ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 89
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
( Heidegger lý giải về Nghiên cứu luận lý của Husserl )
Trong Hội luận Zollikon 1959-1969, Heidegger cũng nói đến "ý thức" trở thành một quan niệm cơ bản/Grundvorstellung của triết học hiện đại, mà hiện tượng luận của Husserl khai triển, cùng với ý hướng tính đưa vào như một cái gì thật mới, có nghĩa là mọi ý thức là ý thức về một cái gì, hướng về/gerichtet auf một cái gì. Ông cũng nhắc lại trong bộ Nghiên cứu luận lý 1900-1901, Husserl nói đến những hành động chỉ ra ý nghĩa/Bedeutung verleihende Akte; sự cấu thành một đối tượng của ý thức tạo ra đường lối như thế nào để những dữ kiện vật chất/hyletische Daten, những cảm quan thuần túy được cho như thể tiên khởi và rồi nhận một ý nghĩa như là những tri kiện/noemata. Nói khác đi, tri kiện là do kích động từ một tri hoạt/noesis.[101]
Nghiên cứu luận lý của Husserl là bộ sách dẫn đường vào hiện tượng luận cho Heidegger, và luận án "Học thuyết về phán đoán trong chủ nghĩa duy tâm lý/Die Lehre vom Urteil im Psychologismus" với tiểu đề "góp phần phê bình tích cực vào luận lý học/Ein kritisch-positiver Beg zur Logik" đánh dấu ảnh hưởng của Husserl vào thời kỳ bước vào triết học của Heidegger :
Quả thực vào những năm đầu của thập niên 1910s này, chàng thanh niên mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học (Heidegger theo khoa Thần học và Triết học tại đại học Freiburg im Bresgau trong những năm 1909-1911) - tuy nhiên, để biết rộng rãi thời kỳ học tập này, có thể từ chính tự thuật của nhà tư tưởng trong "Đường tôi vào hiện tượng luận":
"Tôi theo học bắt đầu từ mùa Đông 1909/10 trong khoa thần học tại đại học Freiburg, song công việc chính của học tập thần học vẫn còn khá đủ chỗ cho triết học cũng thuộc vào chương trình nghiên cứu. Thế nên ngay từ học kỳ đầu của niên khóa thần học, trên bàn học của tôi đã có bộ hai tập 'Nghiên cứu luận lý học' của Husserl. Bộ sách này thuộc thư viện đại học. Thời gian phải trả sách có thể được tái hạn đều đều. Hiển nhiên là tác phẩm này ít được sinh viên chú ý. Cũng không biết sao bộ sách lại có trên bàn học của tôi trong khung cảnh lạ lẫm với nó ?
Tôi được biết qua nhiều tập san triết học là tư tưởng của Husserl đã được xác định từ Franz Brentano ... Từ bộ "Nghiên cứu luận lý học" của Husserl, tôi kỳ vọng là gỉai quyết yêu cầu quyết định của tôi về vấn nạn đề ra từ trong luận án của Brentano. Song những nỗ lực của tôi thật uổng công, vì trước tiên tôi đã không tìm ra đúng đường mà mãi về sau tôi mới nhận ra điều đó. Tuy vậy tôi vẫn quan tâm tới công trình của Husserl đến độ đọc đi đọc lại trong nhiều năm mà không có đủ trí tuệ để hiểu cái gì làm tôi say mê đến thế. Cái mê lực ấy toát ra từ công trình cho đến dáng vẻ cấu trúc những câu và những tiêu đề trên trang sách."[102]
Heidegger xác định sau bốn học kỳ ông từ bỏ nghiên cứu thần học và hoàn toàn chú tâm vào triết học, song ông vẫn dự những lớp giảng thần học trong những năm tiếp sau 1911, lớp giảng của Carl Braig về chủ nghĩa giáo lý.Người thầy này có lối suy nghĩ độc đáo thấm sâu vào lòng người, khiến ông quan tâm tới thần học suy lý. Heidegger kể :
"Có mấy dịp tôi được đi dạo với ông, lần đầu tiên tôi được nghe về ý nghĩa của Schelling và Hegel đối với thần học suy lý thật khác biệt hẳn với hệ thống giáo điều của phái Kinh viện. Cho nên nẩy sinh ra mối căng thẳng giữa hữu thể luận và thần học suy lý như thể cơ câếu xây dựng cho siêu hình học trong chân trời nghiên cứu của tôi."[103]
Vào thời gian này, đọc những tác phẩm của Heinrich Rickert và người học trò của Rickert là Emil Laskcho thấy chịu ảnh hưởng từ Nghiên cứu luận lý của Husserl, hướng Heidegger tìm hiểu về hiện tượng luận và đọc những tác phẩm của Husserl. Từ bộ Nghiên cứu luận lý đến Những Ý niệm về một hiện tượng luận thuần tuý và triết học hiện tượng luận/Ideen einer rein Phänomenologie und phänomenlogischen Philosophie trên Niên san triết học và nghiên cứu hiện tượng luận/Jahrbuch fürPhilosophie und phänomenologische Forschung năm 1913 đã mang lại giải đáp cho Heidegger về "hiện tượng luận thuần tuý: "hiện tượng luận thuần tuý" là "khoa học nền tảng" của triết học; "thuần tuý" có nghĩa là "hiện tượng luận siêu nghiệm". Song như "siêu nghiệm" còn đặt để "tính chủ thể" của những chủ thể nhận thức, hành động và đánh giá; cả hai từ "tính chủ thể" và "siêu nghiệm" chi ra là "hiện tượng luận" ý thức và xác định truyền lại cho truyền thống triết học hiện đại, song theo kiểu như thể "tính chủ thể siêu nghiệm" đạt tới một xác định nguyên ủy và phổ cập hơn qua hiện tượng luận.[104]
Theo Heidegger, trong dự liệu phổ quát cho một triết học hiện tượng luận, bộ Nghiên cứu luận lý xuất bản lần thứ hai cùng năm 1913 với Những Ý niệm trong vị trí hệ thống của chúng.
-----------------------------------------
[101] Heidegger, Zollikon Seminare, Protokolle-Gespräche-Briefe (Nguyên bộ-Đàm thoại-Thư tín). Herausgegeben von Medard Boss, 1987.
Hội luận Zollikon do Medard Boss (1903-1990) nhà tâm bệnh/tâm phân học người Thụy sĩ khởi xướng, thực hiện một loạt hội luận mỗi năm, bắt đầu từ tháng 9 năm 1959 với Heidegger và hội luận viên là những chuyên gia về tâm bệnh học. Những hội luận khởi sự tại đại giảng đường ở khoa bệnh thần kinh thuộc đại học Zurich, gọi là "Burghölzli", sau dời về tư gia của Boss ở Zollikon, kéo dài một thập niên cho đến 1970 thì ngưng hẳn vì lý do sức khoẻ của Heidegger (sinh năm 1889).
Medard Boss theo ngành tâm bệnh học với những người thầy như Eugen Bleuler, Karen Horney và từng gặp Freud. Do Ludwig Binswanger (1881-1966), nhà tâm bệnh học sáng lập khoa Daseinsanalyse/phân tích hiện thể giới thiệu Boss quen biết Heidegger và mối tâm giao giữa Boss và Heidegger kéo dài cho tới ngày Heidegger mất. Boss cũng góp phần phát triển Daseinsanalyse, tuy nhiên chịu ảnh hưởng Heidegger, những sách trứ tác của Boss như Meaning and Content of Sexual Perversions: A daseinanalytic Contributions to the Psychopathology of the Phenomen of Love 1947, The Meaning of Dreamns and Investigations into Psychomatic Medicine 1954, Psychoanalytic and Daseinanalysis 1957, Existential Foundations of Medicine and Psycholgy 1975 có vẻ đối lập với hình thái Daseinsanalyse của Binswanger và ông mệnh danh là Existential psychotherapy/tâm trị liệu hiện sinh.
[102] Heidegger, Mein Weg in die Phänomenologie in trong Zur Sache des Denkens, 1963: Mein akademisches Studium begann im Winter 1909/10 in der Theologischen Fakultät der Universität Freiburg. Die Hauptarbeit für die Theologie ließ aber noch Raum genug für die ohnehin zum Studienplan gehörende Philosophie. So standen denn seit dem ersten Semester auf meinem Studierpult im Theologischen Konvikt die beiden Bände von Husserls "Logischen Untersuchungen". Sie gehörte der Universitäsbibliothek. Der Ausleihtermin konnte immer wieder verlängert werden. Das Werk wurde offenbar von den Studierenden wenig verlangt. Doch wie kam es in die ihm fremde Umgebung meines Studierpultes ?
Aus manchen Hinweisen in philosophischen Zeischriften hatte ich erfahren, daß Husserls Denkweise durch Franz Brentano bestimmt sei.
Von Husserls "Logischen Untersuchungen" erwartete ich eine entscheidende Förderung in den durch Brentanos Dissertation angeregten Fragen. Doch meine Bemühung war vergeblich, weil, was ich erst sehr viel später erfahren sollte, ich nicht in der rechten Weise suchte. Gleichwohl blieb ich von Husserls Werk so betroffen, daß ich in den folgenden Jahren immer wieder darin las, ohne die zureichende Einsicht in das, was mich fesselte. Der Zauber, der von dem Werk ausging, erstreckte sich bis auf das Äußere des Satzspiegels und des Titelblattes.
[103] Heidegger, Sdt : Durch ihn hörte ich zum ersten Mal auf wenigen Spaziergängen, bei denen ich ihn begleiten durfte, von der Bedeutung Schellings und Hegels für die spekulative Theologie im Unterschied zum Lehrsystem der Scholastik. So trat die Spannung zwischen Ontologie und spekulativer Theologie als das Baugefüge der Metaphysik in den Gesichtskreis meines Suchens.
[104] Heidegger, Sdt : Die "reine Phänomenologie" ist die "Grundwissenschaft" der durch sie geprägten Philosophie. "Reine, dies besagt: "transzendentale Phänomenologie" Als "transzendental" aber ist angesetzt die Subjektivität des erkennenden, handelnden und wertsetzenden Subjekts. Beide Titel "Subjektivität" und "transzendental" zeigen an, daß die "Phänomenologie" bewußt und entschieden in die Überlieferung der neuzeitlichen Phlosophie einschwenkte, dies allerdings so, daß die "transzendentale Subjektivität" durch die Phänomeoogie in eine ursprünglichere und universalere Bestimmtheit gelangte.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016