ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 90

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90,

 

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

(Nhận xét về tương quan Heidegger-Husserl)

 

Heidegger cũng đưa ra nhận xét về hai tác phẩm xuất bản lúc sinh thời của Husserl là, những giải thích về mặt cương lĩnh và biểu hiện về mặt phương pháp của Husserl chỉ làm ngộ nhận trầm trọng hơn về việc một khởi đầu triết học qua "hiện tượng luận", chối bỏ mọi tư tưởng trước đó.  Nỗi hoang mang này của Heidegger chỉ giảm dần sau khi bản thân ông gặp gỡ Husserl, ở thời khoảng 1916, Husserl đến Freiburg kế tục chiếc ghế giảng dạy của Rickert khi triết gia này nhận chỗ của Windelband tại Heidelberg. Giảng dạy dưới hình thức học tập từng bước 'quan cảnh' hiện tượng luận đồng thời đòi hỏi người ta phải từ bỏ sử dụng nhận thức triết lý chưa chứng nghiệm, cũng như từ bỏ đưa ra thẩm quyền của những nhà tư tưởng vĩ đại vào trong đàm trường. Tuy nhiên với bản thân Heidegger, thấy rõ ràng hơn là làm quen với quan cảnh hiện tượng luận có lợi nhiều trong việc lý giải tác phẩm của Aristote, song lại khiến ông khó tách rời khỏi Aristote và những nhà tư tưởng Hy lạp khác.

Như khi chính bản thân Heidegger thực hành quan cảnh, giảng dạy và học tập trong thời làm phụ khảo kề cận Husserl sau năm 1919 và cũng thời gian này, cố gắng có một lĩnh hội biến chuyển  về Aristote trong một học kỳ, quan tâm của ông lại càng hướng về bộ Nghiên cứu luận lý, trước nhất là Nghiên cứu VI trong lần xuất bản đầu. Khu biệt giữa trực quan cảm giác và phạm trù  mở ra cho ông  viễn tượng xác định "ý nghĩa đa phức của hữu thể'. Vì lý do này, ông và bằng hữu cũng như học trò khẩn cầu ông thầy cho tái bản Nghiên cứu VI lúc đó khó kiếm. Chính Husserl ghi lại trong lời tựa : "Như sự việc diễn ra, tôi phải đáp ứng nguyện vọng của các bạn về công trình này và quyết định giữ phần cuối có thể thích ứng với công chúng, ít ra vẫn dưới hình thức cũ". Theo Heidegger, với câu "của các bạn về công trình này", Husserl cũng muốn nói là chính mình không hẳn chú tâm hơn với bộ Nghiên cứu luận lý sau khi cho xuất bản bộ Ý niệm. Ở địa vị mới trong hoạt động ở đại học, đam mê và nỗ lực  trong tư tưởng, Husserl quay về phát triển có hệ thống đề cương trình bày trong bộ Ý niệm hơn bao giờ. Thế nên Husserl có thể viết trong lời tựa cho Nghiên cứu VI: "Hoạt động giảng dạy của tôi ở Freiburg đẩy mạnh hướng quan tâm của tôi về những vấn đề khái quát và hệ thống".    

Heidegger cũng nói đến việc Husserl lưu tâm song tự thâm tâm không hẳn đồng ý tới việc ông giảng giải Nghiên cứu luận lý hàng tuần cho sinh viên cao học cùng với những bài giảng và hội luận học kỳ của ông. Ở đó ông nhận ra một điều: Cái phát sinh cho hiện tượng luận về những hoạt động của ý thức như thể tự-biểu thị  hiện tượng được tư duy nguyên ủy hơn nơi Aristote và mọi tư tưởng Hy lạp cũng như hiện hữu là aletheia , không che giấu cái-đang-hiện -diện, được khai mở, tự biểu lộ của nó. Như vậy những nghiên cứu hiện tượng luận tái khám phá ra cái như thể thái độ yểm trợ cho tư tưởng chứng tỏ là nét cơ bản của tư tưởng hy lạp, nếu không hẳn là của chính triết học.[105]

Cũng trong tự thuật đường vào hiện tượng luận này, Heidegger muốn nói đó là con đường vấn nạn hữu thể, khi viết:

"Thức cảm này càng quyết liệt khiến cho tôi rõ càng thúc đẩy vấn nạn hơn, chính là: khi nào và làm thế nào xác định cái phải được kinh nghiệm như thể "chính sự vật" tương ứng với nguyên lý của hiện tượng luận ? có phải là ý thức và tính khách quan của ý thức hay là Hữu của hiện thể trong không che giấu và che giấu của nó ?"[106]

Chính từ lẽ đó dẫn Heidegger tới con đường tìm về hữu thể do ứng xử hiện tượng luận soi sáng/ erleuchtet durch die phänomenologische Haltung.   

Về với chính sự vật/Zu den Sachen selbst như Walter Biemel, người viết thiên hành trạng về Heidegger cho rằng "ảnh hưởng của hiện tượng luận lan ra mau chóng khi Heidegger cho nó một bộ diện mới. Cái mà Heidegger cống hiến qua thực hành hiện tượng luận, ít đi với những phân tích cấu thành và giảm trừ của Husserl, mà phần lớn với tiêu ngứ "về với chính sự vật" của ông."[107]

Như đã nói ở trên, người ta chỉ có thể đọc được Husserl nói về Heidegger qua những ghi chú bên lề Hữu và Thời/Sein und Zeit và Kant và vấn đề Siêu hình học/Kant und das Problem der Metaphysik. Ở đây tôi chỉ đưa ra một vài điểm chỉ ra khác biệt giữa Husserl và Heidegger liên quan chính tới vấn đề hiện tượng luận. Vả lại, những ghi chú của Husserl không có tính cách  thảo luận, mà chỉ là những nhận xét trong khi đọc quyển trước vào tháng Tư 1927 và quyển sau vào tháng Chín 1929. [108]

Đọc SuZ : tiết § 2 Cấu trúc hình thức của vấn đề hữu thể.

Nguyên văn in nghiêng: Mọi hữu thể luận, không kể nó có một hệ thống những phạm trù phong phú ra sao và trì mật chắc chắn như thế nào ở kết cấu của nó, về cơ bản vẫn mù quáng và suy đồi trong mục đích riêng của nó, cho đến khi một cách công chính nó làm trong sáng ý nghĩa của hữu và hiểu rõ sự trong sáng này là nhiệm vụ nền tảng của nó.

Ghi chú bên lề của Husserl : "Đây là lặp lại học thuyết của tôi, nếu "làm trong sáng"  có nghĩa là làm trong sáng về mặt hiện tương luận-cấu thành."

Tiết § 7 Phương pháp hiện tượng luận của nghiên cứu.

Nguyên văn: Từ ngữ "hiện tượng luận" không chỉ định đối tượng của những nghiên cứu, cũng không đặc thị chủ đề của chúng.

Ghi chú bên lề của Husserl: Song hiện tượng luận  như là khoa học phổ cập của hiện tượng nói chung !

Nếu ta xem một hiện tượng như biểu diện-của,  rồi khoa học phổ cập của những biểu diện, thiết yếu nó trở thành [khoa học] phổ cập của cái được-biểu diện như thế, đồng thời tương đương với hiện tượng luận theo nghĩa khác, hay dẫn đến cùng sự vật, thì tương đương với hữu thể luận (bởi vì Heidegger định nghĩa hiện tượng "một cách chắc chắn".

Nguyên văn: Hiện tượng luận là con đường đắc thủ , và xác định một cách thuyết minh , với cái là chủ đề của hữu thể luận.

Ghi chú bên lề của Husserl : Tôi cũng nói như thế, song trong một ý nghĩa hoàn toàn khác.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    

-------------------------------------

[105] Heidegger, Sdt : "Als ich 1919 selbst lehrend-lernend in der Nähe Husserls das phänomenologische Sehen einübte und zugleich im Seminar ein gewandeltes Aristoteles-Verständnis erprobte, neigte sich mein Interesse aufs neue den "Logischen Untersuchungen" zu, vor allem der sechste in der ersten Auflage. Der hier herausgearbeitete Unterschied zwischen sinnlicher und kategorialer Anschauung enthüllte sich mit in seiner Tragweite für die Bestimmung der "mannigfachen Bedeutung des Seiendewn".

Darum baten wir - Freunde und Schüler - immer wieder den Meister, die damals schwer zugängliche sechste Untersuchung neu drucken zu lassen. .. Husserl vermerkt im Vorwort : " Wie die Dingeliegen, habe ich dem Drängen der Freunde des vorliegenden Bandes nachgegeben und mch dafür entscheide müsse, sen Schlußstüc in der alten Gestalt wieder zugänglic zu machen". Mit der Wendung "die Freunde des vorliegenden Werkes" wollte Husserl zugleich sagen, daß er selbst seit der Veröffentlichung der "Ideen" sich nicht mehr recht mit den "Logischen Untersuchungen" befreunden konnte. Denn mehr denn je galt seine denkerische Leidenschaft und Anstrengung am neuen Ort seines akademischen Wirkens dem systematischen Ausbau des in den "Ideen" vorgelegten Entwurfs, deshalb konnte Husserl in dem erwähnten Vorwort zur sechsten Untersuchung schreiben: " Auch meine Freiburger Lehrtätigkeit förderte meine Interessenrichtung auf die leitenden Allgemeinheiten und das System."

So hat denn Husserl großzügig, aber im Grunde ablehnend beobachtet, wie ich neben meinen Vorlesungen und  Übungen in besonderen Arbeitsgemeinschaften wöchentlich die "Logischen Untersuchungen" mit älteren Schülern durcharbeitete. .. Dabei erfuhr ich - zuerst mehr durch ein Ahnen geführt, als von begründeter Einsicht geleitet - das eine: Was sich für die Phänomenologie der Bewußtseinsakte als das sich-selbst-Bekunden der Phänomene vollzieht, wird ursprünglicher noch von Aristoteles und im ganzen griechischen Denken und Dasein als 'Αλήϑεια gedacht, als die Unverborgenheit des Anwesenden, dessen Entbergung, sein sich-Zeigen. Was die phänomenologischen Untersuchunge als die tragende Haltung des Denken neu gefnden haben, erweist sich als der Grundzug des Griechischen Denkens, wenn nicht gar der Philosophie als solcher.

[106] Heidegger, Sdt : Je entscheidender sich mir diese Einsicht klärte, um so bedrängender wurde die Frage: Woher bestimmt sich, was nach dem Prinzip der  Phänomenologie als "die Sache selbst" erfahren werden muß? Ist es das Bewußtsein und seine Gegenständlichkeit, oder ist es das Sein des Seienden in seiner Unverborgenheit und Verbergung ?

[107] Walter Biemel, Martin Heidegger, in Selbstzeugnissen und Bilddokumenten 1973 : es die Zeit der zunehmenden Ausstrahlung der Phänomenologie war - die ... durch Heidegger eine neue Wendung erfuhr. Was unter phänomenologischen Übungen von Heidegger angeboten wurde, hatte wenig mit Husserls Konstitutions-und Reduktionsanalysen zu tun, aber sehr viel mit seiner Devise Zu den Sachen selbst.

[108] Husserl. "Randbemerkungen Husserls zu Heideggers Sein und Zeit und Kant und das Problem der Metaphysik" ed. Roland Breeur, Husserl Studies 1994. Tham chiếu bản dịch E. Husserl, Psychological and and transcendental Phenomenology and the Confrontation with Heidegger (1927-1931), translated and edited by Thomas Sheehan and Richard E.Palmer 1997.

Husserl đọc bản Sein und Zeit do đích thân Heidegger thăm Husserl nhân dịp sinh nhật sáu mươi tám ở Freiburg  tặng vào ngày 8 tháng Tư, 1927. Trên trang sách in, đã có đề tặng:

EDMUND HUSSERL

in Verehrung und Freundschaft zugeeignet

(trong tôn kính và thân tình)

Todtnauberg i. Bad. Schwarzwald zum 8. April 1926

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016