ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 80

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, 

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

 

Từ luận lý học thuần túy

 

Tập 1 trong bộ Nghiên cứu luận lý của Husserl với nhan đề Tổng luận về luận lý thuần túy phân biệt với những tập kế tiếp mang những nhan đề Những nghiên cứu về hiện tượng luận và lý luận nhận thức (tập thứ hai II/1 gồm phẩn một : Nghiên cứu I và II, và phần hai : Nghiên cứu III, IV và V); tập thứ hai II/2 mang nhan đề : (Nghiên cứu) VI. Những yếu tố của một minh giải hiện tượng luận về nhận thức [48]

Luận lý thuần túy như Husserl nói đến trong Phác họa một tự ngôn của Nghiên cứu luận lý được xác định như một toán học phổ quát, trong Giới thiệu bộ Nghiên cứu luận lý, là hệ thống khoa học của những qui luật và lý luận lý tưởng xây dựng thuần túy trên ý nghĩa những phạm trù lý tưởng về chỉ thị ý nghĩa, là khoa học của những điều kiện khả hữu lý tưởng của khoa học nói chung.  [X. kỳ 72]

Trong Tổng luận nói trên, nhiệm vụ đầu tiên của luận lý học thuần tuý  là xác định những phạm trù thuần túy của chỉ thị ý nghĩa trong tiết § 67, Husserl xác định những phạm trù của chỉ thị ý nghĩa là những khái niệm nguyên ủy "tạo khả hữu cho quan liên nhận thức về mặt quan điểm khách thể", và đặc biệt là quan liên của lý luận, "những khái niệm cấu thành ý niệm thống nhất lý luận và những khái niệm hợp nhất với chúng qua mối quan liên theo một qui luật lý tưởng"... Đó là những phạm trù thuần tuý, hay những phạm trù khách quan hình thức.[49]

Những phạm trù nói trên chỉ sinh ra tương ứng với những chức năng của tư tưởng, nghĩa là có căn cứ cụ thể trong những hành vi của tư tưởng, có "nguyên ủy ở hiện tượng luận/phänomenologische Ursprung", song có lẽ còn quá sớm trong giai đoạn viết tập I này, Husserl gọi đó là một "quan cảnh rõ ràng về bản chất của những khái niệm nói đến ở trên, mà về mặt phương pháp, xác định những từ ngữ đơn nghĩa, với những chỉ thị ý nghĩa".[50]

Sang tiết § 68, luận về nhóm vấn đề thứ hai, đi tìm những qui luật xây dựng trên hai loại khái niệm phạm trù, không những chỉ liên quan đến những hình thái khả hữu của những hỗn tạp và biến đổi canh cải những thống nhất lý luận bao hàm trong chúng, song đúng ra là giá trị khách quan của những hình thái cấu trúc do đó mà có : quả thực, có thể nhận ra chân thực hay sai lầm của những chỉ thị ý nghĩa nói chung thuần túy là theo hình thái phạm trù trong cấu trúc của chúng; mặt khác, hữu hay vô hữu của những đối tượng nói chung, của những sự trạng nói chung, cũng theo hình thái phạm trù thuần túy này.

Những qui luật nói trên dựa vào những chỉ thí ý nghĩa và những đối tượng nói chung ở trong tầm phổ quát lớn lao nhất vì có tính cách phạm trù luận lý, nên chính chúng cấu tạo ra những lý luận. Một đằng là về mặt chỉ thị ý nghĩa, có những lý thuyết của những suy luận, chẳng hạn như tam đoạn luận; đằng khác về mặt giao hỗ, lý luận thuần tuý của phức số xây dựng trên khái niệm phức số, lý luận thuần tuý của những số xây dựng trên khái niệm số, v.v... là những thứ lý luận đóng kín tự tại. [51]

Những lý luận và những qui luật phạm trù nói trên, trong tính hoàn hảo lý tưởng hình thành lên một bản chất phổ quát, trong đó mọi lý luận có giá trị xác định lấy ra những cơ sở hình thái lý tưởng cho yếu tính của nó : đó là những qui luât để nó tiến hành, và rốt cuộc có thể chứng thực như thể một lý luận có giá trị, dựa trên "hình thái" của nó. [52]  

Trong tiết § 67 khi luận về những phức tạp trong những qui luật của chúng, qui định những phức tạp tiệm tiến mà một vô lượng số  những hình thái mới sinh ra từ những hình thái nguyên thủy; những qui luật này cho một cái nhìn kết hợp trên những khái niệm chuyển dịch từ cơ sở những khái niệm và hình thái nguyên ủy, cũng như chính cái nhìn kết hợp này là đối tượng của Nghiên cứu IV: " Khu biệt giũa những chỉ thị ý nghĩa độc lập và những chỉ thị ý nghĩa phụ thuộc và ý niệm về ngữ pháp thuần tuý" sau này về những chỉ thị ý nghĩa độc lập và phụ thuộc, cũng như khả dụng nghĩa/kategorematische và đồng mãn nghĩa/synkategorematische.[53]

Những phạm trù thuần tuý hay khách quan hình thức tương ứng với những chức năng của tư tưởng nói đến trong tiết § 67 này sẽ được luận bàn trong Nghiên cứu VI, § 44 : " Nguyên ủy của khái niệm hữu và những phạm trù khác không ở trong lĩnh vực tri giác nội tại" nhằm phê phán một lý luận đề ra trực tiếp, truyền bá phổ cập từ Locke, song sai lạc từ cơ bản quan niệm những chỉ thị ý nghĩa - những phạm trù luận lý, như hữu và vô hữu, đơn số, phức số, tổng thể, số lượng, lý trí, kết quả, v.v... sinh ra theo một phản tư trên hành vi tâm linh, trong lĩnh vực của giác quan nội tại, của "tri giác nội tại". Những khái niệm như tri giác, phán đoán v.v... nhận được qua con đường này là những khái niệm "khả giác" nghĩa là thuộc khu vực "giác quan nội tại" ... Quan niệm phán đoán thực hiện được trong trực quan nội tại cùa một phán đoán thực tại, song quan niệm  của hữu không thực hiện được ở đó. Hữu không là  phán đoán, cũng không phải là thành tố thực của một phán đoán.[54]

Khi xác định nhiệm vụ sau cùng của luận lý thuần tuý như thể một khoa học về những điều kiện khả hữu của một lý luận bàn đến trong tiết § 69, có nghĩa là khảo sát tiên thiên về những loại (hay hình thái) cốt cán của những lý luận và qui luật quan hệ tương ứng , Husserl nhận xét, thay vì chỉ nói đến khả hữu của một lý luận, phải nghiên cứu nhiều lý luận khả hữu tiên thiên.

Đó là những vấn đề về lý luận của những hình thái khả hữu của những lý luận hay lý luận thuần tuý của những phức số. Những hình thái khác nhau này có quan hệ lẫn nhau "theo một qui tắc nhất định của phương pháp để có thể xây dựng những hình thái khả hữu này". Husserl xác định những mệnh để đặt ra ở đây hiển nhiên có một nội dung, một tính cách khác với những công lý và định lý của những lý luận thuộc nhóm vấn đề thứ hai đã bàn trong tiết § 68 nói đến ở trên, như những qui luật của tam đoạn luận, của khoa số học v.v... Đây là mục tiêu cuối cùng, song tối thượng của một khoa học lý luận của lý luận nói chung. Hơn nữa nó cũng quan hệ xét trên quan điểm nhận thức thực tiễn, sự việc xếp đặt một lý luận trong loại những hình thái mà lý luận phụ thuộc, trái lại, có thể mang một ý nghĩa phương pháp luận rất lớn lao..[55]      

Những chỉ dấu trình bày ở trên không phải mơ hồ, mà là những quan niệm có một bao hàm vững chắc, chứng tỏ trong "khoa toán học hình thức theo nghĩa khái quát nhất, hay lý luận những phức số", nói theo Husserl là "tinh hoa của khoa toán học hiện đại". Quả thực, nó không là gì khác hơn "thể hiện phần nào (l)Ý tưởng" mà ông vừa phác họa.[56]

Dường như có sự phân công rõ ràng, hay là nhiệm vụ của nhà toán học và nhà triết học, về mặt cá nhân , thể hiện trong hành trạng tư tưởng Husserl, hay khái quát hơn, nơi nhũng nhà khoa học-triết học giữa hai thế kỷ, dầu là trong tương tranh của thời hiện đại này.      

-------------------------------------------------

[48] Husserl: Logische Untersuchungen, Erster Band : Prolegomena zur reinen Logik 1900 ; Zweiter Band : I Teil : Untersuchungen zur Phänomenologie und Theorie der Erkenntnis; II Teil: Elemente einer phänomenologischen Aufklärung der Erkenntnis  1901.                                               

[49] Husserl, Prolegomena zur reinen Logik, Elftes Kapitel § 67: "die sämtlichen primitive Begriffe ..., die den Zusammenhang der Erkentniss in objektiver Beziehung und insbesondere den theoretischen Zusammenhang "möglich machen"... [Mit anderen Worten, es ist auf ] "die Begriffe abgesehen, welche die Idee der theoretischen Einheit konstituieren, oder auch auf Begriffe, die mit solchen in idealgesetzlichern  Zusammenhang stehen". [In nahem], "ideal gestzlichem Zusammenhang mit den bisher erwähnten Begriffen, den Bedeutungskategorien"...   Es sind die reinen oder formalen gegenständlichen Kategorien.

[50] Husserl, Sdt : es handelt sich um Einsicht in das Wesen der bezüglichen Begriffe und in methodologischer Hinsicht um Fixierung eindeutiger, scharf unterschiedener Wortbedeutungen.

[51]Husserl, Sdt, § 68 : Die zweite Gruppe von Problemen gilt der Aufsuchung der Gesetze, die in jenen beiden Klassen kategorialer Begriffe gründen,....sondern vielmehr die objektive Geltung der erwachsenden Bildungsformen :  also einerseits die Wahrheit oder Falschheit von Bedeutungen überhaupt rein auf Grund ihrer kategorialen Bildungsform; andererseits ... Sein und Nichtsein von Gegenständen überhaupt, Sachverhalten überhaupt, wieder auf Grund ihrer puren kategorialen Form.

Diese Gesetze, die also in denkbar gröβter, weil logisch-kategorialer Allgemeinheit auf Bedeutungen und Gegenstände überhaupt gehen, konstituieren selbst wieder Theorien. Auf der einen Seite, der der Bedeutungen, stehen die Theorien der Schlüsse, z.B. die Syllogistik, welche aber nur eine solche Theorie ist. Auf der anderen Seite, der der Korrelate, gründet im Begriff der Vielheit die reine Vielheitslehre, im Begriff der Anzahl die reine Anzahnlenlehre usw. - jede eine geschlossene Theorie für sich.

[52] Husserl, Sdt: Vielmehr bilden jene kategorialen Theorien und Gesetze in ihrer idealen Vollendung den allumfassenden Fond, aus dem jede bestimmete gültige Theorie die zu ihrer Form gehöigen idealen Gründe ihrer Wesenhaftigkeit schöpft : es sind die Gesetze, denen gemäβ sie verläuft, und aus denen sie als gültige Theorie, ihrer "Form" nach, vom letzten Grund aus gerechtfertigt werden kann.

[53] Husserl, Logische Untersuchungen, II/1. Untersuchungen zur Phänomenologie und Theorie der Erkenntnis : IV. "Der Unterschied der selbständigen und unselbständigen Bedeutungen und die Idee der reinen Grammatik".

[54] Husserl, Sdt, II/2. VI Elemente einer phänomenologischen Aufklärung der Erkenntnis, Zweiter Abschnitt. Sinnlichkeit und Verstand/Giác tính và ngộ tính, Sechstes Kapitel, Sinnlich und kategoriale Anschauungen/Trực quan khả giác và trực quan phạm trù, § 44 :

" Der Ursprung des Begriffes Sein und der übrigen Kategorien liegt nicht im Gebiete der inneren Wahrnehmung" :

"Es ist eine naheliegende, seit Locke allgemein verbreitete,aber grundirrige Lehre, daβ die fragliche Bedeutungen ... - die logischen Kategorien, wie Sein und Nichtsein, Einheit, Mehrheit, Allheit, Anzahl, Grund, Folgeusw. - durch Reflexion auf gewisse psychische Akte, also im Gebiete des inneren Sinnes, der "inneren Wahrnehmung" entspringen. Auf solchem Wege entspringen wohl Begriffe wie Wahrnehmung usw. , welche daher insgesamt "sinnliche" Begriffe sind, nämlich zur Sphäredes "inneren Sinnes" gehörige ... Der Gedanke Urteil erfüllt sich in der ineren Anschauung eines aktuellen Urteils; aber nicht erfüllt sich darin der Gedanke des ist. Das Sein ist kein Urteil und kein reales Bestandstück eines Urteils.

[55] Husserl, Sdt, § 69 : "So ist der Idee einer Wissenschaft von den Bedingungen der Möglichkeit von Theorie überhaupt Genüge geschehen".

[diese Wissenschaft über sich hinausweist auf eine ergänzende, welche] "a priori von den wesenllichen Arten (Formen) von Theorien und den zugehörigen Beziehungsgesetzen handelt ."

[die zur Idee der Theorie konstitutiv gehören, erforscht, und dann dazu übergeht, diese Idee zu differenzieren und stattt der Möglichkeit von Theorie als solcher] "vielmehr die möglichen Theorien a priori zu erforschen."

[ Diese verschiedenen Formen sind aber untereinander nicht beziehungslos.] "Es wird eine bestimmte Ordnung des Verfahrens geben,  wonach wir die möglichen Formen zu konstruieren."

"Die hier aufzustellenden Sätze werden offenbar von anderem Gehalt und Charakter sein müssen, als die Grund- und Lehrsätze der Theorien der zweiten Gruppe, als z.B. die syllogistischen Gesetze oder die arithmetischen usw."

"Dies ist ein letztes und höchstes Ziel einer theoretischen Wissenschaft von der Theorie überhaupt. Es ist auch in erkenntnis-praktischer Einsicht kein gleichgültiges. Die Einordnung einer Theorie in ihre Formklasse kann vielmehr von gröβter methodologischer Bedeutung werden."

[56] Husserl, Sdt, § 70 : Diese Andeutungen [werden vielleicht etwas dunkel erscheinen] Daβ es sich bei ihnen nicht [um vage Phantasien, sondern] um Konzeptionen von festem Gehalte handelt, beweist die "formale Mathematik" in allerallgemeinstem Sinne oder die Mannigfaltigkeitslehre, diese höchste Blüte der modernen Mathematik. In der Tat ist sie nichts anderes, als ... eine partielle Realisierung des soeben entworfenen Ideals. (in nghiêng do tôi-ĐPQ).

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016