ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 110

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

 

Ý thức (hay) nguyên lý tuyệt đối

 

Trước khi nói đến lộ đồ cấu trúc của Ý niệm II và III, tưởng cũng cần chú ý những vấn đề và khái niệm Husserl khảo sát trong Ý niệm I để đối chiếu với hai quyển sau, xem xét tính nhất quán và tầm quan trọng trong cấu thành hiện tượng luận của ông :

Chủ nghĩa (l)ý tưởng là vấn đề cơ bản trong Ý niệm I, do đó có ngộ nhận trong lý giải về  tư tưởng Husserl chuyển biến từ "duy thực" trong Nghiên cứu luận lý 1900/1901 sang "duy tâm" từ Ý niệm I 1911/1913; ngộ nhận có thể đến từ thái độ duy nhiên, như ông chỉ ra những tối tăm trong kinh nghiệm nhận thức, không chỉ về "phía thường nghiệm"  song từ "phía duy tâm". Chẳng hạn một mệnh đề như "a + 1 = 1 + a" là tự minh đề/Selbstverständlichkeit quả thực là biểu hiện sự kiện kinh nghiệm, song là biểu hiện giải thích dữ kiện của trực quan ý tượng, do đó người ta thường xem đó là một tư duy tiên thiên và loại bỏ luận đề thường nghiệm, song về mặt phản tư không đem lại cho ý thức rõ ràng đó là điều  như thể trực giác thuần túy như một loại dữ kiện trong đó, bản chất được cho từ nguyên ủy là đối tượng như thể thực tại cá thể được cho trong trực quan kinh nghiệm.[20] Chủ nghĩa (l)ý tưởng  cũng không là "chủ nghĩa duy tâm của Berkeley" như được khẳng định trong §55 : "bất kỳ ai đối với những tranh luận của chúng tôi phản biện là chúng có ý nghĩa biến đổi toàn thế giới thành ảo ảnh chủ quan và giao vào tay "chủ nghĩa duy tâm của Berkeley"  thì chúng tôi chỉ có thể trả lời là họ đã không nắm được ý nghĩa những tranh luận này".[21]

Theo Ricœur, hiện tượng luận như khai triển trong Ý niệm I là một chủ nghĩa (l)ý tưởng, còn là một chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm. Chính trực quan trong hình thái khả giác hay trong hình thái phạm trù đem lại hợp thức cho ý nghĩa của cả thế giới lẫn luận lý học. Thế nên chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm chứng tỏ trực quan  không bị phủ nhận mà hơn nữa còn có cơ sở. Nó cũng không phải là chủ nghĩa (l)ý tưởng chủ quan như những nhà phê bình trường phái tân-Kant xác định. Ý niệm về một chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm từ giảm trừ hiện tượng luận được thành lập từ một lý luận  nhận thức mới vì "đối với chúng ta, cơ bản là sự hiển nhiên, mà giảm trừ hiện tượng luận như thể loại trừ thái độ tự nhiên, hay chủ đề khái quát của nó, là khả hữu, và hiển nhiên là, sau khi thực hiện giảm trừ, ý thức thuần túy tuyệt đối hay siêu nghiệm vẫn còn lại như thể vật thừa, mà thực tại kỳ vọng là điều phi lý".[22]

Trực quan/Anschauung được xác định từ vấn đề  về những nguồn nguyên khởi của khoa học vì theo Husserl "từ mỗi khoa học tương ứng một vùng-đối tượng như thể lĩnh vực của nghiên cứu; và từ mọi tri thức của nó, nghĩa là  ở đây đối với mọi  phát biểu chính xác của nó, tương ứng, như thể những nguồn căn bản của nền tảng làm cho tính chính thống của chúng có giá trị, là một số trực quan trong đó những đối tượng ở trong vùng trở thành chính chúng được cho là hiện hữu và, ít ra một số được cho từ nguyên ủy. Trực quan để biểu thị/gebende Anschauung thuộc vùng thứ nhất, lĩnh vực "tự nhiên" cùa tri thức và với mọi khoa học của lĩnh vực này, là kinh nghiệm tự nhiên; và kinh nghiệm "tự nhiên" là biểu thị của cái gì tự nguyên ủy là tri giác, từ ngữ được hiểu theo ý nghĩa thông thường"[23]

Trực quan thực sự đã được Husserl luận đến ngay từ quyển 1 Tổng luận về luận lý học thuần túy của bộ Nghiên cứu luận lý, trong đó nhận xét mọi khái niệm nguyên thủy, như đối tượng, đơn vị, phức số, v.v... được chứng thực từ "nhận thức trong bản chất/Einsicht in das Wesen" nghĩa là một "biểu tượng trực giác về bản chất trong tạo niệm công chính/intuitiv Vergegenwärtigung des Wesens in adäquater Ideation". Ở Nghiên cứu 6 của bộ Nghiên cứu luận lý, chương VI về những trực quan khả giác và những trực quan phạm trù [xem gio-o kỳ 96] và trong quyển Kinh nghiệm và phán đoán/Erfahrung und Urteil 1948, Husserl còn trở lại vấn đề thống nhất trực giác của trực quan tri giác và trực quan tri tưởng, song mối liên hệ giữa bộ Nghiên cứu luận lý và bộ Ý niệm còn quan trọng hơn, như chính Husserl trong lời tựa lần xuất bản thứ hai bộ Nghiên cứu năm 1913 xác định : "Bởi nếu như Những Nghiên cứu này trở nên hữu ích cho những ai quan tâm đến hiện tượng luận , vì nó không chỉ đưa ra một đề cương, mà còn những nỗ lực của công trình thực sự cơ bản để trình bày những sự vật được trực giác và nắm bắt trực tiếp; và chính ở đó tiến hành một cách có phê phán, không thất lạc trong những giải thích ở một quan điểm, song trái lại định đoạt được sự việc và công trình về chúng. Hiệu quả của bộ Ý niệm phải dựa trên hiệu quả của bộ Nghiên cứu luận lý : nếu người đọc nhờ vào bộ Nghiên cứu này, ra sức nghiên cứu rõ ràng được một nhóm những vấn đề cơ bản, bộ Ý niệm, với cách thức làm sáng tỏ phương pháp theo những nguồn này, vạch ra những cấu trúc căn bản của ý thức thuần túy và chứng tỏ một cách hệ thống những vấn đề nghiên cứu trong đó, giúp cho tiến triển hơn và độc lập."[24]

Trực quan trong Ý niệm I được nói đến ngay từ chương thứ nhất §3 trong 153 tiết, về trực quan của bản chất, từ khu biệt giữa hai trực quan khả giác và ý tượng, song lại phụ thuộc vào nhau, đó là điều cần phải xét.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               

 

---------------------------------------

[20] Husserl, Ideen I, § 21. Unklarheiten auf idealistischer Seite : Man nimmt zwar ein reines Denken, ein "apriorisches" an und lehnt somit die empiristische These ab; man bringt sich aber nicht reflektiv zu klarem Bewuβtsein, daβ es so etwas wie reines Anschauen gibt, als ein Gegebenheitsart, in der Wesen als Gegenstände originär gegeben sind, ganz so wie in der erfahrenden Anschauung individuelle Realitäten.

[21] Husserl, Sdt, §55. Alle Realität seiend durch "Sinngebung". Kein "subjektiver Idealismus" : Wer angesichts unserer Erörterungen einwendet, das hieβe alle Welt in subjektiven Schein verwandeln und sich einem "Berkeleyschen Idealismus" in die Arme werfen, dem können wir nur erwidern, daβ er den Sinn dieser Erörterungen nicht erfaβt hat.    

[22] Husserl, Sdt : Das Wesentliche ist für uns die Evidenz, daβ die phänomenologische Reduktion als Ausschaltung der natürlichen Einstellung, bzw. ihrer generalen Thesis, möglich ist, und daβ nach ihrem Vollzuge das absolute oder transzendental reine Bewuβtsein als Residuum verbleibt, dem noch Realität zuzumuten, Widersinn ist."

[23] Husserl, Ideen I, § 1. Natürliche Erkenntnis und Erfahrung : Jeder Wissenschaft entspricht ein Gegenstandsgebiet als Domäne ihrer Forschungen, und allen ihren Erkenntnissen, d.h. hier richtigen Aussagen, entsprechen als Urquellen der rechtausweisenden Begründung gewisse Anschauungen, in denen Gegenstände des Gebietes zur Selbstgegebenheit und mindestens partiell zu originärer Gegebenheit kommen. Die gebende Anschauung der ersten, "natürlichen" Erkenntnissphäre und aller ihrer Wissenschaften ist die natürliche Erfahrung, und die originär gebende Erfahrung ist die Wahrnehmung, das Wort in dem gewöhnlichen Sinne verstanden.

[24] Husserl, Logischre Untersuchungen, Erster Band, Vorwort zur 2. Auflage : Denn wenn diese Untersuchungen von den phänomenologisch Interessierten als hilfreich empfunden werden, so liegt es darin, daβ sie nicht ein bloβes Programm darbieten, ... sondern Versuche wirklich ausführender Fundamentalarbeit an den unmittelbar erschauten und ergriffenen Sachen; und daβ sie sich selbst da, wo sie kritisch verfahren, nicht in Standpunktserörterungen verlieren, vielmehr den Sachen selbst und der Arbeit an ihnen das letzte Wort belassen. In der Wirkung sollten sich die Ideen auf diejenige der Logischen Untersuchungen stützen : War der Leser durch die letzteren mit einer Gruppe von Fundamentalfragen in expliziter Untersuchung beschäftigt gewesen, so konnten ihm die "Ideen" mit ihrer Art, die Methode aus letzten Quellen aufzuklären, die Hauptstrukturen des reinen Bewuβtseins vorzuzeichnen und die Arbeitsprobleme in demselben systematisch aufzuweisen, für ein weiteres und selbständiges Fortschreiten behilflich sein.

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017