ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 104

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104,

 

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm 

 

Đến luận lý học siêu nghiệm

 

Chương thứ nhất mở đầu phần II Luận lý học hình thức và siêu nghiệm với tiêu đề Chủ nghĩa duy tâm lý và đề đạt một nền móng siêu nghiệm cho luận lý học ở năm 1929 có phải chỉ ra mối quan tâm hay ám ảnh của Husserl với những triết gia tiền bối như Dilthey và Brentano trong khung cảnh/khí hậu của một đế quốc triết học ở thế kỷ 19, khi vẽ ra bức họa hai chiều của nghiên cứu luận lý học (hướng đi chủ quan và khách quan của hành xử chủ đề), song ở lối vào vẫn sừng sững bóng ma chủ nghĩa duy tâm lý/at the entrance stands the bogy of psychologism ?

Khi chống lại yêu cầu nghiên cứu luận lý học hướng về chủ quan đã được thực hiện ngay từ quyển I Tổng luận về luận lý học thuần túy của bộ Nghiên cứu luận lý [xem gio-o kỳ 77 & những kỳ tiếp theo] nhằm tiêu diệt triệt để những  gì thuộc tâm lý học khỏi chủ đề của luận lý học truyền thống và mở rộng để trở thành toán học phổ cập toàn diện là "mục đích quan trọng tối thượng để tạo khu vực đặc thù của luận lý học phân tích hiển lộ trong tính thuần túy và đặc biệt lý tưởng của nó, gỡ ra khỏi những lẫn lộn và ngộ nhận tâm lý vẫn vướng mắc ngay từ đầu", song "luận lý học như một lý luận khoa học phổ quát không chỉ liên quan tới mọi khoa học xác thực, dựa vào những khả hữu chủ yếu phổ quát của chúng, mà còn liên quan tới mọi phê bình luận thuộc chúng và tính xác thực của chúng, cũng như với những phổ quát chủ yếu của nó". [157]

Husserl xác định "luận lý học không chỉ là một khoa học giữa các khoa học song đồng thời còn là một phần cơ bản của phương pháp cho mọi khoa học nào khả dĩ thực hiện được".[158] cho nên nhiệm vụ tức thời là hướng nghiên cứu trước hết làm sáng tỏ bản nhiên và thiết yếu của nghiên cứu chủ quan yêu cầu trong trường hợp phân tích này.

Trong chương thứ hai phần II dẫn khởi những vấn nạn của luận lý học tiên nghiệm liên quan đến những khái niệm cơ bản, Husserl chỉ ra là những nghiên cứu liên hệ đến chủ quan trong luận lý này "có đặc tính của những nghiên cứu nền tảng cho  khai phá và phê bình  phương pháp luận lý nguyên ủy, và quả thực ta có thể định tính chúng như những thăm dò phương pháp do đó những " khái niệm cơ bản"  của phân tích  được sản sinh tự nguyên ủy, trong hiển nhiên bảo đảm cho ta về những bản chất tuần tự  đồng nhất và an toàn chống lại mọi biến đổi." [159]                                                                                                                                                   

Trong ý hướng này chỉ ra sự khu biệt giữa luận lý học hình thức khách quan với luận lý học tiên nghiệm. Những khái niệm cơ bản nói trên được sản sinh trong hiển nhiên, không phải trong phân tích tâm lý học, song ở khởi đầu là nghiên cứu cấu thành như một phản tư và khai phá tiến triển của phương pháp sử dụng trong thực tế và "vô thức". Husserl xác định, nó là "phê bình" - nghĩa là : thực hiện tích cực, theo những tuyến khác nhau của thực hiện, dựa trên cơ sở phân cách có hệ thống những chiều có định hướng kết hợp lại trong thống nhất tổng hợp.  Điều  này có nghĩa là phê bình  như vậy là cấu thành sáng tạo của những khách quan tính nhắm về mỗi một trong thống nhất của một dữ kiện đã cho hòa hợp của chính khách thể tính này, và sáng tạo những bản chất tương ứng và những khái niệm ý tượng của chúng.[160]

Chính trong quan điểm này, Husserl khẳng quyết "những đơn vị đắc thủ một cách sáng tạo của cấu thành là những quy phạm, và đắc thủ sáng tạo chúng là một phương pháp tự nó trở thành chủ đề" dẫn tới hiện tượng luận, mà trước hết, "sáng tạo những khái niệm cơ bản là một thực hành cơ bản, đặt những nền tảng cho mọi khoa học... song trước hết là cho luận lý học, được xem là phương pháp phổ quát chủ yếu cho mọi khoa học, bao gồm hết thẩy những phương pháp đặc thù trong Tiên thiên của bất kỳ phương pháp nào và điều khiển một cách ý thức tạo hình chúng theo những nguyên lý. Chỉ trong đời sống khoa học tự đặt mình vào nguồn gốc cơ bản của nghiên cứu này là khoa học chính thống khả hữu".[161]   

Trong chương thứ năm của phần II, ông lại xác định tiến trình từ nhận thức và khoa học đến luận lý học như một lý luận khoa học, và từ cơ sở hiện thực của luận lý học đến một lý luận của lý trí luận lý hay khoa học là vấn đề toàn diện của triết học siêu nghiệm, mà hình thức thuần túy và triệt để chính là hiện tượng luận siêu nghiệm.

Vấn đề đặt ra là  như vậy trong quá trình từ luận lý học thuần túy đến luận lý học siêu nghiệm, tất yếu có phải hiện tượng luận là nền tảng của luận lý học. Hỏi như vậy có nghĩa là những nghiên cứu về nguyên ủy của luận lý học ắt phải lập thành "phổ hệ của luận lý học" ? Thật sự trong tiết §  93 chương 5, Husserl đặt vấn nạn : Đối với một cơ sở nền tảng triệt để của luận lý học, có phải toàn bộ thế giới thực đặt thành vấn đề - không phải để chỉ ra tính hiện thực của nó, song là mang lại ý nghĩa khả hữu và chân thực cũng như phạm vi của ý nghĩa này, phạm vi mà ý nghĩa này có thể đi vào những khái niệm cơ bản của luận lý học ?[162]    

Trong chương 7 tức chương cuối của phần II, Husserl xác định giải đáp cho vấn nạn "Làm thế nào để một lý luận về lý trí luận lý học khả hữu ?" là "Một lý luận như thế hoàn toàn khả hữu như thể hiện tượng luận của lý trí luận lý, trong khuôn khổ của toàn bộ là hiện tượng luận siêu nghiệm" [163] - chỉ ra đặc tính cơ bản của một khoa học tự bản chất là tối hậu.

Trong những dòng cuối của Kết luận Luận lý học hình thức và luận lý học siêu nghiệm hứa hẹn những nghiên cứu tương lai về toàn phần ý niệm cho một lý luận khoa học, một luận lý học, một hữu thể luận ở những công trình chúng ta sẽ bàn tới trong những chương sau.                                                                                                                                                                                                                              

------------------------------------------------

[157] Husserl, Sdt, Ph. II, § 67 :"the supremely important one [end] of making the specific province of analytic logic visible in its purity and ideal peculiarity, freeing it from the psychologizing confusions and misinterpretations in which it had remained enmeshed from the beginning"; "for, as the universal theory of science, logic would relate not only to all genuine sciences, with respect to their universal essential possibilities, but also to any and all criticism pertaining to them and their genuineness, and here likewise with respect to its essential universalities".     

[158] Husserl, Sdt, Ph. II § 68 : "logic is not only one science among others but at the same time a fundamental part of the method for every possibly feasible science whatever" .

[159] Husserl, Sdt. Ph. II, Ch. 2 § 70 : The investigations concerning the subjective in logic "all have the character of investigations fundamental to the uncovering and criticism of the original logical method; and indeed we can characterize them all likewise as explorations of the method  by which the "fundamental concepts" of analytics are produced originaliter, in that evidence explorations of the method which assures us of their respective essences as identical and safeguarded against all shiftings."

[160] Husserl, Sdt, § 70 : Only at the outset is constitutional inquiry such a reflection and progressive uncovering of the method used in fact and "unconsciously". As it advances, it is "criticism" - that is : active fulfilment, along the various lines of fulfilment, based on systematic separation of the intentional directions combined in the synthetic unity. But this signifies that here such criticism is creative constitution of the objectivities intended to each in the unity of a harmonious givenness of that objectivity itself, and creation of their respective essences and eidtic concepts.

[161] Husserl, Sdt :

§ 70 : The creatively acquired unities of constitution are norms; and the creative acquiring of them is a method that has itself become thematic;

§ 71 : The creation of fundamental concepts is therefore a fundamental performance, laying the foundations for all sciences... but first of all for logic, which is called on to be the essentially universal method for them all, to embrace all their special methods within the Apriori of any method whatever and consciously to govern the shaping of them according to principles.

[162] Husserl, Sdt, Ph II § 93 : For a radical grounding of logic, is not the whole real world called in question - not to show its actuality, but to bring out its possible and genuine sense and the range of this sense, the range with which this sense can enter into the fundamental concepts of logic ?

[163] Husserl, Sdt. Ph II § 101 : "How is a theory of logical reason possible ?"

"Such a theory is radically possible as the phenomenology of logical reason, within the frame of transcendental phenomenology as a whole."

 

Hết chương III

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017