ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 7

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 ,

 

Chương I

Khởi sinh từ triết lý toán học

 

Khi  đặt vấn nạn như vậy, Husserl trả lời ngay là khó khăn đó chỉ có tính cách biểu kiến, vì như vậy là mắc vào ngộ nhận những toàn bộ chỉ hợp thành một cách đơn giản của những nội dung đặc thù, vì theo ông, ở đó, ngoài những nội dung đặc thù còn có một cái gì đó có thể đánh dấu , và trong mọi trường hợp, khi nói đến một toàn bộ hay một lượng, thiết yếu nó phải hiện diện: đó là dây liên lạc những thành phần đặc thù trong toàn thể.[15]

Husserl nhận xét trong nhiều loại quan hệ khác cũng diễn ra tương tự như vậy: mặc dầu có sự khác biệt/Verschiedenartigkeit rất lớn của những nội dung, song vẫn có một tính đồng dạng/Gleichartigkeit liên quan đến những quan hệ liên kết chung, cũng như những tương đẳng, tiệm tiến, liên lạc tiếp tục trên những lãnh vực hoàn toàn khác nhau cũng xuất hiện giũa những nội dung khả xúc cũng như giũa những hành vi tâm linh. Hoàn toàn có thể cả hai tổng thể như vậy đồng đẳng, dầu những bộ phận cấu thành chúng bên này bên kia hoàn toàn khác nhau. Chính những liên lạc đồng dạng này, trong mọi trường hợp thuộc vấn đề lượng, hình thành những nền tảng xây dựng khái niệm tổng quát cho lượng.[16] 

Một trong những vấn đề Husserl đề ra ở triết lý số học gây tranh biện phê phán là trừu tượng, khi ông viết: liên quan đến loại quá trình trừu tượng cho khái niệm của chúng ta, phương tiện tốt nhất để đặc thị nó là tham chiếu những phương thức hình thành những khái niệm khác bố trí (toàn thể).

Ông đưa ra nhận xét: chẳng hạn nếu chúng ta xét những mối liên hệ giũa những điểm của một đường thẳng, những thời khoảng của một kỳ gian, những sắc màu của một dãy liên tục màu sắc, những phẩm âm của một "chuyển động âm thanh", v.v..., khi đó chúng ta nhận được khái niệm liên lạc tiếp tục và khái niệm dãy số liên tục qua phương tiện của nó. Khái niệm này không chứa đựng trong biểu hiện của mỗi dãy số liên tục đã cho một cách cụ thể, như một phần tử đặc biệt và đáng kể cho chính nó.

Những điều chúng ta ghi nhận trong mỗi trường hợp cụ thể, một mặt là những điểm, hay những phần mở rộng, mặt khác là những liên lạc đặc thù của chúng. Song chính những liên lạc này cấu thành, nói đến dãy số liên tục, cái gọi là đồng dạng, khác nhau đên độ có những nội dung tuyệt đối mà chúng liên kết nơi chốn, màu sắc, âm thanh...Suy niệm về mối liên lạc đặc thị những nội dung này để hình thành ra khái niệm dãy số liên tục, như khái niệm của một toàn thể mà những thành phần tụ hợp rõ ràng trên phương thức một liên lạc tiếp tục.

Để biểu thị loại liên lạc đặc thù này, mà Husserl dẫn Brentano gọi là liên lạc "siêu hình", trong khi Stumpf nói đến tương quan của "những phần tử tâm lý", ông dùng một ví dụ khác như với bất kỳ đối tượng về thị giác, trương độ không gian kết hợp với màu sắc và đến lượt màu sắc kết hợp với cường độ trong một thấu nhập tương phản. Đối với loại liên lạc này, chứng tỏ một lần nữa, ta có thể xây dựng khái niệm một toàn thể mà những thành phần rõ ràng tụ hợp theo phương thức như vậy.[17]      

 

 

----------------------

[15] Husserl, Sdt : il y a là pourtant, en plus des contenus singuliers, quelque chose qui peut être remarqué et qui, dans tous les cas où nous parlons d'un ensemble ou d'une quantité, est nécessairement présent: c'est la liaison des éléments singuliers dans le tout.

 [16] Husserl, Sdt: malgré la très grande dissemblance (Verschiedenartigkeit) des contenus, il peut pourtant y avoir, en ce qui concerne les relations qui les lient, une similarité (Glechartigkeit). Il y a ainsi des égalités (Gleichheiten), des gradations, des liaisons continues sur des domaines entièrement hétérogènes, elles peuvent avoir lieu aussi bien entre des contenus sensibles qu'entre des actes psychiques. Il est donc tout à fait possible que deux touts soient, en tant que tels, similaires, quoique les parties qui les constituent soient de part et d'autres totalement hétérogènes.

[17] Husserl, Sdt: Si nous considérons par exemple les connexions entre les points d'une ligne, les moments d'une durée, les nuances colorées d'une série continue de couleurs, les qualités sonores d'un "mouvements sonores", etc., nous obtenons alors le concept de liaison continue et par son moyen le concept de continuum*. Ce concept n'est pas contenu dans la représentation de chaque continuum donné concrètement, comme une partie particulière et remarquable pour elle-même.

Ce que nous remarquons dans chaque cas concret, ce sont d'une part les points, ou les parties étendues, et d'autre part leurs liaisons spéciales. Or ce sont ces dernières qui constituent, partout où nous parlons de continua, ce qu'il y a de similaire, si différents que puissent être les contenus absolus qu'elles joignent (les lieux, les temps, les couleurs, les sons, etc.). C'est par réflexion sur cette liaison caractéristique des contenus que se forme alors le concept de continuum, en tant que celui d'un tout dont les parties sont précisément réunies sur le mode d'une liaison continue.

...

Considérons le genre tout à fait spécial selon lequel, dans le cas de n'importe quels objets visuels, l'étendue spatiale est jointe à la couleur, et celle-ci à son tour à l'intensité dans une pénétration réciproque. Par référence à ce genre de liaison, nous pouvons alors une nouvelle fois construire le concept d'un tout dont les parties sont précisément réunies sur un tel mode.

*Continuum: hiểu theo nghĩa toán học, theo Cantor, một toàn bộ sắp đặt theo chiều hướng E gọi là liên tục, một là toàn hảo, hai là chứa một dãy số có thể đếm S sao cho luôn luôn có một yếu tố của S ở giữa hai yếu tố của E.

Bị chú: ở đây chỉ nói về mặt số học.

 

 (c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015