ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 70
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,
Chương II
Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học
Hiện tượng luận và hữu thể học
"Tri hoạt và tri kiện" như Husserl trình bày trong chương 3 phần Ba "về phương pháp và vấn đề của hiện tượng luận thuần túy" thuộc Ideen I. Tuy nhiên, khái niệm về tri hoạt đã được xác định ở chương Hai trước đó như thể tác động tạo chất liệu trong quá trình kinh nghiệm sống có ý hướng và đem lại ý nghĩa đặc sắc cho ý hướng, cũng giống như cái đã đem lại cho phát biểu từ ý thức ý nghĩa đặc thù: theo đó ý thức tự nó chỉ thị ý thức về một cái gì; khái niệm về tri kiện được xác định trong chương Ba nói trên, khi xét đến trong mọi trường hợp tương ứng với phức số dữ kiện trong nội dung tri hoạt tương ứng, là phức số dữ kiện chỉ ra trong trực quan thuần túy thực , trong "nội dung tri kiện", hay tóm lại là "tri kiện".[222]
Trong Ideen III ở tiết § 15 dẫn trên, Husserl đã đề cập đến ý nghĩa của những kiểm nghiện hữu thể học cho hiện tượng luận và khu biệt về thái độ giữa hiện tượng luận và hữu thể học liên quan đến những vị thế của bản chất và quan hệ của bản chất biểu hiện trong những hữu thể học qua những khái niệm cơ bản và những nguyên tắc. Những khái niệm cơ bản đó có thể nhận ra trong những hình thái cơ bản cấu thành cả về mặt vật chất lẫn hình thái của những tính khách quan trong ý thức:
Husserl xác định đó là "nhiệm vụ cơ bản của hiện tượng luận, có thể xét đến ngay trong ý niệm vật thể hình học cấu tạo qua trung gian của những ảo tượng hay những lược đồ khả giác, cũng như trong ý niệm vật thể có hồn, ý niệm về thống nhất của hồn, ý niệm về bản chất động vật, nói tóm lại cho mọi phạm trù cục bộ của những thực tại khả hữu". Cho nên, ông đi tới kết luận là "những chức năng của những công lý của hữu thể học có chỗ đứng trong chính hiện tượng luận với tất cả những khái niệm cơ bản, nghĩa là với những bản chất tương quan của sự vật và có thể nhận ra được về mặt trực quan".[223]
Đến đây, Husserl có thể xác định làm thế nào có "tính đồng nhất" trong nghiên cứu hữu thể học và trong nghiên cứu hiện tượng luận, cũng như có thể nhìn thấy nếu như, không kể đến mối liên lạc sau này mà ở trong nội tại mối liên lạc, nó đi vào trong khu vực hiện tượng luận, nó vẫn là nó về mặt thực tế, nếu như những phát biểu tương đương ở hai phía vẫn cùng ý nghĩa và nếu như, ở bên này cũng như bên kia, ta có thể phán đoán cùng một cách và cùng một thái độ.[224]
Hermann Ulrich Asemissen trong nghiên cứu "Vấn đề phân tích cấu trúc của tri giác trong hiện tượng luận của Husserl" ở tiết § 22 cuối cùng về "vấn đề siêu việt hiện tượng", mục b) tương quan giữa "hiện tượng luận và hữu thể học", nhận xét "khi người ta xét đến vấn đề hữu hiệu hay vô hiệu của tính đồng nhất hiện tượng của siêu việt, làm thế nào nó xuất hiện trong tri giác như thể luân phiên, cũng như luân phiên giữa duy thực và duy tâm với hữu thể học tương ứng. Cho nên khi ta có thể xác định ở mặt này, thì cũng xác định hậu quả ở mặt khác, và vấn đề như thể luân phiên có thể đề ra một quyết định".
Asemissen dẫn ví dụ trong Ideen I của Husserl để chỉ ra khu biệt giữa ý thức và thực tại, vì thực tại không có "bản chất tuyệt đối" mà chỉ là một đối tượng của ý thức, trong việc xét đến tình trạng của tri kiện, chẳng hạn một cái cây chỉ là một sự vật được tri giác, thuộc về tri giác, có thể đốt cháy, song ý nghĩa của tri giác này thì không thể đốt cháy, vì nó không có những đặc tính thực; sự vật, đối tượng của thiên nhiên không là gì khác hơn đối tượng thực của "ý hướng" tri giác; hữu thể một mặt như thể nội tại thì ở trong quá trình-quan hệ tri hoạt, mặt khác như thể "siêu việt" thuộc về vô hạn trong quan hệ tri kiện đòi hỏi như thể "chất liệu" của hữu thể - siêu việt hiện tượng của tri giác mà Husserl lý giải được biểu hiện trong "vô hạn trong diễn tiến trực quan của nó".[225]
Asemissen cũng thảo luận về mối tương quan giữa hiện tượng luận và hữu thể học của Husserl đối chiếu với quan niệm mới của Nicolai Hartmann, như J. N. Mohanty trong tác phẩm nhan đề "Hiện tượng luận và Hữu thể học" x.b. 1970, tôi sẽ đề cập vấn đề này sau khi nói về tương tranh giữa "chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy tâm", đề tài mà những nhà nghiên cứu Husserl và triết học nói chung phải quan tâm.
Husserl trong chương sách đã nói trên ở Ideen III nhấn mạnh đến việc "người ta không thể lẫn lộn tri kiện với bản chất, ngay cả tri kiện của một trực quan rõ ràng về sự vật hay một dãy những trực quan liên tục và phù hợp về cùng một sự vật duy nhất cũng không là bản chất của sự vật, cũng không chứa đựng nó nữa". Ông cũng xác định "trực quan của bản chất sản xuất ra một sự vật phải là một cái gì chủ yếu khác biệt với quan cảnh hiển nhiên xem bản chất tương ứng như thể thực, hay khác với quan cảnh hiển nhiên của tính không dung hợp loại bỏ bản chất như không hiện hữu. Những quan cảnh hiển nhiên này là hữu thể học. Chúng tất yếu, không chỉ đơn giản để gạn lọc những khái niệm hữu thể học, mà còn để thiết lập tính hữu hiệu của những khái niệm này, hữu của những bản chất và tính hữu hiệu của những phán đoán bản chất (hữu chân thực của những trạng thái của bản chất)".[226]
J. N. Mohanty trong sách dẫn trên khi luận về khu biệt giữa trường phái thực chứng luận lý, tiêu biểu như Carnap với hiện tượng luận trong phương thức ngôn ngữ, nhận xét một đằng xem cách sử dụng những từ, một đằng xem thực thể diễn ra trong phương thức hiện tượng luận ra sao. Mohanty xác định: những hiện tượng mà triết học hiện tượng luận miêu tả, tương quan với phương thức hữu thể học về ngôn từ thì không cách biệt với những phương thức hình thái và hiện tượng luận; ông dẫn Husserl trong Ideen III: "Das sind kardinale Unterschiede, die nur Verallgemeinerungen des einfachen Unterschiedes sind, dass Bedeutungen setzen und Gegenstände setzen zweierlei ist/đó là những khu biệt chủ yếu, chỉ là những tổng quát hóa của khu biệt đơn giản, đặt để những chỉ thị ý nghĩa và đặt để những đối tượng là hai việc khác nhau" để nhấn mạnh "đến sự kiện là những bản chất mà hiện tượng luận miêu tả thì không là gì khác hơn những chỉ thị ý nghĩa, và như vậy bất kỳ quyết đoán hữu thể học nào về chúng không thể nào khác hơn có một tương đương trong phương thức hình thái".[227]
Chúng ta có thể kiểm nghiệm ở "tác phẩm lớn cuối cùng": [như nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu Husserl] Khủng hoảng của những khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm, phần III Làm sáng tỏ vấn đề siêu nghiệm... , mục A. Con đường dẫn đến hiện tượng luận siêu nghiệm khởi từ vấn nạn-quy hồi về thế giới đời sống đã cho trước, tiết cuối mục A § 55: Hiệu chính về nguyên tắc định vị đầu tiên của époché qua giảm trừ nó vào bản ngã tuyệt đối duy nhất vận chuyển ở chung thẩm, Husserl xác định:
" Vì vậy ngược lại với định vị đầu tiên của Epoché cần có định vị thứ hai, nghĩa là tạo chỉnh nó một cách có ý thức qua giảm trừ đến bản ngã tuyệt đối như là trong tâm chức năng duy nhất của mọi cấu thành ở chung thẩm. Điều này xác định kể từ nay toàn bộ phương pháp của hiện tượng luận siêu nghiệm. Trước tiên là thế giới, luôn luôn đã được cho trước và chắc chắn không thể ngờ vực trong xác thực của hữu và xác chứng của tự ngã ... Trong vận hành hệ thống này trước tiên người ta thủ đắc quan hệ giao hỗ của thế giới và tính chủ thể siêu nghiệm, khách quan hóa trong chúng nhân."[228]
"Trong chúng nhân", cái tôi trong cogito như Descartes đã nghĩ không thể ngờ vực, rồi đến thế giới tôi là con người đang sống, đến khoa học, nghệ thuật và những hình thái xã hội đối với tôi hiển nhiên là thế giới thực, song cũng có những vấn nạn như Husserl tự hỏi: những người điên, và cả trẻ con nữa liệu có là những khách quan hóa chủ thể đặt thành vấn đề liên quan đến hoàn tất cấu thành thế giới ? Đó cũng chỉ là một trong vô vàn vấn nạn đề ra mà hiện tượng luận có thể phải đi giải đáp, như những vấn đề ngôn ngữ hiện tượng luận, chân lý và lý trí hiện tượng luận v.v... trong thế gian tự nhiên này.
------------------------------
[222] Husserl, Ideen I, Zweites Kapitel, §85: Was die Stoffe zu intentionalen Erlebnissen formt und das Spezifische der Intentionalität bereinbringt, ist eben dasselbe wie das, was der Rede vom Bewuβtsein seinen spezifischen Sinn gibt: wonach eben Bewuβtsein eo ipso auf etwas hindeutet, wovon es Bewuβtsein ist; Drittes Kapitel, § 88: Überall entspricht den mannigfaltigen Daten des reellen, noetischen Gehaltes eine Mannigfaltigkeit in wirklich reiner Intuition aufweisbarer Daten in einem korrelativen "noematischen Gehalt", oder kurzweg im "Noema".
[223] Husserl, Ideen III ch. 3 § 15: "tâche fondamentale de la phénoménologie... s'applique évidemment à l'idée de corps géométrique qui se constitue déjà par l'intermédiaire des phantasmes ou des schèmes sensibles, s'applique à l'idée de corps animé, à l'idée de l'unité d'âme, à l'idée de l'essence animale, bref à toutes les catégories régionales de réalités possibles"; "les fonctions d'axiomes de l'ontologie trouvent leur place dans la phénoménologie elle-même avec tous les concepts fondamentales, c'est-à-dire avec leurs essences relatives aux choses et intuitivement saisissabes".
[224] Husserl, Sdt: Il s'agit maintenant de comprendre la "mêmeté" fonctionne, selon les concepts et les propositions, dans la recherche ontologique et dans la recherche phénoménologique, de voir si, abstraction faite de la connexion ultérieure à l'intérieur de laquelle elle entre dans la sphère phénoménoloque, elle est effectivement la même, si donc les énoncés équivalents des deux côtés ont le même sens et si, de part et d'autre, on jugue de la même manière et avec la même attitude..
[225] Hermann Ulrich Asemissen, Strukturanalytische Probleme der Wahrnehmung in der Phänomenologie Husserls 1987, § 22 Das Problem der phänomenalen Transzendenz, b) Phänomenologie und Ontologie:
"Faβt man die Frage der Gültigkeit oder Ungültigkeit des phänomenalen Ausweises der Transzendenz, wie er in der Wahrnehmung vorliegt, als Alternative auf, so steht sogleich die Alternative von Realismus und Idealismus mit den entsprechenden Ontologien dahinter. Davon, wie man hinsichtlich der einen entscheidet, hängt das Ergebnis hinsichtlich der anderen ab. Und als Alternative verlangt die Frage nach einer Entscheidung".
[die zwischen Bewuβtsein und Realität:] "Realität ... hat gar kein "asolutes Wesen", es hat die Wesenheit von etwas, das prinzipiell nur Intentionales, nur Bewuβtes, bewuβtseinsmäβig Vorstelliges, Erscheinendes ist"[Ideen I, S. 93f.]; "Der Baum schlechthin, das Ding in der Natur, ist nichts weniger als dieses Baumwahrgenommene als solches, das als Wahrnehmungssin zur Wahrnehmung und unabtrennbar gehört. Der Baum schlechtin kann abbrennen ... Der Sinn aber ... kann nicht abbrennen, er hat ... keine realen Eigenschaften [Ebd., S. 184]; Das Ding, das Naturobjekt ... nichts anderes ist das wirliche Objekt der wahrnehmenden 'Intention' [Ebd, S. 186];
"In einem Falle ist das Sein "immanentes" Sein, Sein als abgeschlossenes Erlebnis oder noematisches Erlebniskorrelat; im anderen Falle tranzzendentes Sein. d.i. Sein, dessen "transzendenz" eben in der Unendlichkeit des noematischen Korrelats, das es als Seins "materie" fordert, gelegen ist"[Ebd. S.298]
Die phänomenale Transzendenz des Wahrgenommenen ... liegt ausschlieβlich in seiner noematischen Unendlichkeit, die phänomenale Traqnszendenz der Wahrnehmung ausschlieβlich in der korelativ möglichen "Grenzenlosigkeit im Fortgange der Anschauung"[Ebd. S. 311](những đoạn in nghiêng trích dẫn từ Ideen I của Husserl)..
[226] Husserl, Ideen III ch. 3 § 16 Noème et Essence : "On ne doit pas confondre le noème (corrélat) avec l'essence. Même le noème d'une intuition claire de chose ou d'un enchaînement d'intuitions continu et concordant qui est dirigé sur une seule et même chose, n'est pas l'essence de la chose et ne la contient pas non plus."
"L'intuition de l'essence [Erschauung] produisant une telle chose doit bien être quelque chose d'essentiellement différen de l vision évidente [Einsicht] qui pose l'essence correspontante commeétant vraiment, ou de la vision évidente de l'incompatibilité qui rejette l'essence comme n'étant pas. De telles visions évidentes sont ontologiques. Elles sont nécessaires, non simplement pour clarifier les concepts ontologiques, mais aussi pour fonder la validité de ces concepts, l'être des essences et la validité des jugements d'essence (l'être véritable des états d'essence).[Wesensverhalte].
[227] J.N. Mohanty, Phenomenology and Ontology 1970, Part One, ch. IX : "to the fact that the essences which phenomenology has to describe are but meanings, and thus any ontological assertion about them cannot but have an equivalent in the formal mode".
[228] Husserl, Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie, Teil III Die Klärung des transzendentalen Problems ... A. Der Weg in des phänomenologische Transzendentalphilosophie in der Rückfrage von der vorgegebenen Lebenswelt aus, § 55: Die prinzipielle Korrektur unseres ersten Ansatzes der Epoché durch Reduktion derselben auf das absolut einzige letztlich fungierende ego :
"Demnach bedarf es gegenüber dem ersten Ansatz der Epoché eines zweiten, bzw. einer bewuβten Umgetaltung derselben durch Reduktion auf das absolute ego als das letztlich einzige Funktionszentrum aller Konstitution. Das bestimmt hinfort die ganze Methode der transzendentalen Phänomenologie. Vorweg ist die Welt, die immerfort in Seinsgewiβheit und Selbstbewährung vorgegebene und zweifellose ... In diesem systematischen Vorgehen gewinnt man zunächst die Korrelation der Welt und der transzendentalen, in der Menschheit objektivierten Subjektivität."
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016