ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 56

 (tiếp theo) 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56,    

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

Đất là ngưỡng cửa nguyên thủy mở vào nguyên sử xác thân

Đi tìm nguyên ủy của hình học rốt cuộc đã dẫn đến nhiều vấn đề trong tiểu luận của Husserl, mà  Derrida và Merleau-Ponty đã luận bàn dưới những góc độ và quan điểm khác nhau [xem những kỳ trước], song thực sự người ta không trông chờ ở đây "phát hiện trước mắt thân xác và tinh thần vùng đất mới này... Tất cả chúng ta cư ngụ từ thời cố hỉ xa xưa nhất trong những vũ trụ của chúng ta, xây dựng ra những không gian và thời gian của hình học" (Serres).[146] Khi đi tìm những nguyên ủy của hình học, Serres xác định việc trở về những điều kiện nguyên ủy có tính cách lịch sử, luận lý học hay công lý học, siêu nghiệm hay cấu thành, cho nên trong công trình nghiên cứu của ông, khác với Husserl, Serres xét đến những nguyên ủy về mặt luật học, chính trị học, biện luận học, sử học, triết học v.v...

Hình học như Husserl xác định quả thực là khoa học tuyệt đối khách quan, trong những đối tượng mà trái đất, trường sở chung của con người, có thể cung ứng  như thể nền tảng chung của ta với tha nhân. Trong Kinh nghiệm và phán đoán, Husserl quan niệm trái đất của chúng ta, tức cái thế giới khách quan, trong ý nghĩa hàm súc nhất, như thể sinh giới/Lebenswelt cho cộng đồng con người có thể hiểu biết lẫn nhau, bao gồm trong nó tất cả mọi thế giới bao quanh khác nhau trong những biến đổi và quá khứ của chúng, nhất là chúng ta càng không hiểu biết gì về những thiên thể là những thế giới bao quanh đối với nơi cư ngụ của con người. Trong thế giới duy nhất này, từ nguyên ủy tôi đã tri giác và bây giờ tri giác được mọi vật khả xúc, còn có thể nhớ chúng hay về những gì có vị trí của nó mà người khác có thể nói lại với tôi như thể họ đã tri giác hay nhớ lại. Mọi vật có sự thống nhất của chúng mà trong đó nó có địa vị tạm thời xác định trong thế giới khách quan này, vị trí trong thời gian khách quan.

... Nên giờ đây chúng ta mới hiểu rõ chân lý nội tại trong đề cương của Kant là: thời gian là hình thái của khả giác và như vậy là hình thái của mọi thế giới khả hữu của kinh nghiệm khách quan.... Như vậy mọi cá thể được tri giác, có thể tri giác, cá thể hình thái có hình thái chung về thời gian.  Đó là hình thái đẩu tiên và cơ bản , hình thái của mọi hình thái. [147]  

Trái đất như một thể thống nhất như vậy dựa trên sự thống nhất và duy nhất của tính thời này, hình thái cơ bản/Grundform, hình thái của mọi hình thái.

Trần Đức Thảo trong tập sách Hiện tượng luận của ông đã nhận xét Nguyên ủy hình học của Husserl nỗ lực xây dựng chân lý hình học trên thực tiễn của con người, và dẫn từ một bản thảo của Husserl mạnh dạn phản bác hệ thống Copernic: Trái đất không trình ra như một "vật thể" giữa những vật thể khác, nó là nơi tuyệt đối cư trú nguyên ủy của chúng ta, "lãnh địa" bất dịch trên đó xác định mọi ý nghĩa chuyển động: "Chỉ có một chúng nhân và một Trái Đất - tất cả mọi mảng rời ra hay mãi mãi rời ra thuộc về nó. Song nếu như vậy, liệu chúng ta có quyền nói với Galilére "pur si muove", và không phải ngược lại là trái đất không quay ? Chắc hẳn không phải theo nghĩa là nó ở thể nghỉ trong không gian trong khi nó vẫn có thể chuyển động, nhưng khi chúng ta nỗ lực chứng tỏ như trên: nó là thực thể đầu tiên (die Arche) có thề khả hữu cho ý nghĩa của mọi chuyển động và mọi ngưng nghỉ như phương thức chuyển động. Ngưng nghỉ của nó không là một phương thức chuyển động". [148]          

Serres trong sách đã dẫn ở trên, đến phần kết luận, đưa ra một đáp án: Hình học là gì, hơn nữa cũng để kết thúc? Đo lường trái đất. Ít ra sau cùng, ông cũng tìm ra một giải luận: Từ khi chúng ta cư ngụ trong không gian này như thể một căn nhà hay, đúng hơn, như thể trái đất của chúng ta: thước là trái Đất, đó là ý nghĩa sâu xa của danh từ hình học.[149]                                                                                                       

Đất là một vấn đề Merleau-Ponty chú tâm khi khảo về hiện tượng luận Husserl, như trong giảng khoa 1960 khi luận về bản thảo mệnh danh là Lật đổ học thuyết Copernic/Umsturz der Kopernikanischen Lehre. Ông nhận xét: bản chất/Wesen trong lý luận nói đến của Husserl là trần thuật cấu trúc của nó như là chân trời văn hóa (hàm ngụ Văn hóa-Hiện tại/Kultur-Gegenwart của Văn hóa quá khứ/Kulturverganganheit với Truyền thống hoá trong thường trực trôi chẩy của giòng đời/Traditionalisieren in strömendstehender Lebendigkeit. Song tiên thiên này -có  tính cấu trúc - hay đúng ra không phải là phạm trù của Kant hay ngay ý tưởng của Hegel, mà là đất của nghĩa phổ quát/allegemeinen Sinnesboden = ý nghĩa {?}, thay vì là ý tưởng, mà là đất. Chính trong khảo cổ học về đất, trong cái sâu xa và không phải về cái cao (những ý tưởng) mà triết học tìm kiếm. [150]

Bản di cảo Trái đất như thể con tàu-nguyên ủy không chuyển động/Die Erde als Ur-Arche bewegt sich nicht của Husserl nhằm minh giải bản nhiên của đất theo nghĩa trái đất ở ngoài hệ thống khoa học, tiêu biểu như học thuyết Copernic. Tại sao phải lật đổ?

------------------------------

[146] Michel Serres, Les origines de la géométrie 1993: découvrir aux yeux du corps et de l'esprit cette terre  nouvelle ... Tous tant que nous sommes, nous habitons, depuis, le plus immémorial de nos univers, bâti des espaces et des temps de la Géométrie.

[147] Husserl, Erfahrung und Urteil: Untersuchungen zur Genealogie der Logik  1948 (bản dịch tiếng Anh của James Churchill và Karl Ameriks:  Experience and Judgment, Investigations in a Genealogy of Logic 1973), § 38: his world is, in the most comprehensive sense, as the life-world for a human community capable of mutual understanding, our earth, which includes within itself all these different environing worlds with their modifications and their pasts - the more so since we have no knowledge of other heavenly bodies as invironing worlds for possible human habitation. In this unique world, everything sensuous that I now originally perceive, everything that I have perceived and which I can now rem,ember or about which others can report to me as what they have perceived or remembered, has its place. Everything has its unity in that it has its fixed temporal position in this objective world, its place in objective time.

... We now understand the inner truth of the Kantian thesis: time is the form of sensibility, and thus it is the form of every possible world of objective experience... Thus, all perceived, all perceptible, individuals have the common form of time. It is the first and fundamental form, the form of all forms.

[148] Trần Đức Thảo, Phénoménologie et matérialisme dialectique 1951: [C'est justement] ce qu'affirme Husserl dans une réfutation intrépide du système copernicien: la Terre ne se présente pas comme un "corps" parmi les autres, elle est le lieu absolu de notre habitat originaire, le "terrain" immuable sur lequel se définit tout sens de mouvement: " Il n'y a qu'une humanité et une Terre - à elle appartiennent tous les fragments qui se détachent ou se sont jamais détachés. Mais s'il en est ainsi, avons-nous le droit de dire avec Galilée: "pur si muove", et non pas au contraire qu'elle ne se meut pas ? Non pas sans doute au sens où elle serait au repos dans l'espace alors qu'elle pourrait s'y mouvoir, mais comme nous avons essayé de le montrer plus haut: elle est substrat premier (die Arche) qui seul rend possible le sens de tout mouvement et de tout repos comme mode du mouvement. Son repos n'est pas un mode du mouvement"  (Husserl, Grundlegende Untersuchungen zum phänomenologische Ursprung der Räumlichkeit der Natur, TĐT dịch và chú thích: Bản thảo năm 1934 và mang nhan đề khái lược: "Umsturz der Kopernikanischen Lehre in der gewöhnlichen weltanschaulichen Interpretation. Die Ur-Arche Erde bewegt sich nicht.)

[149] Serres, Sdt: Qu'est-ce que la géométrie, encore et pour finir ? La mesure de la terre...  Nous avons désormais cet espace comme une maison ou, mieux encore, comme notre terre: le mètre est la Terre, voilà le sens profond du vocable géométrie.

[150] Merleau-Ponty, Sdt: Il [Wesen] est la formulation de sa structure comme horizon de culture (implication de Kultur-Gegenwart de Kulturverganganheit avec Traditionalisieren in strömendstehender Lebendigkeit. Mais cet a priori - structurel - ou exact n'est ni catégorie kantienne ni même idée hégelienne, c'est allegemeinen Sinnesboden = le sens {?}, loin d'être idée, est sol. C'est dans archéologie du sol, dans le profond et non vers le haut (les idées) que la philosophie cherche.

Bị chú: Những chữ tiếng Đức in nghiêng (không dịch sang tiếng Pháp) trong nguyên tác của Merleau-Ponty là dẫn từ bản văn của Husserl; {?} trong nguyên tác của Merleau-Ponty.

Trong Dẫn nhập vào bản dịch tiếng Anh Husserl at The Limits of Phenomenology của Merleau-Ponty, Leonard Lawlor nhận xét: Mặc dầu Merleau-Ponty ưu tiên cho khảo cổ học/archeology hơn là mục đích học/teleology song qua mục đích học phổ cập của lý trí đề cập ở cuối Nguyên ủy hình học, uu tiên này không loại bỏ telos/mục đích.

 

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016