ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 119

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

Ý thức thời như thể trì động của thiên-địa-thời

Phân tích cấu thành ý thức thời gian quả thực đối với Husserl là một vấn đề hiện tượng luận phổ cập của cấu thành. Trong Những bài giảng về ý thức thời gian nội tại từ năm 1905 dẫn trên, ông xác định: "một phân tích hiện tượng luận về thời gian không thể giải thích  cấu thành thời gian mà không tham chiếu đến cấu thành của những đối tượng thuộc thời gian ... không chỉ là những đơn vị trong thời gian song còn bao gồm trương độ thời gian của chúng".[61]

Trong phân đoạn ba khảo về trình độ cấu thành thời gian và những đối tượng thuộc thời gian, Husserl đề cập đến một số những chiều kích cơ bản và những tầng khu biệt của nó đã chia ra những trình độ khác nhau của cấu thành theo cấu trúc chủ yếu của chúng, nhận ra :

1. những sự vật kinh nghiệm trong thời gian khách quan : sự vật kinh nghiệm của chủ thể cá nhân, sự vật đồng nhất liên chủ thể và sự vật của vật lý học.

2. những phức số cấu thành của biểu hiện thuộc về những trình độ khác nhau, những đơn vị nội tại trong thời gian tiền thường nghiệm.

3. luồng cấu thành thời gian tuyệt đối của ý thức.[62]

Ở phân đoạn hai phân tích ý thức thời gian, Husserl dùng hai khái niệm "trì động/Retention" và "phóng động/Protention" đã nói đến trong những kỳ trước, ở đây áp dụng vào ký ức sơ kỳ/primäre Erinnerung và ký ức hậu kỳ/sekundäre Erinnerung :

Trong §11: ấn tượng sơ khởi và biến cải trì động nói về "điểm-nguồn/Quellpunkt" để "phát sinh" ra đối tượng lâu dài bắt đầu là một ấn tượng sơ khởi, ý thức này xẩy ra trong biến đổi liên tục : âm (điệu)-hiện tại/Ton-Jetzt thực sự thường xuyên biến đổi thành một cái gì đã có, một âm-hiện tại luôn luôn mới thường xuyên nhả ra một âm (điệu) đã qua đi trong biến cải. Song khi ý thức về âm-hiện tại, ấn tượng sơ khởi, biến đi vào trong trì động, chính trì động này lại là một hiện tại, một hiện thể thực. Trong khi chính nó là hiện tại thực sự (song không phải là một âm-hiện tại thực sự) mà là trì động của âm đã có. Husserl nhận xét là " một tia ý nghĩa có thể trực chỉ về hiện tại : về trì động, song nó cũng có thể trực chỉ về cái gì ý thức trong trì động : về âm đã qua đi. Mỗi hiện tại thực sự của ý thức dầu sao cũng tùy thuộc vào quy luật biến cải. Hiện tại biến đổi liên tục từ trì động tới trì động, do đó kết quả là một liên tục bền vững diễn ra là mọi điểm kế tiếp là một trì động cho mọi điểm trước đó. Và mọi trì động đã là một liên tục." [63]

Để giải thích rõ hơn về "mỗi trì động kế tiếp không chỉ là một biến cải liên tục phát sinh từ ấn tượng sơ khởi song là một biến cải liên tục của cùng điểm ban đầu", "khi đối tượng thuộc thời gian đã chấm dứt, khi khoảng thời gian thực sự đã hết, ý thức đối tượng, bây giờ đã qua, chẳng thể không rõ nữa, mặc dầu nó không còn chức năng như thể ý thức tri giác, hay có lẽ đúng hơn như thể ý thức thuộc ấn tượng... Ký ức sơ kỳ, hay, như chúng ta thường nói, trì động thì tiếp tục nối với "ấn tượng"...Vì liên tục của những giai đoạn nối với "hiện tại" thực sự không là gì khác hơn là một trì động hay liên tục của những trì động. Trong trường hợp tri giác đối tượng thuộc thời gian... tri giác luôn luôn tận cùng ở một thông giác-hiện tại... song thông giác-hiện tại này , như thể nó vẫn là, hạt nhân  của một đuôi sao chổi những trì động liên quan đến những điểm-hiện tại sớm hơn của vận động."[64]

Trong phần trình bày ký ức sơ kỳ của Husserl, người ta có thể nhận ra ký ức này là phương tiện cho tri giác đối tượng đã cho tự nguyên ủy, là trì động như một tổng thể đơn nhất trong ý hướng liên tục. Ký ức hậu kỳ hoàn toàn khác, như Husserl nói đến trong tiết §14 tái sản xuất những đối tượng thuộc thời gian :

"Chúng ta đã mô tả đặc điểm ký ức sơ kỳ hay trì động như thể đuôi sao chổi nối với tri giác thực sự. Tuyệt đối khác biệt với điều đó là ký ức hậu kỳ, hồi ức.Sau khi ký ức sơ kỳ đã qua đi, một ký ức mới của vận động này, của âm điệu này có thể trồi lên ... như thể tái biểu tượng tức thời nối với những tri giác, cũng như những tái biểu tượng tự định có thể xuất hiện mà không cần nối với những tri giác, và đó là những ký ức hậu kỳ."[65]

Ký ức hậu kỳ là tái cấu thành tự do của những gì đã cho tự nguyên ủy , "giống tri giác và ký ức sơ kỳ song không phải là tri giác và ký ức sơ kỳ", có thể biến đổi những gì tái biểu hiện, nghĩa là "tái biểu tượng" như xác định trong tiết §18 "tái biểu tượng  kinh nghiệm sống trong khu vực "tự do" của tôi, ... chủ yếu là mọi ký ức không chỉ lặp lại được trong ý nghĩa là những trình độ cao hơn khả hữu theo ý chí, song cũng được lặp lại như một khu vực của "tôi có thể"[66]

Sang tiết §19, Husserl xác định khu biệt giữa trì động và tái sản xuất, ký ức sơ kỳ và hậu kỳ hay khả năng tưởng tượng. Ở đây cũng như ở tiết §14 nói trên, Husserl đề cập đến lý luận của Brentano về khả năng tưởng tượng nhân bàn sự khu biệt giữa hai hình thái ký ức : "nếu trì động nối với tri giác thực, dù trong luồng tri giác hay trong kết hợp liên tục với nó sau khi nó đã hoàn toản trôi qua, tự nhiên là trước tiên có thể nói (như Brentano) là : tri giác thực sự được cấu thành trên cơ sở  những cảm giác như là biểu tượng/Präsentation, ký ức sơ kỳ trên cơ sở tưởng tượng  như là tiêu biểu ý tượng/Repräsentation, như tái-biểu tượng/Vergegenwärtigung. Bây giờ như thể tái biểu tượng tức thời nối với những tri giác, cũng như những tái biểu tượng tự định/selbständig Vergegenwärtigungen có thể xuất hiện mà không cần nối với những tri giác, và đó là những ký ức hậu kỳ"[67]. Đến đây, Husserl khẳng quyết có nhiều vấn nạn phản bác nghiêm trọng chống lại quan điểm này, và chính ông đã nói đến trong tiết §6.

----- ------------------------------

[61] Husserl, Sdt. Erster Teil, Zweiter Abschnitt : Analyse des Zeitbewußtsein/phân tích ý thức thời gian .

§7 : Deutung der Erfassung von Zeitobjekten als Momentanerfassung und als dauernder Akt/lý giải hiểu thấu đối tượng thời gian như thể nắm vững nhất thời và như thể hành vi vĩnh viễn : so kann eine phänomenologische Zeitanalyse die Konstitution der Zeitobjekte aufklären... die nicht nur Einheiten in der Zeit sind, sondern die Zeitextension auch in sich enthalten.

[62] Husserl, Sdt. Erster Teil, Dritter Abschnitt : Die Konstitutionsstuffen der Zeit und der Zeitobjekte/trình độ cấu thành thời gian và những đối tượng thời gian , §34 : Scheidung der Konstitutionsstufen/khu biệt hóa những trình độ cấu thành :

Wir fanden :

1. die Dinge der Erfahrung in der objektiven Zeit : (...) das Erfahrungsding des einzelnen Subjekts, das intersubjektiv identische Ding, das Ding der Physik;

2. die konstituierenden Erscheinungsmannigfaltigkeiten verschiedener Stufe, die immanenten Einheiten in der präempirischen Zeit;                                             

3. den absoluten zeitkonstituierenden Bewußtseinsfluß.

[63] Husserl, Sdt. Zweiter Abschnitt : Analyse des Zeitbewußtseins

§11: Urimpression und retentionale Modifikation : Ein Strahl der Meinung kann sich auf das Jetzt richten : auf die Retention, er kann sich aber auch auf das retentional Bewußte richten : auf den vergangenen Ton. Jedes aktuelle Jetzt des Bewußtseins unterliegt aber dem Gesetz der Modifikation. Es wandelt sich in Retention von Retention, und das stetig. Es ergibt sich demnach ein stetiges Kontinuum der Retention derart, daß jeder spätere Punkt Retention ist für jeden früheren. Und jede Retention ist schon Kontinuum.

[64] Husserl, Sdt.

§11 : "Jede spätere Retention ist vielmehr nicht bloßkontinuierliche Modifikation, hervorgegangen aus der Urimpression, sondern kontinuierliche Modifikation aller früheren stetigen Modofikationen desselben Einsatzpunktes".

"Wenn ein Zeitobjekt abgelaufen, wenn die aktuelle Dauer vorüber ist, so erstirbt damit keineswegs das Bewußtsein von dem nun vergangenen Objekt, obschon es jetzt nicht mehr als Wahrnehmungsbewußtsein oder besser vielleicht impressionales Bewußtsein fungiert... An die "Impression" schließt sich kontinuierlich die primäre Erinnerung oder, wie wir sagten, die Retention an... Denn die Kontinuität von Phasen, die sich an das jeweilige "Jetzt" anschloß, war ja nichts anderes als ein solche Retention bzw. eine Kontinuität von Retentionen. Im Falle der Wahrnehmung eines Zeitobjektes ...terminiert sie jederzeit in einer Jetztauffassung ... Aber diese Jetztauffassung  ist gleichsam der Kern zu einem Kometenschweif von Retentionen, auf die früheren Jetztpunkte der Bewegung bezogen.

[65] Husserl, Sdt.

§14 : Reproduktion von Zeitobjekten (sekundäre Erinnerung) :

"Wir bezeichneten die primäre Erinnerung oder Retention als einen Kometenschweif, der sich an die jeweilige Wahrnehmung anschließt. Durchaus davon zu scheiden ist die sekundäre Erinnerung, die Wiedererinnerung. Nachdem die primäre Erinnerung dahin ist, kann eine neue Erinnerung von jener Bewegung, von jener Melodie auftauchen... Ebensogut nun, wie sich unmittelbar Vergegenwärtigung an Wahrnehmungen anschließen, können auch ohne Anschluß an Wahrnehmung selbständig Vergegenwärtigungen sich einstellen, und das sind die sekundären Erinnerunggen."

[66] Husserl, Sdt.

§18 :Die Bedeutung der Wiedererinnerung für die Konstitution des Bewußtseins von Dauer und Folge/Ý nghĩa của hồi ức để cấu thành ý thức của kéo dài và kế tiếp :

 A priori liegt Vergegenwärtigung eines EWrlebnisses im Bereich meiner "Freiheit"...Wesensgesetzlich ist nicht nur jede Erinnerung iterierbar in dem Sinne, daß beliebig hohe Stufen Möglichkeit sind, sondern es ist das auch eine Sphäre des "ich kann".

[67] Husserl, Sdt.

§14 : Wenn an die aktuelle Wahrnehmung, sei es während ihres Wahrnehmungsflusses, sei es in kontinuierlicher Einigung nach ihrem ganzen Ablauf Retention sich anschließt, so liegt es zunächst nahe (wie Brentano es getan hat) zu sagen : die aktuelle Wahrnehmung konstituiert sich aufgrund von Empfindungen als Präsentation, die primäre Erinnerung aufgrund von Phantasien als Repräsentation, als Vergegenwärtigung. Ebensogut nun, wie sich unmittelbar Vergegenwärtigungen an Wahrnehmungen anschließen, können auch ohne Anschluß an Wahrnehmungen selbstädig Vergegenwärtigungen sich einstellen, und das sind die sekundären Erinnerungen.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017