ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 91

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91,

 

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

(Nhận xét về tương quan Heidegger-Husserl)

 

Tiết § 13: Minh họa Hữu-trong ở một cách thức lập cơ sở. Tri thức thế giới.

Nguyên văn: Song hỏi cái gì là chỉ thị ý nghĩa của "bên trong" tính nội tại trong đó tri thức tiên khởi được bao gồm, và làm thế nào tính cách của hữu của "hữu ở trong" này của tri thức được lập cơ sở trong loại Hữu của một chủ thể, về điều đó im lặng ngự trị.

Ghi chú bên lề của Husserl : Song không trong hiện tượng luận.

Tiết § 52 : Hữu về chung cuộc thường nhật và quan niệm toàn sinh của sự chết.

Nguyên văn: Cho nên con người ta giấu kín cái gì là đặc thù về xác thực của sự chết, nghĩa là khả hữu trong mọi lúc. Cùng đi với xác thực của sự chết là cái không hạn định của chết khi nào.

Ghi chú bên lề của Husserl: Tuy nhiên ở đây, rõ ràng trong từ ngữ hiện tượng luận,  phải xét đến một điều gì khác. Chết được kết bện với cơ hội và, nói chung, với "bất ngờ" của khoảng thời sống của con người.  

Tiết § 69 : Thời tính của hữu-tại-thế và vấn đề siêu việt của thế giới.

b) Ý nghĩa thời của biến chuyển mối ưu tư thực tiễn trong khám phá lý luận về hiện-diện-trong- tay trong-thế giới.                                     

Nguyên văn : Những nhận xét sau đây được sửa soạn để hiểu vấn đề trung tâm này, hơn nữa trong đó ý niệm hiện tượng luận ... lần đầu được phát triển

Ghi chú bên lề của Husserl : mục đích làm rõ ý niệm hiện tượng luận.

Tiết § 77 : Mối quan liên của phần trình bày trên đây về vấn đề sử tính với nghiên cứu của W. Dilthey và ý niệm của Bá tước Yorck.

Nguyên văn: Song điều đó chỉ khả hữu nếu có cảm thức sau : 1. vấn đề sử tính là một vấn đề hữu thể luận về cấu tạo hữu của những thực thể sử; 2. vấn đề về hiện thể là vấn đề hữu thể luận của cấu tạo hữu của những thực thể không hiện thể, của hiện-diện-trong-tay theo nghĩa rộng nhất; 3. hiện thể chỉ là một lãnh vực của thực thể. Ý niệm hữu bao gồm cả "hiện thể" và "tính sử". Nó là ý niệm này phải để "nói chung khu biệt".[109]

Ghi chú bên lề của Husserl : Tại sao không là chính hiện tượng luận cấu thành ở đây sao ? 

Đọc Kant und das Problerm der Metaphysik : Kant và vấn đề siêu hinh học là tác phẩm kế tiếp Sein und Zeit/Hữu và Thời xuất bản năm 1929 của Heidegger. Theo tác giả trong lời tựa lần xuất bản đầu năm 1929, ông xác định là những điều cơ bản trong sách đã được trình bày trong giảng khoa mùa Đông 1927/28 và còn nhiều dịp về sau trong những bài diễn thuyết ở Viện Herder tại Riga tháng 9, 1928 và học viện Davoser Hochschule tháng Ba năm 1929. Ông cũng nói rõ lý giải Phê bình lý trí thuần tuý liên kết với một công trình tương tự trong phần Hai bộ Hữu và Thời. Tuy nhiên phần Hai đó chưa bao giờ xuất bản,  cho nên người ta thường xem sách này như tiếp nối phần Hai của Hữu và Thời.

Như đã nói ở trên, người ta chỉ có thể nhờ những ghi chú bên lề của Husserl nói về Heidegger qua hai quyển sách trên. Tuy nhiên, không như đọc Hữu và Thời, ở đây Husserl chỉ  chú trọng đến một phần ba Kant và vấn đề siêu hình học qua những ghi chú bên lề ; song những nhận xét của ông chỉ ra khu biệt quan trọng giữa Heidegger và Husserl.

Quan điểm của Husserl về  Phê bình lý trí thuần tuý của Kant là một khảo luận về tri thức học, không phải hữu thể luận nền tảng hay siêu hình học như quan điểm của Heidegger. Mặt khác, khi luận về những vấn nạn nổi tiếng Kant đề ra là "tôi có thể biết gì ?", "tôi phải làm gì ?", "tôi có thể hy vọng gì ?" để dẫn đến câu hỏi chủ yếu "người là gì ?"chỉ ra mối liên hệ cơ bản giữa siêu hình học và nhân loại học.

Phần một:

Tiết § 2: Khới điểm đặt nền tảng cho siêu hình học truyền thống.

Nguyên văn : Kế hoạch tiên khởi của Hữu của hiện thể được ghi lại trong những khái niệm cơ bản và những nguyên lý của khoa học tự nhiên.

Ghi chú bên lề của Husserl : Kế hoạch của hữu/Seinsplan ?

Nguyên văn : Biểu hiện của hữu (chân lý hiện thể) quay xung quanh khai mở của cấu trúc-hữu/

Seinsverfassung của hiện thể (chân lý hữu thể luận).

Ghi chú bên lề của Husserl : Cấu trúc-hữu/Seinsverfassung có ý nghĩa gì ? Cấu tạo ? Trong bất kỳ trường hợp nào, theo Heidegger, [đó là] một cấu thành/Verfassung hữu của hiện thể.

Tiết § 3: Đặt nền tảng cho siêu hình học như thể "Phê bình lý trí thuần tuý".

Nguyên văn : Phê bình lý trí thuần tuý không có gì liên quan tới "lý luận nhận thức/ Erkenntnistheorie".

Ghi chú bên lề của Husserl : không có gì ?

Nguyên văn: Với "cách mạng Copernic" này, Kant đưa vấn đề hữu thể luận lên phạm vi trung tâm.

Ghi chú bên lề của Husserl : Điều mà Heidegger gọi là hữu thể luận.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 

 Phần hai: I. Những đặc tính chủ yếu của trường nguyên ủy.

Tiết § 5 : Bản chất của tính hữu hạn của tri thức.

Nguyên văn: Những cơ quan phục vụ tình cảm là những cơ quan cảm giác bởi vì chúng thuộc trực quan hữu hạn, nghĩa là cảm giác. Với điều này, lần đầu tiên Kant đạt tới một khái niệm về cảm giác thuộc hữu thể luận hơn là cảm giác luận.

Ghi chú bên lề của Huserl : ? Không liên quan tới những cơ quan cảm giác.

Nguyên văn: Nhận thức chủ yếu là trực quan, nghĩa là một biểu tượng trực tiếp biểu hiện chính hữu thể.

Ghi chú bên lề của Husserl: Đó có phải là Kant ?

Nguyên văn: Những thụ tạo/Wesen trực quan hữu hạn phải có quyền góp phần/teilen trong trực quan đặc thù của hiện thể.

Ghi chú bên lề của Husserl: Đó có phải của Kant ?               

Phần hai: II. Cách thế khai mở nguyên ủy.

Tiết § 7: Phác họa những giai đoạn đặt nền tảng cho hữu thể luận:

Nguyên văn: Cái được xét đến là khả hữu chủ yếu của hợp đề hữu thể luận.

Ghi chú bên lề của Husserl : Hợp đề hữu thể luận - cấu tạo hình thái cấu trúc bất biến của thế giới cho trước. Người ta cần không phải bắt đầu với hữu thể luận truyền thống; song đứng ra là, có thể đặt vấn đề như Hume đã làm trước Kant.

Cũng không cần vấn đề tính hữu hạn, - Hume đã không xét đến điều này.

Tiết § 25: Siêu việt như thể đặt nền tảng cho Metaphysica Generalis/Siêu hình học tổng quát*

Nguyên văn : Kant muốn thay thế "danh từ xứng đáng cùa hữu thể luận bằng danh từ cùa một "triết học siêu nghiệm", nghĩa là với một khai mở chủ yếu của siêu việt.

Ghi chú bên lề của Husserl: Tôi cũng làm như vậy/So auch ich.

Phần ba: Đặt nền tảng cho siêu hình học trong nguyên ủy.

B. quyền năng siêu nghiệm của trí tưởng như căn rễ của hai gốc**

Tiết § 34: Thời gian như thể tình cảm-tự ngã thuần tuý và tính thời của tự ngã.

Nguyên văn: Có phải Kant đưa ra võng luận của tính bản thể xây dựng trên cách đặt nền tảng của ông cho hữu thể luận, giả định là có nghĩa do bản ngã "ấn định và tồn tại" như thể một cái gì giống như bản thể tinh thần ?

Ghi chú bên lề của Husserl : Song chính ông nói là nó tương tự như một bản thể trong tiền tiến/Fortschritte. Há không phải "cơ hữu thể" là một cái gì chứng minh được về mặt hiện tượng luận (thay vì xây dựng ớ hạ tầng về mặt siêu hình) sao ?[110]    

 

------------------------------

[109] Heidegger: Sein und Zeit,

§ 3: Der ontologische Vorrang der Seinsfrage?Ưu thế hữu thể luận của vấn đề Hữu:

[Đính chính: trong kỳ 90 ghi lầm là tiết § 2, thực ra là tiết § 3]

 Alle Ontologie, mag sie über ein noch so reiches und festverklammertes Kategoriensystem verfügen, bleibt im Grunde blind und eine Verkehrung ihrer eigensten Absicht, wenn sie nicht zuvor den Sinn von Sein zureichend geklärt und diese Klärung als ihre Fundamentalaufgabe begriffen hat.

§ 7 : Die phänomenologische Methode der Untersuchung:

Phänomenologie nennt weder den Gegenstand ihrer Forschungen, noch charakterisiert der Titel deren Sachhaltigkeit.

Phänomenologie ist Zugangart zu dem und die ausweisende Bestimmungsart dessen, was Thema der Ontologie werden soll.                                                          

 § 13: Die Exemplifizierung des In-Seins an einem fundierten Modus. Das Welterkennen.

Was das "Innen" der Immanenz aber positiv bedeutet, darin das Erkennen zunächst eingeschlossen ist, und wie der Seinscharakter dieses "Innenseins" des Erkennens in der Seinsart des Subjekts gründet, darüber herrscht Schweigen.   

§ 52 : Das alltägleein zum En der vollt existenziale Begriff des Tödes:

So verdeckt das Man das Eigentümliche der Gewißheit des Todes, daß er jeden Augenblick  möglich  ist Mit der Gewißheit des Todes geht die Unbestimmtheit seines Wann zusammen..

§  69 : Die Zeitlichkeit des In-der-Welt-seins und das Problem der Transzendenz der Welt :

b) Der zeitliche Sinn der Modifikation des umsichtigen Besorgens zum theoretischen Entdecken des innerweltlich Vorhandenen :

Die folgenden Überlegungen bereiten das Verständnis dieser zentralen Problematik vor, innerhalb deren auch erst die Idee der Phänomenologie ... entwickelt wird.

§ 77 : Der Zusammenhang der vorstehenden Exposition des Problems der Geschichtlichkeit mit den Forschungen W. Diltheys und den Ideen des Grafen Yorck.

Das ist aber nur möglich, wenn die Einsicht erwächst: 1. Die Frage nach der Geschichtlichkeit ist eine ontologische Frage nach der Sinsverfassung des geschichtlich Seienden; 2. die Frage nach dem Ontischen ist die ontologische Frage nach der Seinsverfassung des nicht daseinsmäßigen Seienden, des Vorhandenen im weitesten Sinne; 3. das Ontisch ist nur ein Bezirk des Seienden. Die Idee des Seins umgreift "Ontisches" und "Historisches". Sie ist es, die sich muß "generisch differenzieren" lassen.

[110] Heidegger, Kant und das Problem der Metaphysik [dẫn theo bản dịch sang tiếng Anh: Husserl's Marginal Remarks in  Kant and the Problem of Metaphysics của Richard E. Palmer].

Part One.

§ 2. The Point of Departure for the Laying of the Ground for Traditional Metaphysics : This preliminary plan of the Being of beings is inscribed within the basic concepts and principles of the Science of Nature.

The manifestness of beings (ontic truth) revolves around the unveiledness of the Being-structure [Seinsverfassung, bản dịch của Richard Taft: constitution of Being] of beings (ontological truth).

§ 3. The Laying of the Ground for Metaphysics as "Critique of Pure Reason":

The Critique of Pure Reason has nothing to do with a 'theory of knowledge' .

Part Two. I.The essential characteristics of the field of origin:

§ 5. The Essence of the Finitude of Knowledge :

The organs that serve affection are thus sense organs because they belong to finite intuition, i.e. sensibility. With this, Kant for the first time attains a concept of sensibility which is ontological rather than sensualistic.

Knowledge is primarily intuition, i.e. a representing that immediately represents the being itself.

Finite intuiting creatures [Wesen, plural] must be able to share in [teilen] the specific intuition of beings.

Part Two. II. The Manner of unveiling the Origin.

§ 7. The Outline of the Stages in the Laying of the Ground for Ontology :

What is being inquired about is the essential possibility of ontological synthesis.

§ 25. Transcendence as the Laying of the Ground for Metaphysica Generalis*

Kant wants to replace 'the proud name of an ontology' with that of a 'Transcendental Philosophy' i.e. with an essential unveiling of transcendence.

* Siêu hình học tổng quát là một thành phần của siêu hình học, theo Paul Janet trong Cours de philosophie, xb lần 4, 1882), siêu hình học là khoa học của những nguyên lý  và ngyên nhân thứ nhất trong Siêu hình học của Aristote (Φιλοσοφία πρώτη, φιλοσοφία ζητουμένη) chia làm hai thành phần: siêu hình học tổng quát hay hữu thể học khảo cứu những nguyên lý một cách trừu tượng và tổng quát, xét nghiệm hữu thể với tính cách như hữu thể và siêu hình học đặc thù khảo cứu những hữu chia làm ba thành phần: tâm lý học thuần lý hay khoa học về tâm hồn, vũ trụ học thuần lý hay triết học về tự nhiên, lý luận về thế giới nói chung và bản chất của vật chất, và thần học thuần lý hay thần lý học/théodicée. Lối phân chia này được Wolff và Kant thừa nhận.

Part Three. The Laying of the Ground for Metaphysics in its Originality.

B. The transcendental Power of Imagination as Root of both Stems**

** Quyền năng siêu nghiệm như căn rễ của hai gốc, theo Kant trong Phê bình lý trí thuần tuý, "chỉ có hai nguồn cơ bản/Grundquellen của tinh thần, cảm giác và lĩnh hội", "hai gốc tới quyền năng nhận thức của chúng ta", "ngoài hai nguồn nhận thức này, không có nguồn nào khác"..

§ 34. Time as Pure Self-Affection and the Temporal Character of the Self :

Is Kant, who worked out the paralogism of substantiality based on his own laying of the groundwork for ontology, supposed to have meant by the 'fixed and perduring' ego something like mental substance ?                                                                                                                                                

                  

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017