Husserl đã có một dự án về cấu thành hệ thống về không gian, đối chiếu những trường cảm giác với những hệ thống vận động cảm giác, kể cả người học trò thân tín là E. Stein biên tập luận án về cấu thành hệ thống không gian này [152]. Bản thảo thứ hai mang tên Những ghi chú về cấu thành không gian viết vào tháng Năm 1934 luận những vấn đề về hệ thống vận động cảm giác đã hình thành trong bài giảng năm 1907 trên. Bản thảo thứ ba mang tên  Thế giới của Hiện tại sinh động và cấu thành môi giới ngoại tại xác thân không ghi ngày tháng, song có thể vào khoảng 1931 ghi chú hiện tại cụ thể như đơn vị của hình trạng những dữ kiện tri giác, tức thế giới 'thứ nhất' và cấu thành những thế giới khác, của xác thân như thể đối tượng đầu tiên của môi giới ngoâi xác thân đã hình thành trong bài giảng năm 1907 [153].

Trong phần mở đầu, Husserl nhận xét:

Với những người theo Copernic, sẽ nói: Trái đất không là "tự nhiên toàn thể " mà là một trong những tinh tú của không gian vô tận của thế giới. Trái đất là một thể hình cầu, chắc chắn không thể tri giác toàn diện ngay mà chỉ ở trong một hợp đề tiên khởi như thể thống nhất của những kinh nghiệm cá biệt, nối kết với nhau. Song thế nào đi nữa nó cũng vẫn là một vật thể.! Đối với chúng ta, nó là  đất kinh nghiệm  của mọi vật thể trong khởi sinh thường nghiệm biểu hiện của chúng ta về thế giới. "Đất" này trước tiên không kinh qua như vật thể, nó trở thành vật thể-đất ở một trình độ cao đẳng  của cấu thành thế giới khởi từ kinh nghiệm và xóa bỏ hình thái nguyên ủy của đất. Nó trở thành thể toàn diện, nơi nương tựa cho mọi vật thể cho đến hiện tại thông thường có thể kinh nghiệm khắp nơi theo kiểu thường nghiệm đầy đủ, trên cách thế kinh nghiệm khi những tinh tú chưa được kể như những vật thể. Song hiện nay, trái đất là một khối lớn mà những vật thể ở trên đó và khởi từ đó, đối với chúng ta, chúng thường có thể trở thành những vật thể nhỏ bé nhất, do chia ra từng mảnh hay bị phá hủy.

Ông xác định: nếu trái đất như là vật thể có một giá trị cấu thành - và ở nơi khác, những tinh tú được coi như những vật thểxuất hiện như những biểu diện xa xôi không thể biết được một cách toàn diện, như vậy điều này chỉ liên quan đến những biểu hiện của chuyển động và ngưng nghỉ được gán cho chúng. Chính trên trái đất, ngay cả trái đất, khởi từ trái đất và xa trái đất, có chỗ cho chuyển động. Trái đất tự nó, trong hình thái nguyên ủy của biểu hiện, không chuyển động mà cũng không  nghỉ, trước tiên, chuyển động và ngưng nghỉ chỉ có ý nghĩa trước tiên đối với trái đất. Chỉ sau đó, trái đất "chuyển động" hay nghỉ, và cũng như thế với những thiên thể và trái đất với tính cách là một trong những thiên thể đó.

Ông đặt vấn đề: Làm thế nào , trong "trực quan thế giới" mở rộng hay tái tạo, chuyển động và ngưng nghỉ có được một ý nghĩa là hiển nhiên chính đáng - và trực quan có thể hiểu được về chúng chứng thực được ?  Đó không là một di chuyển có sức cảm giác mong muốn song, như thường lệ, hiển nhiên phải có thể được thừa nhận.

Nói chung, khởi thảo trực quan thế giới, trực quan những vật thể đặc thù, trực quan không gian, thời gian, nhân quả của tự nhiên, tất cả cái đó liên đới như vậy.[154]  

Lật đổ học thuyết Copernic như đã dẫn ở trên có thể bị phê phán, như thông thường người ta phê phán triết học hiện sinh thuộc xu hướng phản lý. Quả thực, ngoài luận án Beiträge zur Theorie der Variationsrechnung/Tham phần vào lý thuyết phép tính biến thiên nâm 1882, Husserl là nhà toán học, với những trước tác như Luận về khái niệm số/Über den Begriff der Zahl, 1887 tiểu chú như một phân tích tâm lý/Psychologische Analysen, Triết lý số học/Philosophie der Arithmetik , 1891 như một nghiên cứu tâm lý và luận lý/Psychologische und logische Untersuchungen cho đến Nguyên ủy của hình học/Der Ursprung der Geometrie cũng được xét như một vấn đề ý hướng-lịch sử/als intentional-historisches Problem. Ông không viết, chẳng hạn  như Bertrand Russel, Ernst Mach, hay Jean Cavaillès trong những nghiên cứu đi sâu vào những vấn đề toán học chuyên biệt [155] mà người không có kiến thức toán học cao cấp không đọc được. Không chỉ lật đổ thuyết Copernic, ông còn phê phán thuyết Einstein  "không thể tái chỉnh không gian và thời gian mà đời sống sinh động của con người/lebendiges Leben đang diễn ra trong đó. Quan niệm thiên-địa-không và thiên-địa-thời xây dựng trên lý luận nguyên ủy sẽ được bàn đến sau.

-----------------------------

[151] Husserl, Umsturz der Kopernikanischen Lehre in der gewöhnlichen weltanschaulichen Interpretation. Die Ur-Arche Erde bewegt sich nicht tức Grundlegende Untersuchungenzum phänomenologische Ursprung der Räumlichkeit der Natur, mang số D 17 [phân chia những bản thảo chưa xuất bản ra những loại A/ Mundane Phänomenologie như A V 10 I, A VI ; B/ Die Reduktion như B II, III; C/ Zeitkonstitution als formale Konsitution như C 3 III, C 8 I, C 13 I, C 13 III; và D/ Urkonstitution  như D 13, D 17, D 18 v. v...], Marvin Farber xb. in trong Philosophical Essays in Memory of Edmund Husserl, 1940: Les pages suivantes... sont de toute façon fondamentales pour une doctrine phénoménologiques de l'origine de la spatialité, de la corporéité de la nature au sens des sciences de la nature, et par suite pour une théorie transcendantale de la connaissance des sciences de la nature. (theo bản dịch tiếng Pháp của Didier Franck, 1989)

[152] Husserl, Ding und Raum, Vorlesungen 1907, hrsg von Ulrich Claesges 1973, Husserliana XVI.

Tham khảo bản dịch sang tiếng Pháp E. Husserl, Chose et Espace, Leçons de 1907 của Jean-François Lavigne 1989. Trong phần những bản văn bổ túc về cấu thành có hệ thống không gian, sau dự án của Husserl, có phần biên tập của E. Stein (tác giả Zum Problem der Einfühlung/về vấn đề sự thấu cảm),

 [153] Husserl, Notizen zur Raumkonstitution, 1934 mang số D 18 , Alfred Schutz xb. in trong Philosophy and Phenomenological Research 1, 1940.

 Die Welt der lebendigen Gegenwart und die Konstitution der ausserleiblichen Umwelt mang số D 12 IV, A. Schutz xb. trong Philosophy and Phenomenological Research 6, 1946.                                           

[154] Husserl, Umsturz der Kopernikanischen Lehre in der gewöhnlichen weltanschaulichen Interpretation: Comment, dans l' "intuition du monde" élargie ou réformée, mouvement et repos acquièrent-ils un sen d'être légitime - et leur concevable intuition vérificatrice, évidence ? Ce n'est pas un transfert aperceptif voulu mais, comme toujours, l'évidence doit pouvoir se légitimer.

En général, l'élaboration de l'intuition du monde, de l'intuition des corps singuliers, de l'intuition de l'espace, du temps, de la causalité de la nature, tout cela est solidaire et se tient. (theo bản dịch của Didier Franck).                                                                                                                                          

[155] B. Russell, Principles of Mathematics, Introduction to Mathematical Philosophy; E. Mach, Space and Geometry; J. Cavaillès, Philosophie mathématique.

 

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016