ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 113

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

 

Ý thức (hay) nguyên lý tuyệt đối

 

Những duyên cớ chính có thể kể như sau :

a/ duyên cớ của lý trí thuần túy trong hai ý nghĩa, những tương quan và quan liên của những yêu cầu giữa  những "hành động" gọi là đúng nghĩa. Lý trí có thể gọi là lý trí thuần túy nếu như được biểu duyên khởi từ hiểu biết và hiểu thấu như thế.

b/ duyên cớ như liên tưởng/hội ý, là những tương quan thiết lập từ những khoảng ý thức trước và sau trong một ý thức-ngã, được biểu thị như ý thức-thời gian.

c/ liên tưởng/hội ý và duyên cớ kinh nghiệm, vì có những duyên cớ bị che dấu dầu ta không có những hành động thể hiện niềm tin, chúng cũng đi vào duyên cớ, như trong khu vực kinh nghiệm, trường vô tận của những biểu hiện duyên cớ bao gồm trong mọi tri giác ngoại tại, trong ký ức, và trong mọi ảo tưởng của sự vật.

d/ duyên cớ ở những mặt tri hoạt và tri kiện, như khi xét những kinh nghiệm sống tri hoạt  theo những tương quan của duyên cớ, cũng như những giao hỗ chủ đề trong những đồng-phụ thuộc (tĩnh và động) để có "kết quả" tương ứng. Cũng phải kể đến một loại duyên cớ trong hình thái ý thức-thời gian nội tại/in der Form des inneren Zeitbewußtseins, sẽ đề cập khi luận về  ý thức này trong Hiện tượng luận về ý thức thời gian nội tại của Husserl.

e/ cảm thấu về tha nhân như một nhận thức những duyên cớ của họ giúp cho ta biết cá tính, hiểu biết và khả năng của họ. Nhận thức  tha nhân cũng tương tự như chính bản ngã là chủ thể của thế giới chung quanh của người và vật trong những hành động của chúng.

f/ biểu ngữ "bởi vì" của duyên cớ có ý nghĩa hoàn toàn khác với nhân quả trong chiều hướng của tự nhiên, vì không nghiên cứu nhân quả nào có thể chứng thực nhân thức của chúng ta khi chúng ta đã hiểu duyên cớ của một con người. Sự thống nhất của duyên cớ là một mối liên lạc trong chính những hành động thích hợp, và khi chúng ta tìm hiểu "bởi vì" trong những cơ sở của cách cư xử cá nhân, là chúng ta đi tìm hiểu không phải cái gì mà là chính mối liên lạc này.

g/ tương quan giữa chủ thể và sự vật từ quan điểm của nhân quả và của duyên cớ, nếu như chủ thể ở đây là chủ thể của những duyên cớ liên chủ thể, xác định tha nhân và được tha nhân xác định. Đó không phải là vấn đề nhân quả, vì nếu như tôi làm điều gì  đó bởi vì tôi nghe được là người nào khác hành động  theo cách này nọ, thì hành động của tôi được biểu duyên do nghe và biết của tôi, và đó không phải là nhân quả tự nhiên.

h/ thân xác và tinh thần như thể thống nhất hàm súc : những đối tượng "tinh thần hóa". Sự thống nhất hoàn toàn trực giác  được thể hiện  khi chúng ta coi một con người như thế, nghĩa là với tư cách là người, chúng ta nói với họ như người, hay khi nghe họ nói, hay cùng nhau làm việc, hay quan sát hành động của họ, thì thống nhất này là thống nhất của "biểu hiện" và của "cái được biểu hiện" thuộc về bản chất của mọi thống nhất hàm súc. Về đối tượng "tinh thần hoá", chẳng hạn như cái thuộc vật lý được làm sinh động, theo nhiều ý nghĩa : Từ ngữ, câu, toàn bài văn ,như vở kịch, tiểu luận v.v... có nội dung tinh thần của chúng, "ý nghĩa" tinh thần của chúng/seinen geistigen "Sinn". Phân tích cơ bản bao gồm mọi đối tượng tinh thần, mọi đơn vị của thân xác và ý nghĩa không chỉ những con người cá thể, mà bao gồm cộng đồng con người, mọi hình thành văn hóa, v.v...[37]

Trong những tiết kế tiếp của chương hai về biểu hiện duyên cớ, quy luật cơ bản của thế giới tinh thần luận về bản ngã thuần túy/reine Ich, bản ngã cá nhân/personale Ich là đối tượng của tự-thông giác phản tư, bản ngã như là chủ thể của những quan năng, con người như là chủ thể của những hành động của lý trí, như thể "bản ngã tự do/als freies Ich"để đi đến kết luận là : tinh thần không là một bản ngã trừu tượng của những hành động định vị, song là toàn diện con người, Ngã (là) Người/Ich-Mensch, có vị thế, tư duy, định giá, hành động v.v..., cơ sở của những kinh nghiệm sống, cơ sở của tự nhiên, bản nhiên của tôi/meine Natur biểu hiện trong những vòng quay của kinh nghiệm sống. Chúng ta sẽ trở lại những vấn đề này khi luận về chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm-hiện tượng luận của Husserl.[38]

Chương ba phần ba này luận về ưu tiên hữu thể học của thế giới tinh thần đối với thế giới duy nhiên, ở tiết §62 nói đến phối hợp giữa thái độ duy nhân và thái độ duy nhiên thật sự cũng để chỉ vai trò quan trọng của thân xác, đến thống nhất giữa thân xác và tinh thần. Mật khác, chỉ ra mối giao chuyển từ Ideen II sang Ideen III, sẽ đề cập khi xét tập ba của bộ Ideen.

Trong giao chuyển từ Ideen I sang Ideen II, xét đến trực quan, không chỉ có trực quan khả giác mà về mặt hiện tượng luận của lạc thú mỹ học, người ta có thể phán đoán một bức tranh chẳng hạn, với đôi mắt của nhà phê bình nghệ thuật,không chỉ với trực quan khả giác, mà còn với trực quan giá trị/axiologische Anschauung. Nói đến hình thái trực quan, như trực quan không gian, không chỉ là vấn đề của những giác quan, không gian khách quan không thuộc khả giác song từ phương tiện đồng nhất với thay đổi định hướng do chủ thể. Không gian định hướng, như mọi hình thái không gian nhận lý tưởng hoá.

Tri kiện và tri hoạt là một chương trong Ideen I được khu biệt trong Ideen II để làm sáng rõ những hình thành về thống nhất. Những khái niệm cơ bản như giảm trừ hiện tượng luận, épochè/έποχή, ý hướng, ý tượng, liên chủ thể, thái độ tự nhiên và thái độ hiện tượng luận, bản ngã, bản chất được phát triển trong phân tích cấu thành, và đó là đề cương của Ideen II qua tự nhiên vật chất, tự nhiên động vật và thế giới tinh thần.       

 

--------------------------------------

[37] Husserl, Sdt, §56 : Motivation als Grundgesetzlichkeit des geistigen Lebens :

a/ Vernunftmotivation : in einem doppelten Sinne reden : [es kann sagen] die bloßen Verhältnisse und Forderungszusammenhänge zwischen eigentlich so zu nenneden "Akten".

Die Vernunft kann nun reine Vernunft heißen, wenn und sofern sie einsichtig und durchaus einsichtig motivierte ist.

b/ Assoziation als Motivation : Es sind Beziehungen zwischen früherem und späterem Bewußtseins innerhalb eines Ichbewußtsein gestiftet...  als aktuelles Zeitbewußtsein charakterisiert ist.

c/ Assoziation und Erfahrungsmotivationen : Sicherlich gibt es verborgene Motivationen. Auch ohne daß wir die Glaubensakte vollziehen, treten sie in Motivationen ein. Beispiele dafür bietet das Reich der Erfahrung, das unendliche Feld von Motivatonen, die in jeder  äußeren Wahrnehmung, Erinnerung, auch in jeder dinglichen Phantasie beschlossen sind.

d/ Motivation auf noetischer und noematischer Seite : Wir können nun die noetischen Erlebnisse  betracten nach ihren Verhältnissen der Motivation ... oder wir betracten die thetischen Korrelate, die Themata, in ihrer noematischen Zusammengehörigkeit ... (statische und dynamische Zusammengehörigkeit), ... wobei wieder auf dieser Seite das korrelative "Infolge" auftritt.... Doch ist auch hier eine Art der Motivation aufzuweisen, die in der Form des inneren Zeit bewußtseins beschlossen ist.

                                                

e/ Einfühlung in andere Person als Verstehen ihrer Motivation : [es ist die Sache der Einfühlungserfahrung], mich mit ihrem Fortgang über seinen Charakter, über sein Wissen und Können etc zu belehren ... Das heißt, die fremden Menschen sind analog dem eigenen Ich als Subjekte einer Umwelt von Personen und Sachen aufgefaßt, zu denen sie sich in ihren Akten verhalten.

f/ Das "Weil - So" der Motivation hat einen ganz anderen Sinn als Kausation im Sinne der Natur. Keine noch so weitgehende Kausalforschung kann das Verständnis verbessern, das wir haben, wenn wir die Motivation einer Person verstanden haben. Die Einheit der Motivation ist ein in den betreffenden Akten selbst fundierter Zusammenhang, und wenn wir nach dem "Weil", nach dem Grunde eines persönlichen Verhaltens fragen, so wollen wir nichts anderes als diesen Zusammenhang kennen lernen.

g/ Beziehungen zwischen Subjekten und Dingen unter dem Gesichtspunkt von Kausalität und Motivation: wenn wir Subjekte als Subjekte intersubjektiver Motivationen betracten und sie dabei als andere bestimmend und von ihnen bestimmt feststellen. Liegt hier nicht Kausation vor ? Zunächst ist zu sagen : wenn ich etwas tue, weil ich höre, ein Anderer habe sich so und so verhalten, so ist mein Tun durch Hören und Wissen motiviert, und das ist keine naturale Kausation.

h/ Leib und Geist als komprehensive Einheit : "begeistete" Objekte : Die durchaus anschauliche Einheit, die sich darbietet, wo wir eine Person als solche  erfassen ... als Person zu Personen sprechen oder ihrem Sprechen zuhören, mit ihnen zusammen arbeiten, ihrem Tun zusehen ist die Einheit von "Ausdruck" und "Ausgedrücktem", die zum Wesen aller komprehensiven Einheiten gehört.[Gewiß, ich kann davon sprechen] daß Physisches eine Beseelung hat und in verschiedenem und doch zusammenhängendem Sinn. Das Wort, der Satz, das ganze Schrifttum : das Drama, die Abhandlung hat seinen geistigen Gehalt, seinen geistigen "Sinn".

Das ist eine Fundamentalanalyse, die alle geistigen Objekte, alle Einheiten von Leib und Sinn befaßt, also nicht nur einzelne Menschen sondern menschliche Gemeinschaften, alle Kulturgestaltungen usw.

[38] Trong phần Bạt của Ideen II trong bản dịch sang tiếng Anh  của Rojcewicz và Schuwer năm 1989 dành một phần luận về vấn đề này, lại là lời tựa cho bản dịch Ideen I sang tiếng Anh năm 1931 của W.R. Boyce Gibson, và là lời bạt in trong Ideen III năm 1952. 

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017