ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 15

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 ,

 

Chương I

Khởi sinh từ triết lý toán học

Sau khi nhắc lại vai trò của những biểu hiện khu biệt trong việc trừu tượng hóa khái niệm của số đã đề cập [ở những kỳ 9 và 10] xác định hiển nhiên cái gì khu biệt mới có thể liên hợp để tạo thành một toàn bộ, song trong biểu hiện toàn bộ, không có những tương giao khu biệt (Unterschiedsrelationen), nghĩa là những thành phần của toàn bộ đã ở  đó trong biểu hiện, không phải nhờ hoạt động khu biệt (Unterscheidung) mới có chúng.   

Khái niệm số hình thành khởi từ những toàn bộ, xét trong nguyên tắc của nó, không cần đến những hoạt động đặc thù của khu biệt. Sự kiện đếm số, quá trình kế tiếp để khám phá số của một phức số, chỉ cần theo quy tắc chung tình trạng khu biệt (Unterschiedenheit) những đối tượng để đếm số, mà không cần đến hoạt động khu biệt chúng. [36]

Husserl nhận xét để xác định về mặt tâm lý học vai trò của những quan hệ tương đẳng trong biểu hiện số còn khó hơn. Dầu quan niệm thế nào đối với việc hình thành khái niệm số, tương đẳng của những đơn vị là một sự kiện khỏng thể phủ nhận. Giữa nhiều nhà khoa học bề ngoài có vẻ đối lập với nhau cũng không đánh lừa chúng ta được về điều gì họ muốn nói, như phủ nhận tương đẳng những đơn vị, chỉ muốn nói về tương đẳng của những đối tượng đếm số, và khi đòi hỏi làm thế nào tương đẳng hoàn toàn của những đơn vị trong số có thể thích hợp với tình trạng khu biệt, ngay cả thường xuyên với tình trạng khu biệt không có thể so sánh được, của những đối tượng được đếm số, những đối tượng mà những nhà khoa học này không quên.

Trái ngược với điều đó, nhiều người khác, như Herbart trong sách đã dẫn ở trên [Tâm lý học như một khoa học/Psychologie als Wissenschaft] chủ trương những sự vật không đồng loại thì không thể đếm chung với nhau; muốn những sự vật khác nhau có thể đếm được, trước hết luôn luôn phải đi tới một khái niệm chung của chủng loại.

Theo Husserl, cả hai chủ trương đều có thể đúng: Nếu chúng ta chỉ xem những biểu hiện từng phần theo đúng nghĩa như thể nội dung của một biểu hiện, và nếu chỉ xem những biểu hiện có thể so sánh được, nếu chúng có chung những nội dung từng phần theo lối này, khi đó có một số vô cùng lớn những biểu hiện rời rạc và không thể so sánh được; hiển nhiên là việc đếm không đòi hỏi việc so sánh được, vì trái lại có khả năng cùng đếm những sự vật hoàn toàn rời rạc chung với nhau.

Chẳng hạn tâm hồn tôi và một tam giác là hai, dầu chúng không có chung bất cứ "đặc trưng khu biệt nội tại nào"[tức là những biểu hiện từng phần nói ở trên]. Tuy nhiên nếu ta cũng xem những xác định tiêu cực và tương đối trở lại với nó [những "đặc trưng khu biệt ngoại tại"] như nội dung của một biểu hiện, thì tuyệt đối không có những biểu hiện không thể so sánh; vì không có những biểu hiện ít ra đồng loại với tính cách thuộc về khái niệm của một vật nào đó.[37] 

Chính vì bao nhiếp này trong khái niệm của vật nào đó mà chúng ta phải hoàn tất, theo Husserl, đối với mỗi đối tượng để đếm, nhằm nắm bắt được con số. Trong chừng mực này, đúng là những sự vật để đếm  phải đi tới trong một khái niệm chung của chủng loại.[38]

Biểu hiện số của một phức số xác định không do cái mà chúng ta so sánh những đối tượng với nhau để có phức số này, và do cái mà chúng ta gộp chúng dưới khái niệm chủng loại (ngựa, táo, âm thanh, bút chì) làm ra so sánh  này; song biểu hiện đúng ra đến từ cái chúng ta điều động chúng một cách liên tục dưới cùng khái niệm, của vật nào đó, khi đồng thời liên kết trong một tập hợp những đối tượng được tư duy qua trung gian của khái niệm này và cũng chỉ định quan hệ với nó. Vì thế xuất hiện hình thái chung của lượng một và một  và ... một,  bao gồm số lượng cụ thể hiện tại, nghĩa là số thuộc về nó. Theo cách nhìn phổ biến nhất, mỗi so sánh đòi hỏi những so sánh có trước hay đồng thời, và những tương giao tương đẳng tham dự chủ yếu vào khái niệm số. [39]

Với cách nhìn này, không có chuyện gì xẩy ra. Trừu tượng trong những phần tử của một phức số  để tiến tới con số tự nó tương đẳng của những đơn vị như là kết quả. Song trừu tượng tuyệt đối không liên quan tới những so sánh, và những tương giao tương đẳng giữa những đơn vị không thiết yếu tham dự vào biểu hiện của số như thể những phần tử cấu tạo rõ ràng. Những đơn vị  cũng không hình thành ra những yếu tố tâm lý chủ yếu của biểu hiện số trong nhiều trường hợp tuyệt đối không trông cậy vào chúng.   

Husserl tự hỏi: cách nào tương đẳng của những đối tượng đếm liên quan đến bất kỳ khái niệm chủng loại phải góp phần vào kết quả trừu tượng số?[40]

-------------------------------

[36] Husserl, Sdt: Le concept de nombre...se forme à partir des ensembles d'une manière telle que, considèrè dans son principle, il n'a pas besoin lui non plus d'activités particulières de distinction.Le fait de dénombrer, c'est-à-dire le processus successif par lequel nous dècouvrons le nombre d'une multiplicité, n'a besoin en règle générale que de l'état de distinction des objets à dénombrer, mais non pas d'une activité qui les distingue.

[37] Husserl, Sdt: Mon âme et un triangle sont deux, quoiqu'ils ne possèdent en commun aucune espèce de marque distinctive interne. Toutefois si nous comptons aussi comme contenu d'une représentation les déterminations négatives et relatives qui lui reviennent (les "marques distinctives externes") alors il n'y a absolument pas de représentations qui soient incomparables; car il n'y en a pas qui ne soient au moins similaires en tant qu'elles se rangent sous le concept du quelque chose.

[38] Husserl, Sdt: C'est précisément cette subsomption sous le concept de quelque chose que nous devons accomplir...à l'égard de chacun des objets à dénombrer, pour appréhender le nombre.. Dans cette mesure ilo est donc juste que les choses à dénombrer doivent être amenées sous un concept commun de genre.

Bị chú: Trong Từ vựng kỹ thuật và phê phán triết học của Lalande định nghĩa:

Subsomption (Đức ngữ: Subsumption): Opération consistant à subsumer (Bao nhiếp: Tác dụng nhằm để bao nhiếp/gộp).

 

 

Subsumer (Đ: Subsumieren): Penser un individu comme compris dans une espèce, ou une espèce comme comprise dans un genre; considérer un fait comme l'application d'une loi (Bao nhiếp/gộp lại: Tư duy một cá thể như gồm trong một loại, hay một loại như gồm trong một chủng loại; xem xét một sự kiện như áp dụng một qui luật).

[39] Husserl, Sdt: La représentation du nombre d'une multiplicité déterminée ne provient pas de ce que nous comparons entre eux les objets dont se charge cette multiplicité, et de ce que nous les subsumons sous le concept de genre (cheval, pomme, son, crayon) que fait ressortir cette comparaison; mais elle provient bien plutôt de ce que nous les amenons ... continuellement sous le même concept, celui du quelque chose, en réunissant simultanément dans une collectionles objets pensés sous la médiation de ce concept et désignés également par rapport à lui. C'est ainsi qu'apparaît (entsteht) la forme générale de la quantité un et un et... un, sous laquelle se range la quantité concrète présente, c'est-à-dire le nombre qui lui appartient. D'après la manière de voir la plus répandue, chaque comparaison exigerait des comparaisons antérieures ou simultanées, et des relations d'égalité interviendraient d'une manière essentielle dans le concept du nombre.

[40] Husserl, Sdt: De quelle manière l'égalité des objets à dénombrer par rapport à n'importe quel concept de genre doit-elle contribuer à la réussite de l'abstraction des nombres?

 

 (c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015