ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 64
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,
Chương II
Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học
Đất là ngưỡng cửa nguyên thủy mở vào nguyên sử xác thân
Không gian và thời gian là hai khái niệm cơ bản trong nghiên cứu của Husserl, để hình thành một triết học hiện tượng luận trong phương pháp cũng như tư duy. Vấn đề phân tích ý thức thời gian nội tại dường như làm cho người đọc nghĩ là Husserl không chú ý đến luận về không gian. Song thực sự, ngay từ tiết thứ nhất trong tác phẩm Về hiện tượng luận ý thức thời gian nội tại (1893-1917), Husserl đã xác định: Việc treo lửng [phân tích] thời gian khách quan liên quan đến điều gì có lẽ rõ ràng hơn nếu như chúng ta luận ra song hành với không gian, khi cả không gian lẫn thời gian chứng tỏ có những loại suy tạo nhiều chú ý và ý nghĩa như thế. Ý thức về không gian thuộc vào lĩnh vực của dữ kiện mang lại từ hiện tượng luận - nghĩa là kinh nghiệm sống trong đó "trực quan không gian" tạo ra tri giác và tri tưởng. Nếu chúng ta mở mắt, nhìn vào không gian khách quan, có nghĩa là có những nội dung-cảm xúc thị giác thấy một biểu hiện của không gian, biểu hiện của những sự vật xác định được sắp đặt trong đường lối này và trong không gian. [181]
Trong Bài giảng khởi đầu tại Freiburg im Breisgau ngày 3 tháng Năm 1917 khi ông nhận chức Giáo sư thực thụ/ordentlicher Professor [Husserl đã dạy ở đây từ tháng Tư 1916, song biến động gia đình do Thế chiến I gây ra (người con thứ bị tử chiến ở Verdun tháng Ba 1916; người con lớn bị thương nặng ở mặt trận Flanders năm sau); và trở ngại ở đại học Göttingen từ ausser-ordentlicher Professor/Giáo sư diễn giảng lên thực thụ cho đến khi được mời dạy tại Freiburg im Breisgau kế tục Heinrich Rickert] về Hiện tượng luận thuần túy, Phương pháp và trường nghiên cứu của nó, Husserl đã đề cập một trong những điểm quan trọng là "phân tích thuần túy không khảo sát những sự vật thực và độ lớn cứ thực của chúng, mà thay vào đó đi nghiên cứu những luật cơ bản gắn liền với bản chất của bất kỳ lượng khả hữu nào, hay cũng như hình học thuần túy gắn liền với những hình thể quan sát được trong kinh nghiệm thực song thay vì khảo sát những hình thể khả hữu và những biến thể khả hữu, xây dựng tùy ý trong tri tưởng hình học thuần túy, và thiết lập những qui luật cơ bản, rõ ràng trong cùng đường lối hiện tượng luận thuần túy đề ra nghiên cứu lĩnh vực ý thức thuần túy và những hiện tượng của nó không thực sự như những hiện hữu song như những khả hữu thuần túy với những qui luật thuần túy.. Và quả thực, khi người ta quen thuộc với nền đất phản tư thuần túy, người ta bắt buộc phải có cái nhìn là những khả hữu thuộc những qui luật lý tưởng trong lĩnh vực ý thức thuần túy. Chẳng hạn, những hiện tượng thuần túy, mà qua đó một đối tượng không gian khả hữu hiện ra trước ý thức, có hệ thống tiên thiên nhất định về những hình thành thiết yếu của chúng gắn bó vô điều kiện với mọi ý thức nhận thức nếu như ý thức này có thể trực giác được thực tại không gian." [182]
Trong giáo trình tại Freiburg năm 1925/1926 mang tên "Những vấn đề cơ bản của luận lý học", khi phân tích tri giác, Husserl nói đến "ý thức nguyên ủy và phác họa viễn cảnh những đối tượng không gian:": chúng ta có thể bắt đầu nhận xét từ phương diện phác họa phối cảnh, qua đó mọi đối tượng không gian xuất hiện không thay đổi, chỉ biểu hiện được một mặt. Dầu là chúng ta có thể tri giác một sự vật toàn hảo ra sao, nó cũng không bao giờ xuất hiện đầy đủ mọi mặt cũng như những đặc tính làm cho nó là sự vật khả giác trong tri giác. [183]
Paul Ricœur trong phân tích cấu thành bản nhiên vật chất đã liên hệ không gian khách quan và không gian định hướng khi lý giải Ideen II của Husserl: chính cấu thành không gian khách quan là sự kiện quyết định cấu thành đối tượng; "tương giao định hướng" của mỗi sự vật ở đây và bây giờ cơ thể của tôi được vượt qua trong một hệ thống vị thế, thực đối với tất cả, mà khả dĩ có thể đồng nhất mọi "đây" và "đó"; chính trong sự "lý tưởng hóa" không gian định hướng mà "ý hướng" này như đặc thị mức độ cao cấp của lĩnh hội sự vật.[184]
Theodore J. Kisiel trong tiểu luận về Hiện tượng luận như thể khoa học của khoa học khi bàn đến hữu thể luận của thế giới đời sống theo Husserl, nhận xét tính tương đối lịch sử của những thế giới chỉ ra sự hiện diện tỏa khắp của thời gian như một hình thái phổ cập. Một "hình thái phân bố" khác là không gian, nếu không có nó, không thể nhận thức được bất cứ thế giới nào. Rồi đến hình thái phổ cập của nhân quả, nối mọi thực tại lại với nhau qua hành động và đau khổ. Ba hình thái này - không gian, thời gian, và nhân quả - về thực chất bện lại với nhau, đã và thiết yếu xuất hiện trong phân tích bản chất của sự vật, vì mọi vật thực chất gắn bó với những hình thái của thế giới. Mọi sự vật trong thế giới thiết yếu có khoảng tồn tục thời gian, hình thái không gian và đồng nhất thực được xác định qua lối nhân quả. [185]
Khu biệt giữa lý giải của Didier Franck "thế giới không có không gian" [nói đến trong kỳ 62] với lý giải của Theodore Kisiel dẫn trên có thể bắt nguồn từ khái niệm không gian mang nhiều ý nghĩa, cho nên Husserl từng nhấn mạnh đến việc minh giải không gian nguyên ủy sinh động, mà "thế giới của đời sống là một tiền đề" (trong Khủng hoảng của những khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm). Khu biệt giữa vật thể/Körper và xác thân/Leib như khi Husserl đề cập đến tương quan giữa sự vật và không gian, ông đã viết: Ở đây có một sự kiện quan trọng là cấu thành của sự tính vật lý kết bện trong một tương quan đáng kể với cấu thành của một xác thân-tôi (Ichleib).(trong Sự vật và Không gian)[186] Chính mối tương quan giữa hai cấu thành sứ tính vật lý với nhận thức ra xác thân-tôi này chỉ ra nguyên ủy của không gian.
----------------------------------
[181] Husserl, Zur Phänomenologie des inneren Zeitbewuβtseins : Was die Ausschaltung der objektiven Zeit besagt, das wird vielleicht noch deutlicher, wenn wir die Parallele für den Raum durchführen, da ja Raum und Zeit so vielbeachtete und bedeutsame Analogien aufweisen. In die Sphäre des phänomeno-logisch Gegebenen gehört das Raumbewuβtsein, d.h. das Erlebnis, in dem "Raumanschauung" als Wahrnehmung und Phantasie sich vollzieht. Öffnen wir die Augen, so sehen wir in den objektiven Raum hinein - das heiβt : wir haben visuelle Empfindungsinhalte, die eine Raumerscheinung fundieren, eine Erscheinung von bestimmten, räumlich so und so gelagerten Dingen.
[182] Husserl, Die reine Phänomenologie, ihr Forschungsgebier und ihre Methode (bản dịch sang Anh ngữ của Robert Welsh Jordan: Pure Phenomenology, Its Method and Its Field of Investigation in Husserl, Shorter Works): Now, just as pure analysis does not treat of actual things and their de facto magnitudes but investigates instead the essential laws pertaining to the essence of any possible quantity, or just as pure geometry is bound to shapes observed in actual experience but instead inquires into possible shapes and their possible transformations, constructing ad libitum in pure geometric phantasy, and establishes their essential laws, in precisely the same way pure phenomenology proposes to investigate the realm of pure consciousness and its phenomena not as de facto existents but as pure possibilities with their pure laws. And, indeed, when one becomes familiar with the soil of pure reflection, one is compelled to the view that possibilities are subject to ideal laws in the realm of pure consciousness as well. For example, the pure phenomena through which a possible spatial Object presents itself to consciousness have their a priori definite system of necessary formations which is uncontitionally binding upon every cognizing consciousness if that consciousness is to be able to intuit spatial reality [Raumdinglichkeit]
[183] Husserl, Analyse der Wahrnehmung trong Grundprobleme der Logik 1925/1926, x.b. dưới nhan đề Analysen zur passiven Synthesis, Husserliana Bd XI (Hrsg. von der M. Fleischer): 1. Originalbewuβtsein und perspektivische Abschattung der Raumgegenstände: Woraus wir zunächst achten, ist, daβ der Aspekt, die perspektivische Abschattung, in der jeder Raumgegenstand unweigerlich erscheint, ihn immer nur einseitig zur Erscheinung bringt. Wir mögen ein Ding noch so vollkommen wahrnehmen, es fällt nie in der Allseitigkeit der ihm zukommenden und es sinnendinglich ausmachenden Eigenheiten in die Wahrnehmung.
[184] Ricœur, Analyses et problèmes dans Ideen II de Husserl, trong À l'école de la phénoménologie: c'est la constitution de l'espace objectif qui est le fait décisif de la constitution de l'objet; la "relation d'orientation" de chaque chose au hic et nunc de mon corps est surmontée dans un système de places, vrai pour tous, auquel il est possible d'identifier tout "ici" et tout "là-bas": c'est en cette "idéalisation" de l'espace d'orientation que consiste cette "intention" [évoquée plus haut] comme caractéristique du degré supérieur d'appréhension de la chose.
[185] Th. Kisiel, Phenomenology as the Science of Science trong Phenomenology and the Natural Sciences, Essays and Translations (Joseph J. Kockelmans & Theodore Kisiel) : The historical relativity of worlds points to the pervasive presence of time as a universal form. Another "distribution form"* is space, without which any world would be inconceivable. Then ther is the universal form of causality, which ties all realities together through action and suffering. These three forms - space, time, and causality - intrinsically intertwined with each other, have already and necessarily appeared in the eidetic analysis of the thing, for all things are intrinsically bound to the forms of the world. Every thing in the world necessarily has temporal duration, spatial form, and a real identity determined through its persistent causal style.
*"distribution form" là thuật ngữ dẫn từ Phänomenologische Psychologie, vorlesungen Sommersemester 1925 (Hu IX/ )/tâm lý học hiện tượng luận, những bài giảng học kỳ hạ 1925 của Husserl.
[186] Husserl, La crise des sciences européennes et la phénoménologie transcendantale, § 34b: "l'effecti-vement étant du monde de la vie,... est une prémisse." .(bản dịch tiếng Pháp của Gérard Grannel)
Husserl, Corps et Espace, Leςons de 1907, § 47: Ici importe seul le fait que la constitution de la choséité physique s'entrelace en une corrélation remarquable avec la constitution d'un corps-Je (Ichleib).
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016