ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 18
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 ,
Chương I
Khởi sinh từ triết lý toán học
Những dị nghĩa của danh từ đơn vị
Qua những ngộ nhận về đơn vị, người ta có thể kể đến những dị nghĩa của danh từ đơn vị:
1/ Danh từ đơn vị tương ứng với khái niệm trừu tượng của đơn vị [52], khái niệm trong quan hệ giao hỗ với khái niệm lượng/số nhiều, nghĩa là tập hợp; cho nên khái niệm đơn vị không gì khác hơn là khái niệm của "thành phần tập hợp".
2/ Danh từ đơn vị cũng chỉ thị ý nghĩa bất kỳ đối tượng nào trong khuôn khổ nề nếp của khái niệm đơn vị [53]; cho nên đơn vị hiểu theo nghĩa đối tượng được đếm thực sự, chứ không phải tượng trưng.
3/ Mỗi đơn vị trong lượng số nhiều cũng là một hiểu theo nghĩa con số [54], nghĩa là với mỗi đơn vị lúc nào cũng trở lại số một; cho nên trong mục số 2/ trên, vì ở vị trí của đơn vị, cũng có thể dùng danh từ số một, nên dễ xảy ra nghi nghĩa dẫn đến việc lẫn lộn hai khái niệm này.
4/ Vì theo quy luật chung, chỉ đếm những đối tượng đồng dạng, cho nên cũng gọi là đơn vị, khái niệm của loại chung của những đối tượng được đếm. Cho nên khi nói đến dãy số liên tục/continua, ta có thể quy giản những tương giao giữa những trương độ (thành phần vật lý, khoảng cách v.v...) vào những tương giao con số, khi phân phối thành những phần bằng nhau. Như vậy đo lường chung làm cơ sở (nghĩa là khái niệm chủng loại gồm những phần bằng nhau) gọi đơn thuần là đơn vị đo lường.[55] Husserl cũng chỉ ra lý do của chuyển vị/Übertragung: ví dụ như liệt kê/đếm những quyển sách, khi đó đơn vị là một quyển sách; quả thực, khi quan tâm chú ý chì riêng về những quyển sách và liệt kê/đếm chúng, khái niệm "đối tượng để đếm như thế" và "sách" có trương độ bằng nhau, ta có thể hoán trí/ chuyển vị danh từ của khái niệm thứ nhất với khái niệm thứ hai.
5/ Trong phân tích cao cấp, vấn đề đơn vị theo nhiều nghĩa, không trực tiếp liên quan đến việc đọc số, hay chì có một quan hệ rất xa. Ở đây muốn nó đến những "đơn vị ảo".[56] Có nhiều yếu tố không thể giản lược của phép tính nhờ thế có thể xây dựng những hình thái khác qua loại suy, được nghĩ như thể phối hợp bắt đẩu từ chúng, như những ký hiệu số khởi từ dấu hiệu 1, nghĩa là qua những công thức như 1 + 1 = 2, 2 + 1 = 1 + 1 + 1 = 3, v.v... Chức năng của những đơn vị này thật nhiều, chúng chỉ như những phương tiện giả tạo để hoàn thành kỹ thuật số học của những ký hiệu, mà không tương ứng với bất cứ loại bao hàm thành phần khái niệm nào. Song trong khoa số học của lãnh vực sự vật/Sachgebiete nhắt định, lại thường có tương ứng với một "chỉ thị ý nghĩa thực", cũng như nhiều loại đơn vị khác, như đơn vị phụ, đơn vị phân số, v.v...
6/ Nhiều nhà số học dùng dấu hiệu số 1 như thể ký hiệu cho một đơn vị. Husserl nhận xét là phương pháp người ta dùng để đếm số hay tính một cách máy móc mà không suy nghĩ đến những khái niệm làm nền tảng, dẫn đến việc quên xem những khái niệm này và chỉ coi đơn vị, cùng cách với số, như thể một ký hiệu đơn giản.[57] Đơn vị như vậy được xác định như dấu hiệu 1, mà mỗi sự vật được tái sinh/abgebildet khi đếm nó. Sai lầm này có thể thấy ở Berkeley, hay những nhà toán học hiện đại như Stolz, v. Helmholtz, v.v...
7/ Ngoài ra đơn vị cũng chỉ thị ý nghĩa cùng sự như toàn thể/Ganzes.[58] Theo quy tắc chung, người ta đếm sự vật theo nghĩa hẹp của từ ngữ, tóm lại là những tổng thể phối hợp chia cách với ngoại cảnh bao quanh chúng nhờ vào tình trạng liên lạc/Verbundenheit đặc biệt riêng của những thành phần, gây sự chú ý về chúng như thể những toàn thể. Cái phân cách qua liên kết (Zusammengehörigkeit) nội tại và giới hạn nhất định như toàn thể, trở thành đối tượng chính của đếm số, gọi là một. Song chuyển vị thúc đẩy xa hơn và sau cùng đơn vị chỉ thị cùng thứ như toàn thể. Ví dụ như Quốc gia tạo sự thống nhất.
8/ Đơn vị cũng được dùng theo ý nghĩa tổng thể/Ganzheit hay thống nhất thể/Geeinigtheit Husserl xác định đối với khái niệm này, tuyệt đối không có danh từ thông thường nào khác hơn là đơn vị/đơn nhất. Ở đây cũng có một chuyển vị mới, chẳng hạn nói tính đơn nhất của tâm hồn là một trong những tính cách cấu thành/Beschaffenheiten của tâm hồn.[59]
Qua những chỉ thị ý nghĩa ở mục 7/ và 8/ này dẫn đến khẳng định tinh xác nghiêm túc của đơn vị/đơn nhất. Cái gì thống nhất là một; song thống nhất có những trình độ hoàn tất, càng thuộc về bản chất, càng hoàn hảo hơn. Lý tưởng của thống nhất là bất phân, lý tưởng của bất phân là điểm toán học - do thế tinh xác lại trở về với đơn nhất/đơn vị "chặt chẽ".
Ở đây Husserl muốn nhấn mạnh đến việc ngay cả nếu ngoại giới chỉ tạo hợp/bestände bởi những điểm toán học bất liên tục, những số là trừu tượng khởi từ nó không hơn không kém với bây giờ lúc nó có một cấu thânh hoàn toàn khác. Quá trình tâm trung của trừu tượng hoá những số vẫn nguyên như vậy.
--------------------------
[52] Husserl, Sdt: Le nom unité se rapporte tout d'abord au concept abstrait de l'unité.
[53] Nt: Le nom unité signifie aussi n'importe quel objet, dans la mesure où il se range sous le concept de l'unité.
[54] Nt: Chaque unité dans la quantité est aussi un un au sens du nombre.
[55] Nt: Puisque l'on ne dénombre en règle générale que des objets similaires, on a appelé aussi unité le concept de genre commun aux objets dénombrés. Là où il s'agit de continua, on a pu réduire les relations entre des étendues (parties physiques, distances, etc.) à des relations de nombres, en faisant des partages en parties égales. Ensuite la mesure commune prise comme base (c'est-à-dire le concept de genre embrassant les parties égales) fut appelée purement et simplement unité de mesure ou unité.
[56] Nt: En analyse supérieure il est en plusieurs sens question d'unités qui n'ont rien à voir immédiatement avec la numération et qui n'entretiennent avec qu'un rapport très lointain. Là on parle par exemple de divers sortes d' "unités imaginaires ".
[57] Nt: La méthode par laquelle on dénombre et on calcule mécaniquement sans réfléchir aux concepts qui se trouvent à la base a conduit à oublier de voir ces concepts et à considérer l'unité, de la même façon que les nombres, comme un simple signe.
[58] Nt: Unité signifie en outre la même chose que tout.
[59] Nt: Enfin l'unité est aussi employée dans le sens de totalité ou d'unificité... Pour ce concept nous n'avons absolument aucun autre nom courant que l'unité. Il s'agit manifestement ici encore d'une nouvelle transposition. En ce sens nous parlons par exemple de l'unité de l'âme comme de l'un de ses caractères constitutifs.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2015