ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 30

 (tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 ,      

 

Chương II

Thiên-địa-không:nguyên ủy h́nh học

 

Khi hỏi làm thế nào để hình thành tự lập nội tại [của nhâ hình học sáng lập-đầu tiên] trong tính lý tưởng của nó có thể trở nên khách quan, trước hết xác định, tâm linh của con người có thể được tha nhân hiểu (nachverstehbar) và thông giao, chắc chắn tự nó đã là khách quan, cũng như chính con người là con người cụ thể đã là đối tượng khả dĩ của kinh nghiệm và chỉ định cho mọi người, như thể sự vật thực  trong thế giới những sự vật nói chung. Như vậy trên cơ sở của một kinh nghiệm chung, người ta có thể đồng ý với vấn đề này và thuận theo những phát biểu  có tính cách chung và chứng nghiệm được v.v...

Song làm thế nào hình thành cấu tạo ở trong tâm linh lại có thể tiến tới chỗ đặc trưng  của một hữu liên chủ thể, như thể khách tính lý tưởng, minh nhiên là "hình học", cũng như bất chấp nguồn gốc tâm linh của nó, song chẳng là gì khác hơn là một thực tố tâm linh? [17]

Để giải đáp vấn nạn này, Husserl nhận xét sự hiện diện căn nguyên và đích thân, trong hiện thực/Aktualität của sản xuất đầu tiên, như vậy là trong "hiển nhiên" nguyên ủy, nói chung không là cái cớ cho bất kỳ đắc thủ kiên trì nào có thể hiện hữu khách quan. Hiển nhiên sinh động chỉ tạm thời, chắc chắn đến độ hoạt động lập tức suy biến sang thụ động trong ý thức suy vi và lưu di của cái-vừa-tức-thời-qua-đi. Rốt cuộc cái "lưu tri" này biến đi, song kinh qua và quá khứ "biến đi"  không quay trở lại hư vô trong việc cứu xét vấn đề bàn đến ở đây, chúng có thể tái khởi. Về việc thụ động của cái gì trước hết thức tỉnh một cách mơ hồ và của cái gì trỗi dậy một cách bất ngờ đến một sự trong sáng luôn luôn lớn hơn thuộc về hoạt động khả hữu của một hồi tưởng trong đó cái sống đã qua/Erleben được xem như sống-lại thấu từ bên này qua bên kia một cách tích cực.[18]

Sau khi phân tích sự hình thành nội tại của một nhà toán học-hình học đầu tiên khai phá ra khoa hình học như nói đến ở trên, vào giai đoạn đào sâu trong hiện tượng luận hậu kỳ này, Husserl tiếp tục thảo luận về sản xuất hiển nhiên tự nguyên ủy. Ông mở đầu bằng chữ thời và miêu tả sản xuất, nguyên ủy từ những nhà hình học-sáng lập-đầu tiên. Song khởi sinh của sản xuất là phải đi ngược lại từ ngọn nguồn, trở về ý nghĩa nguyên ủy nhất để sinh ra hình học. Song nói đến ý nghĩa chỉ có thể đến từ ngôn ngữ, do ngôn ngữ và ở trong ngôn ngữ. Như đã dẫn ở trên, Husserl xác định, tất cả đều có tên, hay đúng hơn là có thể gọi cho một cái tên hiểu theo nghĩa rất rộng, nghĩa là có thể diễn đạt trong ngôn ngữ.

Do đó, ở thời một này, nếu như chính sản xuất hiển nhiên tự nguyên ủy, như thể thực hiện đầy đủ thuần túy trong ý hướng của nó, tạo ra cái mới, cái hồi tưởng, thì một hoạt động sản xuất kỳ thành tất yếu phải thể hiện trong liên đới với sự hồi tưởng tích cực của quá khứ, và do đó, trong một "khôi phục" nguyên ủy, nẩy ra hiển nhiên của đồng nhất: cái tự nguyên ủy được thực hiện giờ đây cũng là một thứ như cái đã hiển nhiên trước đó.  Liên đới với điều đó là quan năng cũng được xây dựng lập lại tùy ý sự hình thành, trong hiển nhiên của đồng nhất ( khôi phục đồng nhất) qua một dãy những lặp lại. Tuy nhiên, ngay ở đó, chúng ta cũng không thể vượt quá chủ thể và những quan năng chủ quan hiển nhiên của nó, và như vậy cũng chưa mang lại được bất kỳ "khách thể tính" nào. Song khách thể tính này xuất hiện - trong một giai đoạn đầu - , một cách minh nhiên, ngay khi chúng ta xét đến quan năng nội cảm và chúng nhân-đồng bào như thể cộng đồng nội cảm cũng như cộng đồng ngôn ngữ.[19]

Như đã nói ở trên, sản xuất nguyên ủy hay chì riêng một cá nhân tạo ra sản phẩm thì cũng vẫn là do ngôn ngữ và trong ngôn ngữ. Husserl miêu tả vận động đó trong mối liên hệ lĩnh hội hỗ tương do ngôn ngữ, sản xuất nguyên ủy và sản phẩm của một người có thể lại được hiểu một cách tích cực từ những người khác. Cũng như trong hồi tưởng, trong lĩnh hội lại toàn diện này, về cái gì do người khác tạo ra, thiết yếu xuất hiện một đồng hợp tác đặc biệt  và trình ra trong hoạt động biểu thị, song đồng thời cũng có ý thức hiển nhiên về tính đồng nhất của hình thành tinh thần trong những sản xuất cùa người nhận và người truyền đạt thông giao, đến độ trở nên hỗ tương sau này. Những sản xuất có thể tái tạo tính đồng dạng của chúng từ người đến cộng đồng người và, trong liên kết lĩnh hội của những lặp lại này, hiển nhiên thâm nhập như chính nó trong ý thức của kẻ khác. Trong thống nhất của cộng đồng thông giao của nhiều người, người ta không ý thức hình thành sinh ra theo cách lặp lại như của một hình thành tương tự, song như của hình thành phổ quát duy nhất. [20]

Trong thời hai này, Husserl trở lại vấn đề hình thái lý tưởng trong khi bàn về phương pháp  hình học [xem kỳ 27], đặt vấn đề như thế có nghĩa là phải xác định lại  hiện hữu hình học không phải  là tâm linh, cá nhân, mà là siêu thời gian, hiện thể, cho mọi người. Khoa hình học trong phát biểu bằng lời hay bằng chữ viết, tự nguyên ủy vẫn diễn tả diễn tả  khả giác, những biểu hiện khả giác có tính không-thời gian trong thế giới, song về hình thái tinh thần thì phải hỏi đâu là tính khách thể (l)ý tưởng.[xem kỳ 28]

Husserl  xác định phải xét tính khách thể của hình thành lý tưởng vẫn hoàn toàn chưa được cấu thành qua một truyền đạt hiện tại từ cái gì sản xuất tự nguyên ủy ở người này qua người khác tái sản xuất nó tự nguyên ủy. Tại sao vậy? Vì thiếu sự hiện diện lâu dài của những "đối tượng (l)ý tưởng" vẫn kiên trì trong những thời mà người phát kiến [hình học] và những cộng sự của ông không chú ý nữa đến một trao đổi như vậy hay nói chung khi họ không còn trên đời nữa. Mặt khác, cũng không có hữu-vĩnh -cửu, tồn tại ngay cả nếu như không ai thực hiện nó trong hiển nhiên.

Ông xác định đó là chức năng quyết định của biểu hiện ngôn ngữ viết, của biểu hiện chỉ định, khiến những thông giao không nói đến những trao đổi cá nhân, gián tiếp hay trực tiếp khả hữu, và có thể nói, trở thành thông giao trên phương thức tiềm tàng. Ớ đó, thông giao của chúng nhân bước qua một giai đoạn mới.

Những ký hiệu đồ biểu, trong hữu hình thuần túy của chúng là đối tượng  của một kinh nghiệm đơn giản khả giác và ở trong khả hữu thường trực, trong cộng đồng, là những đối tượng của kinh nghiệm liên chủ thể.[21]

Ở đây Husserl bàn tiếp sang lĩnh vực ngữ học khi nhận xét:  Song[những ký hiệu đồ biểu] với tư cách là những ký hiệu ngữ học, cũng như những tiếng ngữ học, khơi dậy những chỉ thị ý nghĩa thông thường. Khởi dậy này là một tính thụ động, chỉ thị ý nghĩa khơi dậy được cho một cách bị động, theo kiểu giống như chỉ thị ý nghĩa mà mọi tính hoạt động, trước kia đắm chìm trong đêm, giờ đây khơi dậy theo kiểu đoàn nhóm, trước tiên nổi lên một cách thụ động như thể ký ức ít nhiều sáng tỏ. Cũng như trong trường hợp này, trong tính thụ động là vấn đề ở đây, cái gì khơi dậy một cách thụ động, có thể nói, cũng phải hoán cải trở lại* trong hoạt động tương ứng: đó là quan năng phục hoạt tự nguyên ủy riêng của con người với tư cách là hữu thể biết nói. Như vậy, nhờ vào ký hiệu đã viết, hoàn thành một chuyển hồi của phương thức-hữu nguyên ủy hình thành ý nghĩa như trong lĩnh vực hình học, của hiển nhiên hình thành hình học được phát biểu. Có thể nói như nó được kết tầng. Song Husserl ghi nhận, người đọc cũng có thể  lại làm cho nó hiển nhiên, có thể phục hoạt sự hiển nhiên. [22]

Trong phần luận về tính khách quan của hình thái (l)ý tưởng ở trên, Husserl chỉ mới chú trọng đến vai trò của ngôn ngữ trong việc xét đến ý nghĩa nguyên ủy của hình học, tất yếu khởi từ và trong ngôn ngữ, cho nên ông nói đến sản xuất, vì truyền thống, tính lý tưởng  cũng đến từ và trong ngôn ngữ. Một khái niệm quan trọng khác trong hiện tượng luận của Husserl là khái niệm "hiển nhiên" cũng sẽ được bàn đến sau.

 

 

 

---------------------------------------

[17] Husserl, Sdt: Pouvant être recompris et communiqué, le psychique en tant que psychique de cet homme est assurément eo ipso objectif, de la même façon, précisément, que lui-même, en tant qu'homme concret, est objet possible d'expérience et de désignation pout tout le monde, commer chose réale dans le monde des choses en général. On peut s'entendre à ce sujet et se livrer, sur le fondement d'une expérience commune, à des énonciations qui soient communes et qui se vérifient, etc...

Mais comment la formation constituée de façon intra-psychique en vient-elle à la spécificité d'un être intersubjectif, comme objectité idéale qui, précisément en tant que "géométrique" et en dépit de sa source psychique, n'est toutefois rien moins qu'un réal psychique?

[18] Husserl, Sdt: La présence originale et en personne, dans l'actualité de la première production, donc dans l' "évidence" originaire, ne donne lieu en général à aucun acquis persistant qui puisse avoir l'existence objective. L'évidencve vive est transitoire, de telle sorte assurément que l'activité dégénère aussitôt en passivité dans la conscience pâlissante et fluente du ce-qui-vient-juste-de passer. Finalement cette "rétention" s'évanouit, mais le passage et le passé "évanouis" ne sont pas retournés au néant pour le sujet considéré, ils peuvent être réveillés. À la passivité de ce qui est d'abord obscurément éveillé et de ce qui émerge éventuellement à une clarté toujours plus grande appartient l'activité possible d'un ressouvenir dans lequel le vivre passé est comme re-vécu activement de part en part.

[19] Husserl, Sdt: Maintenant, si c'est la production originairement êvidente, en tant que pur remplissement de son intention, qui constitue le rénové (le ressouvenu), une activité de production effective se présente nécessairement en solidarité avec le ressouvenir actif du passé, et du même coup, dans un "recouvrement" originaire, jaillit l'évidence de l'identité: ce qui est originairement effectué maintenant est la même chose que ce qui a été évident auparavant. Solidairement, se trouve aussi fondée la faculté de répéter à volonté la formation, dans l'évidence de l'identité (recouvremernt d'identité) à travers la chaîne des répétitions. Cependant, là encore, nous n'avons pas transgressé le sujet et ses facultés subjectives évidentes, et par conséquent nous n'avons encore apporté aucune "objectivité". Mais celle-ci surgit - dans une étape liminaire -, de façon intelligible, dès que nous prenons en considération la fonction de l'intropathie et la co-humanité comme communauté d'intropathie et comme communauté de langage.

[20] Husserl, Sdt: Dans la connexion de la compréhension mutuelle par le langage, la production originaire et le produit d'un seul sujet peuvent être re-compris activement par les autres. Comme dans le ressouvenir, dans cette pleine re-compréhension de ce qui a été produit par l'autre, aura lieu nécessai-rement une co-opération spécifique et présente dans l'activité présentifiante, mais en même temps aussi la conscience évidente de l'identité de la formation spirituelle dans les productions de celui qui reçoit et de celui qui donne communication, si réciproque que celle-ci devienne par la suite. Les productions peuvent se propager dans leur similarité de persones à communautés de personnes et, dans l'enchaînement de compréhension de ces répétitions, l'évidence pénètre en tant que la même dans la conscience de l'autre. Dans l'unité de la communauté communicante de plusieurs personnes, on n'a pas conscience de la formation produite de façon itérative comme d'une formation semblable, mais comme de l'unique formation universelle.

[21] Husserl, Sdt: Maintenant, il faut encore considérer qua l'objectivité de la formation idéale n'est pas encore parfaitement constituée par une telle transmission actuelle de ce qui est produit originairement en quelqu'un, à quelqu'un d'autre qui le reproduit originairement. Il lui manque la présence perdurante des "objets idéaux", qui persistent aussi dans les temps ou l'inventeur et ses associés ne sont plus éveillés à un tel échanger ou en général quand ils ne sont plus en vie. Il lui manque l'être-à-perpétuité, demeurant même si personne ne l'a effectué dans l'évidence,

C'est la fonction décisive de l'expression linguistique écrite, de l'expression qui consigne, que de rendre possibles les communications sans allocution personnelle, médiate ou immédiate, et d'être devenue, pour ainsi dire, communication sur le mode virtuel. Par là, aussi, la communication de l'humanité franchit une nouvelle étape. Les signes graphiques, considérés dans leur pure corporité, sont objets d'une expérience simplement sensible et se trouvent dans la possibilité permanente d'être, en communauté, objerts d'expérience intersubjective.

[22] Husserl, Sdt: Mais en tant que signes linguistiques, tout comme les vocables linguistiques, ils éveillent leurs significations courantes. Cet éveil est une passivité, la signification éveillée est donc passivement donnée, de façon semblable à celle dont toute activité, jadis engloutie dans la nuit, éveillée de façon associative, émerge d'abord de manière passive en tant que souvenir plus ou moins clair. Comme dans ce dernier cas, dans la passivité qui fait ici problème, ce qui est passivement éveillé doit être aussi, pour ainsi dire, converti en retour* dans l'activité correspondante: c'est la faculté de réactivation, originairement propre à tout homme en tant qu'être parlant. Ainsi s'accomplit donc, grâce à la notation écrite, une conversion du mode-d'être originaire de la formation de sens, [par exemple] dans la sphère géométrique, de l'évidence de la formation géométrique venant à énonciation. Elle se sédimente, pour ainsi dire. Mais le lecteur peut la rendre de nouveau évidente, il peut  réactiver l'évidence.**

* Chú thích cuối trang: C'est une conversion qui est consciente d'elle-même comme d'une réforme (Nachgestalt)(Đó là một hoán cải ý thức chính nó như một cải cách).

** Chú thích cuối trang: Mais cela n'est nullement nécessaire et ne représente pas en fait la normalité. Le lecteur peut aussi comprendre sans cela, il peut, "sans plus", prendre possession de ce qu'il comprend, en co-acception, sans activité porpre. Il a alors une attitude purement passive-réceptive. (Song điều này không thiết yếu và không thực sự biểu hiện tịnh phố thông. Người đọc cũng có thể hiểu không cần điều này, người đọc có thể, "chỉ thế thôi", nắm vững/sở hữu điều ông hiểu, trong đồng-ý nghĩa, mà không cần hoạt động riêng của mình. Như vậy người đọc có một hoạt động tính thuần túy thụ động-thụ cảm.)

    (c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015