ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 2
Chương I
Khởi sinh từ triết lý toán học
Trong lịch sử triết học, việc đánh giá một nhân vật dựa trên nhiều yếu tố, song chắc chắn người xây dựng một triết học, một phong trào tư tưởng, một ý thức hệ với ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội có thể được xem như "triết gia lớn nhất của thế kỷ này". Điều này xét ra không thậm xưng, chỉ nói trong vòng cận hiện đại, những Descartes, Kant, Hegel, Marx ... xứng đáng có tầm vóc này.
Edmund Husserl (1859-1938), người khai sinh ra phong trào hiện tượng luận ở thế kỷ XX từng được tôn là triết gia lớn nhất của thế kỷ này. Điều này có thể không cần bàn căi, v́ ở nửa đầu thế kỷ XX, triết học thường gọi là triết học lục địa (CP) chịu ảnh hưởng hiện tượng luận Husserl ở nhiều lănh vực, từ triết học đến những khoa học nhân văn, Herbert Spiegelberg đă dẫn lời Herbert W. Schneider ở đại học Columbia:
“Ảnh hưởng của Husserl đă cách mạng nhiều nền triết học lục địa, không những v́ triết học của ông thống trị, song v́ bất kỳ triết học nào ngày nay cũng mưu t́m việc kết hợp, và diễn tả theo phương pháp hiện tượng luận. Nó là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm phê phán.”
Nhận xét này ghi vào năm 1950, song ngày nay, hiện tượng luận không chỉ phát triển ở châu Âu, còn du nhập vào nhiều khu vực khác trên thế giới (nửa sau thế kỷ XX, hiện tượng luận phát triển ở Mỹ, xem: Phenomenology in America, James Edie biên tập 1967; Analecta Husserliana, niên san nghiên cứu hiện tượng luận, Anna-Teresa Tymienieca chủ biên, của The World Institute for Advanced Phenomenological Research and Learning, Belmont, Massachusetts v.v...). Husserl cũng như đại đa số triết gia vừa nghiên cứu vừa giảng dạy cho nên công trình của ông gồm những tác phẩm đã xuất bản, những giáo trình và nhiều bản thảo ghi tốc ký cần giải mã - nếu so sánh với Platon và Aristote, ông may mắn sinh vào thời hiện đại, do đó những tư liệu này đã hoàn tất và xuất bản thành Toàn tập của Husserl: Husserliana. Edmund Husserl Gesammelte Werke do Thư khố Husserl của Louvain/Husserl-Archief te Leuven chịu trách nhiệm - tôi sẽ đề cập sau)
Tên tuổi Husserl gắn liền với hiện tượng luận, thậm chí đại từ điển triết học xem "trường phái triết học này hiện thân qua Husserl và hậu duệ triết học của ông"[2]. Spiegenberg khi viết một dẫn nhập lịch sử về phong trào hiện tượng luận nhận xét:
Hiện tượng luận không chỉ nói về triết học Husserl...cũng không thể nói toàn bộ triết học của ông là hiện tượng luận. Không phải tới khi Husserl đã gần tuổi bốn mươi, tư tưởng triết lý của ông mới chín mùi trong quan niệm hiện tượng luận. Tuy nhiên. thực sự khuôn mặt chính trong sự phát triển phong trào hiện tượng luận vẫn là Edmund Husserl.[3]
Do đó, Spiegelberg không đồng ý với Eugen Fink, học trò thân tín của Husserl khi phân chia ba giai đoạn trong đời người thày dựa trên những trường sở địa lý nơi ông giảng dạy (bắt đầu ở đại học Halle khi ông làm Privatdozent từ 1887 đến 1901, tiếp tục ở Göttigen trong 15 năm từ 1901 đến 1916 và sau cùng ở Freiburg im Breisgau cho đến hưu và mất năm 1938)[3]. Theo ông, hành trạng triết học của Husserl có thể chia làm ba giai đoạn: (1) thời kỳ tiền hiện tượng luận kéo dài ở nửa đầu những năm dạy ở Halle cho đến 1896 và tương ứng với những ý tưởng hình thành quyển đầu bộ Nghiên cứu luận lý; (2) thời kỳ hiện tượng luận như mật công việc tri thức luận giới hạn, tương ứng với quyển hai bộ Nghiên cứu nói trên, bao gồm những năm đầu ở Göttingen; (3) thời kỳ hiện tượng luận thuần tuý như thể cơ sở phổ quát của triết học và khoa học, hình thành chung quanh năm 1906, không những dẫn tới tạo hình cho chủ nghĩa siêu nghiệm mới song còn là một chủ nghĩa (l)ý tưởng/duy tâm hiện tượng luận đặc sắc, mà sự triệt để/cấp tiến hoá tiệm tiến là chủ đề chính của giai đoạn Husserl ở Freiburg.
Tôi sẽ trở lại bàn về lối phân chia của Spiegelberg. Như tiêu đề của chương 1 ở trên, hình thành trí thức của Husserl là toán học và vật lý học, qua những kinh nghiệm sinh động đó, Husserl đã viết Philosophie als strenge Wissenschaft/triết học như thể khoa học chân xác xuất bản năm 1911 ngay giữa giai đoạn Logische Untersuchungen 1900-01 và Ideen I 1913. Từ những dòng mở đầu, ông khẳng định: Tự triết học, trong nghĩa đặc thù hiện nay đã rõ thiếu hơn bao giờ tính cách khoa học chân xác...Tôi không nói triết học là một khoa học bất toàn; có thể nói đơn giản triết học vẫn chưa bao giờ là một khoa học. chưa bao giờ bắt đầu là khoa học. [4]
Nói như vậy không có nghĩa mọi khoa học hoàn hảo, Husserl giải thích: mọi khoa học không hoàn hảo, kể cả những khoa học chính xác đáng kính. Một mặt chúng không đầy đủ vì chân trời không giới hạn của những vấn đề mở ngỏ, không bao giờ tri thức ngưng nghỉ; mặt khác có vô số những sai sót trong nội dung học thuyết đã triển khai, đây đó vẫn còn những hiển nhiên cho thấy thiếu rõ ràng và hoàn tất trong trật tự hệ thống chứng cớ và lý thuyết.
Ông cũng khẳng định những lợi ích cao đẳng nhất của văn hoá con người yêu cầu phát triển một triết lý khoa học chân xác.[5] Cũng trong tập sách nhỏ này, ông nêu ra những phê phán hai đối tượng: triết học có xu hướng tự nhiên/naturalistische Philosophie và triết học về thế giới quan và chủ nghĩa duy sử/Historizismus und Weltanschauungsphilosophie. Từ phê phán này, trong tác phẩm kế tiếp Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie/Những Ý tưởng về một hiện tượng luận thuần tuý và triết học hiện tượng luận, phần hai nhận xét cơ bản hiện tượng luận, chương thứ nhất về luận đề thái độ tự nhiên và giảm trừ, tiết 28, Husserl viết:
"Tôi thường thấy mình như một người nào đó đang tri giác, biểu hiện, suy nghĩ, cảm giác, thèm muốn v.v...; và tôi nhận ra mình phần lớn thời giờ có quan hệ hiện tại tới thực tại này tiếp tục bao quanh tôi. Không phải lúc nào tôi cũng có quan hệ nhưvậy, không phải cogito/tôi tư duy, tôi sống trong đó, có sự vật, người, những đối tượng nào đó hay những cảnh trạng nào đó là những sự vật được tư duy thuộc về thế giới quanh tôi. Có thể tôi bộn rộn tới những con số thuần tuý và những quy luật của chúng: những cái đó không hiện diện trong thế giới chung quanh, thế giới này thuộc về "thực tại tự nhiên". Đối với tôi, thế giới của những số cũng ở đó, tạo thành trường sở những đối tượng của hoạt động số học; trong khi hoạt động này , một vài con số hay cấu tạo số sẽ ở trong tiêu điểm nhìn của tôi,bao quanh bởi một chân trời số học một phần được xác định, một phần không xác định... Thế giới số học chỉ ở đó với tôi khi nào và bao lâu tôi vẫn giữ thái độ của nhà số học; trong khi thế giới tự nhiên, theo nghĩa thông thường luôn luôn ở đó đối với tôi, bao lâu tôi vẫn sống trong đó".[6]
Thế
giới số học, đó là khởi
đầu triết lý toán học của Husserl với
Luận về khái niệm số/ber
den Begriff der Zahl 1887, Triết
lý số học/Philosophie der Arithmetik 1887, tác
phẩm đầu tay của Husserl mà nhà chuyên
cứu Husserl là Suzanne Bachelard không khảo sát
vì cảm thấy công trình này biểu hiện
quan tâm của nhà toán học về phản tư
tri thức hơn là quan niệm luận lý
cơ bản. Điều đó có đúng hay
sai, tôi sẽ xét sau. .
--------------------------
[1] Jean-Michel Salanskis, Husserl 1998: "le plus grand philosophe de ce siècle", tôi cho in nghiêng từ "ce" để nói tới cái tương đối thận trọng cuả tác giả. Thực sự. những triết gia như Platon, Aristote, Kant, Hegel không chỉ vĩ đại ở một thế kỷ.
[2] Grand Dictionnaire de la Philosophie 2003:École philosophique incarnée par Husserl et sa postérité.
[3] Herbert Spiegelberg, The Phenomenologial Movement. A historical introduction 1959: Phenomenologie is not confined to Edmund Husserl's philosophy...It could not even be correct to say that all of E. Husserl's own philosophy is phenomenology. For it was not until Husserl had nearly reached the age of forty that his philosophical thinking matured into his conception of phenomenology. Nevertheless, it remains true that the central figure in the development of the Phenomenological Movement was, and still is, Edmund Husserl.
[3] Dựa trên hành trạng giảng dạy này, Fink nhận xét ba tác phẩm chính đã xuất bản của Husserl là Formale und transzendentale Logik 1929; Méditations cartésiennes 1931 và Logische Untersuchungen 1900-1901. Quan điểm của Fink có thể là những tác phẩm khởi từ hiện tượng luận mới bắt đầu triết học Husserl.
[4] Husserl, Sdt: Die Philosophie selbst in dem sich nun erst abhebenden besonderen Sinne entbehrte nach wie vor des Charakters strenger Wissenschaft...Ich sage nicht, Philosophie sei eine unvollkommene Wissenschaft, ich sage schlechthin, sie sei noch keine Wissenschaft, sie habe als Wissenschaft noch keinen Anfang genommen.
[5] Husserl, Sdt: die höchsten Interessen menschlicher Kultur die Ausbildung eine streng wissenschafttlichen Philosophie fordern.
[6] Husserl, Sdt § 28: Immerfort bin ich mir vorfindlich als jemand, der wahrnimmt, vorstellt, denkt, fühlt, begehrt usw.; und darin finde ich mich zumeist aktuell bezogen auf die mich beständig umgebende Wirklichkeit. Denn nicht immer bin ich so bezogen, nicht jedes cogito, in dem ich lebe, hat Dinge, Menschen, irgendwelche Gegenstände oder Sachverhalte meiner Umwelt zum cogitatum. Ich beschäftige mich etwa mit reinen Zahlen und ihren Gesetzen: dergleichen ist nichts in der Umwelt, dieser Welt "realer Wirklichkeit" Vorhandenes. Für mich da, eben als Objektfeld arithmetischer Beschäftigung, ist die Zahlenwelt ebenfalls; während solcher Beschäftigung werden einzelne Zahlen oder Zahlengebilde in meinem Blickpunkte sein, umgeben von einem teils bestimmten, teils unbestimmten arithmetischen Horizont...Die arithmetische Welt ist für mich nur da, wenn und solange ich arithmetisch eingestellt bin.Die natürliche Welt aber, die Welt im gewöhnlichen Wortsinn, ist immerfort für mich da, solange ich natürlich dahinlebe.
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2014