ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 81
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
Từ luận lý học thuần túy
Trong tiết § 71 của Tổng luận dẫn trên, Husserl nói đến phân công giữa nhà toán học và nhà triết học. Tại sao ? khi luận về những vấn đề trong lĩnh vực luận lý thuần tuý, có một trương độ khả hữu rất lớn phù hợp với ý niệm về một khoa học lý luận nói chung, như nói đến toán học hình thức hay "phân tích thuần tuý", bên cạnh những khoa khác như hình học, cơ học giải tích chẳng hạn. Xây dựng những lý luận, giải đáp chính xác và có phương pháp mọi vấn đề hình thức vẫn còn trong lĩnh vực riêng của nhà toán học, nghĩa lả giả định những phương pháp và phương sách nghiên cứu đặc thù cho mọi lý luận thuần tuý. Husserl nhận xét trong thời hiện đại, nhà toán học cũng yêu cầu có nhiệm vụ hoàn hảo lý thuyết tam đoạn luận, trước đây vẫn là lĩnh vực đặc thù của nhà triết học, cũng như khám phá những lý luận về những loại suy lý mới thuộc xảo diệu thuần tuý toán học, mà luận lý học truyền thống loại bỏ hay không biết tới. Mặt khác, ông cũng nhận xét, dầu những nhà luận lý thuộc triết học có coi thường lý luận toán học trong suy lý, cũng không thay đổi sự kiện là mọi lý luận toán học về suy lý tiến hóa một cách nghiêm xác, hình thức toán học vẫn là cái duy nhất có tính khoa học,
Vấn đề đặt ra là, nếu sự phát triển của mọi lý luận như vậy đến từ lĩnh vực của nhà toán học, như vậy còn lại gì cho nhà triết học ?
Husserl phân giải: Ở đây phải quan sát thấy là nhà toán học thực ra không là một nhà lý luận thuần tuý, mà chỉ là nhà chuyên môn tài giỏi, một cách nào đó là nhà kiến tạo, do nhãn thức về những quan liên hình thức, xây dựng lý luận như thể một kiệt tác kỹ thuật. Cũng như nhà thực hành cơ học chế tạo ra máy móc, song không phải vì thế mà cần có một cái nhìn nhất định về bản chất của thiên nhiên và những qui luật của thiên nhiên, nhà toán học cũng thế đề ra những lý luận về số, độ lớn, suy lý, phức số, song không phải vì thế mà cần một viễn quan nhất định về bản chất của một lý luận nói chung hay bản chất của những khái niệm và qui luật xác định ra nó. Nói tóm lại, là liên quan đến mọi "khoa học đặc thù".[57]
Bên cạnh công trình tài giỏi và có phương pháp của những khoa học đặc thù, cần một phản tư liên tục của "phê phán nhận thức", độc quyền của nhà triết học, phản tư này không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích lý luận thuần tuý cũng như đánh giá những quyền hạn của nó:
Nghiên cứu triết lý giả định những phương pháp và thiết bị khác, cũng như đề ra những mục tiêu khác. Nó không nhằm làm lãng phí công trình của nhà chuyên môn, song chỉ để tiến tới một quan chiêm rõ ràng về ý nghĩa và bản chất công trình này về phương diện phương pháp và đối tượng. Nhà triết học [...] đòi hỏi minh giải cái gì là bản chất của "sự vật", "sự biến","nguyên nhân", "hậu quả","không gian", "thời gian", v.v..., ngoài ra, mối tương hợp của bản chất này với bản chất của tư tưởng ngõ hẩu có thể tư duy được, của nhận thức để nó có thể nhận biết, của những chỉ thị ý nghĩa để nó có thể có ý nghĩa, v.v... Trong khi khoa học xây dựng những lý luận để giải quyết một cách có hệ thống những vấn đề của nó, thì nhà triết học yêu cầu cái gì là bản chất của lý luận, cái gì mà một lý luận nói chung có thể khả hữu, v.v... Chỉ có nghiên cứu triết lý hoàn tất những kết quả khoa học do nhà vật lý hay nhà toán học đắc thủ, để hoàn thành một nhận thức lý luận thuần tuý và thực. Nghệ thuật sáng tạo của nhà chuyên môn và phê bình nhận thức của nhà triết học là những hoạt động khoa học bổ túc và thực hiện được quan chiêm lý luận làm nền tảng cho mọi tương quan hữu thể. [58]
Trong tiết § 72 của chương XI Ý niệm về luận lý thuần tuý cũng là chương cuối của tập 1, Husserl xác định luận lý học thuần tuý làm nền tảng một cách khái quát nhất cho những điều kiện lý tưởng khả hữu của một khoa học tổng quát, song không có nghĩa là bao gồm cả những điều kiện lý tưởng của khoa học thường nghiệm tổng quát. Ông đưa ra ví dụ cụ thể là những khoa học thường nghiệm không phải luôn luôn bị giản lược vào những lý luận của chúng, chẳng hạn, quang học lý luận, tức lý luận toán học của quang học không phải là gồm hết thẩy khoa quang học, cơ học toán học không phải là toàn bộ cơ học v.v...
Nói tóm lại, tất cả lý luận trong những khoa học thường nghiệm chỉ là một lý luận giả định, có nghĩa là đưa ra giải thích, không phải rút ra từ những qui luật coi như chắc chắn, song chỉ là những qui luật có tính xác suất. Cho nên chính những lý luận chỉ là những lý luận tạm thời, không nhất định, để giải thích những sự kiện cũng vậy từ những giả thuyết giải thích, qua diễn dịch và chứng nghiệm, để có những qui luật xác suất. Chính những sự kiện cũng biến đổi trong quá trình nhận thức. Với tiến triển của nhận thức do những giả thuyết này, ta có thể tiến tới "bản chất thực" của hiện hữu thực, biến đổi không ngừng quan niệm về những sự vật hiện tượng.[59]
Husserl đi đến khẳng định: "trong mọi quá trình thường nghiệm của khoa học thường nghiệm khách quan, như Descartes và Leibniz nhận thức rõ, cái thống trị không phải là ngẫu phát tính tâm lý học, song là một qui phạm lý tưởng." Và đi đến kết luận : "ngay trong lĩnh vực tư tưởng thường nghiệm, trong khu vực những xác suất, phải có những nhân tố và qui luật lý tưởng để xây dựng tiên thiên tính khả hữu của khoa học thường nghiệm nói chung, khả hữu của nhận thức xác suất của cái thực. Khu vực qui luật thuần tuý này, không quan hệ tới Ý niệm của lý luận, và nói chung cũng không quan hệ tới Ý niệm chân lý, song quan hệ tới Ý niệm của thống nhất thường nghiệm của giải thích, nghĩa là tới ý niệm của tương quan xác suất, tạo thành một cơ sở lớn thứ hai cho thuật học luận lý và cũng thuộc về lĩnh vực luận lý thuần tuý, trong một ý nghĩa rộng của thuật ngữ này."[60]
Ở những giòng cuối của tập 1 xuất bản năm 1900, Husserl thông tri những nghiên cứu kế tiếp giới hạn vào lĩnh vực nào cơ bản nhất và những công trình này trong bộ Nghiên cứu luận lý tập 2, chỉ xuất hiện vào năm sau, 1901.
Trong Dẫn nhập của tập 2 này, từ giòng đầu với "thiết yếu khởi sự luận lý học bằng những phản tư trên ngôn ngữ", như chúng ta đọc ở nơi nhà tư tưởng trứ danh J.St. Mill đã viết "ngôn ngữ hiển nhiên là một trong những bổ trợ và công cụ chính của tư tưởng", theo Husserl đã đề cập đến một quan điểm quyết định cho luận lý học thuần tuý với tính cách là bộ môn triết học, song ông xác định khảo sát ngôn ngữ ở đây "thuộc loại khái quát nhất có vị trí trong khu vực bao la hơn của một lý luận khách quan của nhận thức, và gắn liền mật thiết với nó, của một hiện tượng luận thuần tuý về những sinh động của tư tưởng và nhận thức." [61]
( Heidegger lý giải về Nghiên cứu luận lý của Husserl)
Tác phẩm Nghiên cứu luận lý của Husserl đối với Martin Heidegger là bộ sách quan trọng trên "đường vào hiện tượng luận", như tên bài viết của ông xuất hiện lần đầu trong "tập sách kỷ niệm sinh nhật tám mươi của [chủ nhà xuất bản] Hermann Niemeyer", 1963.[62] Heidegger ghi lại cảm nghĩ "tôi cảm thấy quan tâm đến tác phẩm của Husserl đến độ đọc đi đọc lại không ngừng trong những năm sau đó, dầu là nhận thức của tôi chưa đủ về cái lĩnh vực bắt tôi mê mải đó. Cái mê hoặc kỳ diệu từ quyển sách đến độ phải chú ý đến bộ dạng bên ngoài của in ấn và nhan đề trên trang sách mà đến nay vẫn hiển hiện trước mắt tôi như hồi đó, tên nhà xuất bản Max Niemeyer. Danh tính này gắn liền với từ "hiện tượng luận" xuất hiện trong phó đề của tập hai. Hiểu biết của tôi trong những năm đó về nhà xuất bản Max Niemeyer và công trình của nhà này cũng còn sơ sài hạn chế như kiến thức về cái tiêu đề "hiện tượng luận". Tuy nhiên, cả hai danh xưng này - xuất bản Niemeyer và hiện tượng luận - gắn bó với nhau chẳng bao lâu càng mở ra rõ ràng hơn."
Ở đó, Heidegger đưa ra nhận xét: " Tập thứ nhất cùa bộ Nghiên cứu luận lý xuất bản năm 1900 trình ra phủ bác xu hướng duy tâm lý học trong luận lý học khi chỉ ra là lý luận của tư tưởng và nhận thức không thể xây dựng trên tâm lý học. Song le tập thứ hai, xuất bản năm sau, dày ba lần hơn tập đầu, chứa đựng miêu tả những hành vi chủ yếu của ý thức trong xây dựng nhận thức. Dầu sao cũng là một tâm lý học. Nếu không tại sao tiết § 9 của Nghiên cứu V về "chỉ thị ý nghĩa của hoạch định giới hạn những hiện tượng tâm lý của Brentano" ? Quả thực, Husserl và miêu tả hiện tượng luận về những hiện tượng ý thức lại thụt lùi về vị trí của chủ nghĩa duy tâm lý mà ông vừa phủ bác. Tuy nhiên, nếu như người ta không thể nghi ngờ tác phẩm của Husserl lầm lẫn lớn như thế, vậy miêu tả hiện tượng luận những hành vi của ý thức là gì ? Đặc tính riêng của hiện tượng luận dựa trên điều gì, nếu nó không phải là một luận lý học hay một tâm lý học ? Ở đây xuất hiện một bộ môn triết học thuộc loại mới như thế, địa vị, ngôi thứ ra sao ?"[63]
Trong những công trình đã xuất bản lúc sinh thời của Heidegger, ngoài luận án "Học thuyết về phán đoán trong chủ nghĩa duy tâm lý" 1914 và luận án giáo nghiệp "Học thuyết về phạm trù và ý nghĩa của Duns Scotus" 1916, không có tác phẩm nào bàn về luận lý học, trừ tiểu luận "Những nghiên cứu mới về luận lý học" đăng trên Tạp chí văn chương năm 1912. Cho đến khi khởi thảo tập đại thành Toàn tập/Gesamtausgabe/Ga để xuất bản từ 1975, qua tháng Năm 1976 Heidegger qua đời, phần lớn là những giáo trình ở Đại học, người ta mới có thể đọc được thuyết luận về luận lý học của ông, như "Luận lý học - Vấn đề về chân lý" 1925-1926, "Những yếu tố siêu hình của luận lý học" 1928, "Luận lý học như thề vấn đề khảo về bản chất ngôn ngữ" 1934. [64] Trong giáo trình nói trên 1925 - 1926 tại đại học ở Marburg, trong phần Tổng luận, Heidegger thảo luận về vị thế của luận lý triết học hiện đại, đặc biệt nói đến phê bình chủ nghĩa duy tâm lý học của Husserl.
------------------------------------------
[57] Husserl, Sdt, § 71 : Hier ist zu beachten, daβ der Mathematiker in Wahrheit nicht der reine Theoretiker ist, sondern nur der ingeniöse Techniker, gleichsam der Konstrukteur, welcher, in bloβem Hinblick auf die formalen Zusammenhänge, die Theorie wie ein technisches Kunstwerk aufbaut. So wie der praktische Mechaniker Maschinen konstruiert, ohne dazu letzte Einsicht in das Wesen der Natur und ihrer Gesetzlichkeit besitzen zu müssen, so konstruiert der Mathematiker Theorien der Zahlen, Gröβen, Schlüsse, Mannigfaltigkeiten, ohne dazu letzte Einsicht in das Wesen von Theorie überhaupt und in das Wesen ihrer sie bedingenden Begriffe und Gesesetze besitzsen zu müssen. Ähnlich verhält es sich ja bei allen "Spezialwissenschaften".
[58] Husserl, Sdt : Die philosophische Forschung setzt ganz andere Methoden und Dispositionen voraus, wie sie sich ganz andere Ziele stellt. Sie will dem Spezialforscher nicht ins Handwerk pfuschen, sondern nur über Sinn und Wesen seiner Leistungen in Beziehung auf Methode und Sache zur Einsicht kommen. Dem Philosophen [ist es nicht genug,daβ wir uns in der Welt zurechtfinden, daβ wir Gesetze als Formeln haben, nach denen wir den künftigen Verlauf der Dinge voraussagen, den vergangenen rekonstruieren können] sondern was das Wesen von "Ding", "Vorgang", "Ursache", "Wirkung", "Raum", "Zeit" u.dgl. ist, will er zur Klarheit bringen; und weiter, was dieses Wesen für wunderbare Affinität zu dem Wesen des Denkens hat, daβ es gedacht, des Erkennens, daβ es erkannt, der Bedeutungen, daβ es bedeutet sein kann usf. Und baut die Wissenschaft Theorien zur systematischen Erledigung ihrer Probleme, so fragt der Philosoph, was das Wesen der Theorie ist, was Theorie überhaupt möglich mach u.dgl. Erst die philosophische Forschung ergänzt die wissenschaftlichen Leistungen des Naturforschers und Mathematikers so, daβ sich reine und echte theoretische Erkenntnis vollendet. Die ars inventiva des Spezialforschers und die Erkenntniskritik des Philosophen, das sind ergänzende wissenschaftliche Betätigungen, durch welche erst die volle, alle Wesensbeziehungen umspannende theoretische Einsicht zustande kommt.
[59] Husserl, Sdt, § 72 : Alle Theorie in den Erfahrungswissenschaften ist bloβ supponierte Theorie. Sie gibt nicht Erklärung aus einsichtig gewissen, sondern nur aus einsichtig wahrscheinlichen Grundgesetzen. So sind die Theorien selbst... sind nur vorläufige, nicht endgültige Theorien. Ähnliches gilt in gewisser Weise auch vonden theoretisch zu erklärenden Tatsachen ... Indem wir aber zu den erklärenden Hypothesen aufsteigen, sie durch Deduktion und Verifikation ... als wahrscheinliche Gesetze annehmen, bleiben auch die Tatsachen selbst ... auch sie wandeln sich im fortschereitenden Erkentnisprozeβ um. Mittels des Erkenntniszuwachses der als brauchbar befundenen Hypothesen dringen wir immer tiefer in das "wahre Wesen" des realen Seins ein, wir berichtigen fortschreitend unsere ... Auffassung der erscheinenden Dinge.
[60] Husserl, Sdt : "In allem empirischen Verfahren objektiver Tatsachenwissenschaft herrscht aber, wie schon Descartes und Leibniz erkannt haben, nicht eine psychologische Zufälligkeit, sondern eine ideale Norm."
"Es auch im Gebiete des empirischen Denkens, in der Sphäre der Wahrscheinlichkeiten, ideale Elemente und Gesetze geben muβ, in denen die Möglichkeit der empirischen Wissenschaft überhaupt, der Wahrscheinlichkeitserkenntnis von Realem a priori gründet. Diese Sphäre reiner Gesetzlichkeit, welche nicht zur Idee der Theorie, und allgemeiner zur Idee der Wahrheit, sondern zur Idee der empirischen Erklärungseinheit, resp. zur Idee der Wahrscheinlichkeit Beziehung hat, macht ein zweites groβe Fundament der logischen Kunstlehre aus und gehört mit zum Gebiet der reinen Logik in einem entsprechend weit zu fassenden Sinne.
[61] Husserl, Logische Untersuchungen, Zweiter Band, I. Teil: Untersuchungen zur Phänomenologie und Theorie der Erkenntnis, Einleitung, § 1 : "Die Notwendigkeit, die Logik mit sprachlichen Erörterung zu beginnen... Die Sprache - so lesen wir bei Mill, ist augenscheinlich eines der vornehmsten Hilfsmittel und Werkzeuge des Denkens".
[Es handelt sich dabei aber nicht um grammatische Erörterung im speziellen]... "sondern um Erörterungen jener allgemeinsten Art, die zur weiteren Sphäre einer objektiven Theorie der Erkenntnis und, was damit innigst zusammenhängt, einer rein deskriptiven Phänomenologie der Denk- und Erkenntniserlebnisse gehören".
[62] M. Heidegger, "Mein Weg in die Phänomenologie" in Festschrift Hermann Niemeyer zum achtzigsten Geburtstag am 16. April 1963. Bài viết này in lại trong "Zur Sache des Denkens" 1969.
[63] Heidegger, Sdt : Der im Jahr 1900 erschienene erste Band des Werkes bringt die Widerlegung des Psychologismus in der Logik durch den Nachweis, daβ sich die Lehre vom Denken und Erkennen nicht auf die Psychologie gründen läβt. Demgegenüber enthält aber der zweite, im Jahr darauf erschienene, um ein dreifaches umfanggreichere Band die Beschreibung der für den Aufbau der Wrkenntnis wesentlichen Akte des Bewuβtsins. Also doch eine Psychologie. Wozu sonst der § 9 in der fünften Untersuchung über die "Bedeutung der Brentanoschen Abgrenzung der 'psychischen Phänomene' " ? Demnach fällt Husserl mit seiner phänomenologischen Beschreibung der Bewuβtseinsphänomene in die zuvor gerade widerlegte Position des Psychologismus zurück. Wenn jedoch eine so grobe Verirrung Husserls Werk nicht unterstellt werden kann, was ist dann die phänomenologische Beschreibung der Bewuβtseinsakte ? Worin besteht das Eigene der Phänomenologie, wenn sie weder Logik noch Psychologie ist ? Kommt hier eine ganz neuartige Disziplin zum Vorschein und gar eine solche von eigenem Rang und Vorrang ?
[64] Heidegger, "Die Lehre vom Urteil im Psychologismus. Ein kritisch-positiver Beitrag zur Logik" (Hoc thuyết vể phán đoán trong chủ nghĩa duy tâm lý. Tham luận phê bình-tíchcực về luận lý học) 1914.
"Die Kategorien- Bedeutungslehre des Duns Scotus" [Habilitationschrift] 1916.
"Neuere Forschungen über Logik" in Literarische Rundschau für das katolische Deutschland [Tạp chí văn chương cho Đức quốc ki-tô giáo] 38 (1912).
"Logik - Die Frage nach der Wahrheit" W.S. 1925/26. Ga Bd. 21, 1976
"Metaphysische Anfangsgründe der Logik" S.S. 1928. Ga Bd 26, 1978.
"Logik als die Frage nach dem Wesen der Sprache" S. 1934. Ga Bd 38, 1998.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016