ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 33

 (tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 ,

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

Khi đưa ra những điều kiện cơ bản cho khả hữu lịch sử của một truyền thống nguyên ủy của những khoa học như hình học chẳng hạn,  những khoa học này có thể phát triển sinh động qua nhiều thế kỷ, lại không kém phần chính xác vì lẽ đó. Sự truyền đạt do kế thừa những đề án và phương pháp, thiết yếu cho việc xây dựng luận lý những đề án luôn luôn mới, những tính lý tưởng luôn luôn mới, có thể rõ ràng tiến hành không ngưng nghỉ qua mọi thời, song lại không kế thừa khả năng phục hoạt những khởi sự nguyên ủy và do đó phục hoạt những nguồn ý nghĩa cho mọi giai đoạn sau này. Cái thiếu, chính là cái đã cho, hay đúng ra phải cho mọi đề án và lý thuyết một ý nghĩa nguyên ủy đầu tiên mà người ta phải luôn bày tỏ rõ ra.

Husserl nhận xét toàn bộ những dữ kiện đã cho trước của khoa học diễn dịch, hệ thống toàn thể những đề án trong thống nhất những giá trị của chúng, đầu tiên cũng chỉ là một kỳ vọng không thể tự chứng thực như diễn tả ý nghĩa của chân lý mà nó chắc định nhờ vào quyền năng hữu hiệu của phục hoạt.

Trước hết thử xét những mệnh đề và hình thành mệnh đề được phú cho từ một đơn vị ngữ pháp, theo cách chúng sinh ra và ủy thác, ngay cả từ liên hợp đơn giản, chắc chắn ở trong mọi trường hợp có ý nghĩa luận lý riêng của chúng, nghĩa là một ý nghĩa phài làm cho rõ qua giải minh, và tiếp theo đó lại luôn luôn được nhận ra như cùng mệnh đề, về mặt luận lý có liên lạc hay mâu thuẫn, và ở trong trường hợp mâu thuẫn thì không thể hoạt động trong đơn vị một phán đoán hiện tại. Đối với những mệnh đề liên lạc trong phạm vi của chúng, cũng như đối với những hệ thống mà người ta có thể nhận được theo cách diễn dịch, thì người ta có một khu vực những đồng nhất tính lý tưởng, để tự đó có những khả hữu dễ hiểu được của truyền đạt lâu dài. Bây giờ thử xét đến những mệnh đề như hình thành văn hóa của quá khứ, như thể truyền thống, có kỳ vọng là những kết tầng của một ý nghĩa chân lý mà người ta phải bày tỏ rõ ra theo nguyên ủy trong khi, như thể những loại ngụy tạo có nguồn gốc đoàn nhóm, chúng không cần phải có ý nghĩa như vậy.[32]

Khởi từ tình trạng nói đến ở trên, Husserl nhận xét là phải hiểu động lực sâu sắc nhất của yêu sách này, trong thời hiện đại, bành trướng và kết thúc bằng định đặt một cách phổ quát, yêu sách của cái gọi là "cơ sở tri thức luận" của khoa học, trong khi không bao giờ đi tới chỗ sáng tỏ về cái thực sự thiếu ở những khoa học này.[33]

Ông nêu ra cái khiếm khuyết , trước hết ở chỗ sụp đổ một truyền thống nguyên ủy một cách công chính, đánh dấu một hiển nhiên nguyên ủy ngay từ khởi đầu thứ nhất một cách hữu hiệu, và để giải thích điều này, người ta có thể đưa ra những lý do khả hữu và hoàn toàn khả tri. Điều đó có thể nhận thấy ngay từ những nhà hình học khởi đầu trong những cộng tác trao đổi bằng lời với nhau,  đương nhiên không cảm thấy nhu cầu xác định chính xác những miêu tả cho những chất liệu đầu tiên tiền-khoa học và cho những phương thức để những tính lý tưởng hình học phù hợp với nhau, và tiếp theo là cùng với những đề án "công lý" đầu tiên. Tiếp theo là những hình thành luận lý cao cấp (Höherbildungen) chưa đạt tới độ cao để có thể lại trở về ý nghĩa nguyên ủy.

Mặt khác, nói về sản phẩm nguyên ủy, khả hữu thực sự biểu hiện một ứng dụng thực tiễn những định luật rút ra từ đó, hiển nhiên mau chóng dẫn tới, trong thực tiễn, một phương pháp, theo lẽ thường chỉ bảo, để hoàn tất, nếu có cơ hội, một phận sự thực dụng nhờ vào những toán học.  Phương pháp này dĩ nhiên thừa kế ngay cả không có khả năng về hiển nhiên nguyên ủy. Chính vì vậy những toán học nói chung có thể, kể cả không có ý nghĩa, truyền đạt thành một công trình luận lý liên tục, mặt khác, như trường hợp đối với phương pháp luận sử dụng kỹ thuật. Husserl nhận xét, trong phát triển lạ thường, lợi ích thực tiễn trở thành một động lực căn bản cho thúc tiến những khoa học và giá trị đạt được. Chính vì thế tự nội ý nghĩa chân lý nguyên ủy một khi đã mất đi, phải thừa nhận ít nhậy cảm là cần đến vấn đề tương ứng trở lại trước tiên phải tái khởi, và hơn thế nữa, ý nghĩa thực của vấn đề này trước hết phải được phát hiện ra.[34] 

 Những kết quả dựa trên nguyên tắc của chúng ta, theo Husserl, có tính khái quát trải rộng cho mọi khoa học gọi là diễn dịch, đồng thời cũng báo hiệu cho mọi khoa học những vấn đề và những nghiên cứu tương tự. Những khoa học này có kiểu cơ động này khởi đi từ những truyền thống kết tầng để có một hoạt động truyền đạt luôn luôn khai triển nhằm sản xuất ra những hình thành ý nghĩa mới. Cho nên cũng dưới phương thức hiện hữu này, các khoa học trải rộng kỳ gian qua những thời đại, vì tất cả những đắc thủ mới lại kết tầng và lại trở thành nguyên tố khai triển. Trong tất cả mọi trường hợp, những vấn đề, những nghiên cứu nhằm khai lọc, những hiển nhiên thuần lý về nguyên tắc có tính lịch sử (historisch).

Khi đặc trưng cho những nghiên cứu, những vấn đề khai triển nói trên mang tính lịch sử, là ý Husserl muốn nói, tất cả con người ta đang ở trong chân trời của chúng nhân, chỉ chúng nhân này mà con người ta đang sống trong đó. Từ chân trời này, con người có một ý thức sống động và thường trực, mà cũng là chân trời của thời gian hàm chứa trong chân trời-hiện tại ở mỗi thời khoảng. [35]

Tương ứng với chúng nhân duy nhất chủ yếu là thế giới văn hóa duy nhất như thể sinh giới vây quanh trong cách thế hiện hữu của nó đúng là truyền thống mỗi lần, cho mỗi thời đại và mỗi chúng nhân lịch sử. Husserl nhận ra chúng ta đang ở trong chân trời lịch sử, dù ít điều xác định chúng ta biết, đều là lịch sử; song chân trời này có cấu trúc căn bản cần phải mở ra từ một tham vấn có phương pháp. Qua tham vấn này chỉ định những vấn nạn đặc thù khả hữu nói chung, chẳng hạn như thể trong trường hợp khoa học, là những vấn nạn trở ngược lại về nguyên ủy, những vấn nạn riêng của khoa học với tính cách là chúng phải qua cách thế hiện hữu lịch sử của chúng. Nói như vậy là ở đây, chúng ta lại trở về những chất liệu-đầu tiên của hình thành ý nghĩa thứ nhất, về những tiền đề tối sơ ở trong thế giới văn hóa tiền-khoa học. Chắc hẳn thế giới này cũng có những vấn đề nguyên ủy của nó trước tiên vẫn còn ở trong cái không đặt thành vấn đề.

Đương nhiên, vì cái phong cách đặc thù đó, Husserl đi tới kết luận là những vấn đề này cũng khơi lên vấn đề toàn diện về sử tính phổ quát của cách thế hiện hữu tương ứng của chúng nhân và của thế giới văn hóa, cũng như cấu trúc tiên nghiệm của sử tính này.

Tuy nhiên, theo ông, những vấn đề như thể làm sáng tỏ nguyên ủy của hình học ở chung cuộc bắt buộc tham vấn không được vượt quá những chất liệu tiền-khoa học này.[36]

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 

------------------------

[32] Husserl, Sdt: Les propositions et les formations propositionnelles douées d'une unité grammaticale, de quelque façon qu'elles soient nées et accréditées, fût-ce même par simple association, ont assurément dans tous les cas leur sens logique propre, c'est-à-dire un sens qu'on doit mettre en évidence par élucidation, et qui, par la suite, doit toujours de nouveau être identifié comme la même proposition, qu'elle soit logiquement cohérente ou contradictoire, et dans ce dernier cas inopérable dans l'unité d'un jugement actuel. Dans les propositions qui sont connexes à l'intérieur de leur champ et dans les systèmes que l'on peut en obtenir de façon déductive, nous avons un domaine d'identités idéales pour lesquelles il y a des possibilités bien compréhensibles de transmission durable. Mais maintenant se présentent des propositions comme formations culturelles du passé en tant que telles, en tant que tradition; elles élèvent pour ainsi dire la prétention d'être les sédimentations d'un sens de vérité qu'on doit mettre en évidence de façon originaire alors que, sortes de contrefaçons d'origine associative, elles ne doivent en rien avoir un tel sens.

[33] Husserl, Sdt: C'est à partir de cette situation qu'il faut comprendre le motif le plus profond de cette exigence qui, dans les temps modernes, va s'élargissant et finit par s'imposer universellement, exigence de ce qu'on appelle "fondement épistémologique" des sciences, alors même qu'on n'en est jamais venu à la clarté sur ce qui fait vraiment défaut à ces sciences tant admirées.

[34] Husserl, Sdt: Dans les premières collaborations orales des géomètres commençants, le besoin ne se faisait naturellement pas sentir d'une détermination exacte des descriptions pour les proto-matériaux pré-scientifiques et pour les modes selon lesquels les idéalités géométriques s'y rapportaient, et pour eux ensuite les premières propositions "axiomatiques" ont surgi. Ensuite, les super-formations logiques n'atteignirent pas encore si haut que l'on n'eût pu faire toujours de nouveau retour vers le sens originaire. D'autre part: quant au produit originaire, la possibilité vraiment manifeste d'une application pratique des lois qui en dérivent, conduisit vite, évidemment, dans la praxis, à une méthodde, instruite par l'habitude, pour accomplir, le cas échéant, une tâche utilitaire à l'aide des mathématiques. Cette méthode a pu naturellement s'hériter en l'absence même de l'aptitude à l'évidence originaire. Et c'est ainsi que les mathématiques ont pu en général, tout en étant vidées de leur sens, se propager en une édification logique continuelle, comme ce fut le cas, d'autre part, pour la méthodologie de l'utilisation technique. Dans son extraordinaire extension, l'utilité pratique est devenue d'elle-même un motif capital de l'accélération de ces sciences et du prix qu'on leur attache. C'est pourquoi il va aussi de soi que le sens de vérité originaire une fois perdu, il se soit rendu si peu sensible que le besoin même de la question en retour correspondante ait d'abord dû être réveillé, et, plus encore, que le sens vrai de cette question ait d'abord dû être découvert. 

[35] Husserl, Sdt: Nos résultats principiels sont d'une généralité qui s'étend à toutes les sciences dites déductives et annonce même pour toutes les sciences des problèmes et des recherches analogues. Elles ont bien toutes ce type de mouvance à partir de traditions sédimentées avec lesquelles une activité en transmission opère toujours de nouveau en produisant de nouvelles formations de sens. Sous ce mode d'être, elles étendent leur durée à travers les âges, car tous les nouveaux acquis se sédimentent à nouveau et deviennent à nouveau matériel opératoire. Dans tous les cas, les problèmes, les recherches clarificatrices, les évidences rationnelles principielles sont historiques.

Nous nous tenons dans l'horizon de l'humanité, de la seule humanité dans laquelle nous vivons nous-mêmes maintenant. De cet horizon nous avons une conscience vivante et permanente, et ce comme d'un horizon de temps impliqué dans notre horizon-de-présent de chaque instant.

[36] Husserl, Sdt: A l'unique humanité correspond essentiellementl'unique monde de culture comme monde de vie environnant dans son mode d'être, qui, pour chaque époque et chaque humanité historiques, est justement et chaque fois tradition.Nous nous tenons donc dans l'horizon historique en lequel, si peu de choses déterminées que nous sachions, tout est historique. Mais il a sa structure essentielle, qui doit être dévoilée par une interrogation méthodique. A travers elle sont prescrites les questions particulières possibles en général, comme, par exemple dans le cas des sciences, les questions en retour vers l'origine, questions qui leur sont propres en tant qu'elles passent par leur mode d'être historique. Ici, nous sommes reconduits, pour ainsi dire, vers les proto-matériaux de la première formation de sens, vers les archi-prémisses qui se tiennent dans le monde de culture préscientifique. Sans doute celui-ci a-t-il lui-même, à son tour, ses problèmes d'origine qui demeurent d'abord dans la non-problématicité.

Naturellement, avec le style particulier que nous leur donnons, ces problèmes éveillent aussitôt le problème total de l'historicité universelle du mode d'être corrélatif de l'humanité et du monde de la culture, et la structure apriorique de cette historicité. Cependant des questions comme celle de la clarification d'origine de la géométrie ont leur clôture qui prescrit que l'interrogation ne transgresse pas ces matériaux pré-scientifiques.

 

(c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015