ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 79

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79,  

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

 

Từ luận lý học thuần túy

 

Từ tiết § 67 của chương XI, Husserl đề ra những nhiệm vụ của luận lý học thuần túy gồm ba nhóm :

1/ Xác định những phạm trù thuần túy của chỉ thị ý nghĩa, những phạm trù khách quan thuần túy và những phức tạp trong những qui luật của chúng.

2/ Những qui luật và lý luận xây dựng trên những phạm trù này.

3/ Lý luận của những hình thái khả hữu của lý luận hay lý luận thuần túy của những phức số.

Ở phần trên khi luận về thế nào là một khoa học, đến quan liên khách thể của sự vật và của chân lý nhằm xác định tính thống nhất của khoa học, hay thống nhất của lý luận, Husserl đã chỉ ra "thống nhất hệ thống của tổng thể những qui luật một cách lý tưởng, nghĩa lả những qui luật dựa trên một qui luật cơ bản duy nhất cấu thành căn cứ cuối cùng của chúng và suy ra từ một diễn dịch có hệ thống, là thống nhất của lý luận hoàn hảo về mặt hệ thống."[42]

Trước khi bàn về những nguyên tắc chủ yếu và không chủ yếu mang lại thống nhất cho khoa học, dầu là khoa học trừu tượng, cụ thể và qui phạm, tưởng cũng phải xác định lý luận nói đến ở đây hiểu theo nghĩa trong khoa số học đại cương, hình học, cơ học giải tích, thiên văn toán học v.v...  Husserl cũng nói rõ số học đại cương/allgemeine Arithmetik đưa ra lý luận giải thích những định lý số học thuộc về số và cụ thể; cơ học giải tích/analytische Mechanik cho những sự kiên thuộc về cơ học; thiên văn toán học /mathematische Astronomie cho những sự kiện liên quan đến dẫn lực/Gravitation v.v..., song khả hữu để có một hàm số/chức năng giải thích là kết quả đương nhiên của bản chất lý luận (hiểu theo nghĩa tuyệt đối), còn hiểu theo nghĩa mơ hồ hơn, thì lý luận là một hệ thống diễn dịch, trong đó những cơ sở cuối cùng chưa phải là những định luật cơ bản, cho nên "lý luận theo nghĩa mơ hồ chỉ xây dựng cấp bực tiệm tiến của những lý luận còn đóng kín"[43]  

Để giải đáp vấn đề nêu ra ở trên [xem chú thích 42], có nghĩa là xác định mối liên đới giữa những chân lý của một khoa học, cái gì tạo thành thống nhất "sự thể" của chúng .[44] Những chân lý của một khoa học theo Husserl chủ yếu là khi những dây liên lạc của chúng chỉ ra trước hết khoa học như thể khoa học, nghĩa là "thống nhất chủ yếu của những chân lý của một khoa học là thống nhất thuyết minh", nói rõ hơn, "thống nhất thuyết minh cũng có nghĩa là thống nhất lý luận, thống nhất đồng bộ qui luật cơ bản, và sau cùng là thống nhất đồng bộ những nguyên lý thuyết minh". [45]

Đứng về mặt quan điểm của lý luận, Husserl nhận xét dựa trên những nguyên lý chủ yếu và không chủ yếu để xác định thống nhất cho một khoa học, cho nên thông thường người ta phân chia ra những khoa học trừu tượng (có những nguyên lý thuyết minh trong một qui luật cơ bản, theo ông, chính xác phải gọi là khoa học lý luận), cụ thể (như khoa địa lý học, sử học, thiên văn học, bác vật học, giải phẫu học, v.v...) và qui phạm (dựa trên nguyên lý không chủ yếu của thống nhất khoa học, xác định qua giá trị thống nhất cơ bản, tạo thành đồng chất cụ thể của những chân lý). Tuy nhiên vấn đề quan trọng là xác định những điều kiện lý tưởng cho một khoa học hay một lý luận nói chung khả hữu. Về mặt chủ quan, theo ông, chính là xét đến những điều kiện khả hữu của một nhận thức lý luận theo hai cách: một là những điều kiện thuộc tri hoạt/noetische, nghĩa là xây dựng trên ý niệm của nhận thức, tiên thiên/a priori và không kể đến bất cứ điều gì thuộc tính đơn nhất  thường nghiệm của nhận thức con người trong những phương thức tâm lý học; hai là những điều kiện thuần tuý luận lý, nghĩa là xây dựng thuần dựa trên "nội dung" của nhận thức.

Khai triển vấn đề nói trên, Husserl giải thích "một đằng liên quan đến việc là, tiên thiên hiển nhiên là những chủ thể tư duy nói chung chẳng hạn,  có thể phải hoàn tất mọi loại hành động để thực hiện một nhận thức lý luận, phải có khả năng nhìn thấy những mệnh đề như vậy là chân lý, và từ những chân lý đó tạo ra những kết quả của những chân lý khác, cũng như nhìn thấy những định luật như thế làm cơ sở thuyết minh tạo ra những định luật nền tảng như những nguyên lý cuối cùng, v.v.... Đằng khác cũng hiển nhiên là chính những chân lý, và đặc biệt là những định luật, những nền tảng, những nguyên lý là những gì chúng hiện ra như vậy, dầu chúng ta nhìn thấy chúng một lần hay không; song le chúng chỉ có giá trị, chúng ta cũng phải xem chúng như thể những điều kiện khách quan hay lý tưởng của khả hữu nhận thức về chúng."[46]

Sau khi đã xét đến vấn đề áp dụng vào nhận thức thực tại, Husserl tiếp tục xét đến vấn đề này áp dụng vào nội dung của nhận thức, nghĩa là một số những qui luật xây dựng thuần tuý trên nội dung của nhận thức, hay trên những khái niệm thuộc phạm trù mà nội dung này xem như cơ sở, và trừu tượng vì không chứa đựng gì trong nhận thức với tư cách là hành động của một chủ thể nhận thức. Những qui luật này hay những khái niệm phạm trù gồm những qui luật này, cấu thành cái mà người ta có thể hiểu, trong một chiều hướng lý tưởng về mặt khách quan, do những điều kiện khả hữu  của một lý luận nói chung. Như vậy không phải những điều kiện của khả hữu không chỉ liên quan tới nhận thức lý luận mà còn cả với nội dung của nhận thức, nghĩa là lý luận có một nội dung lý tưởng của nhận thức khả hữu. Với vô số nhùng hành động cô lập về mặt cá thể của cùng nội dung, tương ứng với chân lý duy nhất minh nhiên là nội dung duy  nhất về mặt lý tưởng này. Tương tự như thế, với vô số tập hợp cá thể của nhận thức, có cùng một lý luận ở trong mỗi tập hợp này - lần này hay lần khác, nơi chủ thể này hay chủ thể khác - minh nhiên là có lý luận này với tư cách lnhư thể nội dung đồng nhất về mặt lý tưởng tương ứng, đến với nhận thức. Lý luận như vậy không phải được cấu thành từ những hành động, song từ những thành phần thuần lý tưởng, của chân lý, và trong những hình thái thuần lý tưởng, những hình thái của nguyên nhân và hậu quả.[47]

 

------------------------------------

[42] Husserl, Sdt, § 63 : Die systematische Einheit der ideal geschlossenen Gesamtheit von Gesetzen, die in einer Grundgesetzlichkeit als auf ihrem letzten Grunde ruhen und aus ihm durch systematische Deduktion entspringen, ist die Einheit der systematisch vollendeten Theorie.

[43] Husserl, Sdt, § 63 : In der Stufenfolge der geschlossenen Theorie bildet die Theorie in diesem laxen Sinn eine Stufe.  

[44] Husserl, Sdt, § 63 : was die Zusammengehörigkeit der Wahrheiten einer Wissenschaft bestimme, was ihre "sachliche" Einheit ausmache.

[45] Husserl, Sdt, § 64 : "Wesentliche Einheit der Wahrheiten einer Wissenschaft ist Einheit der Erklärung", "Einheit der Erklärung bedeutet also theoretische Einheit, das heiβt ... homogene Einheit der begründenden Gesetzlichkeit, letztlich homogene Einheit der erklärenden Prinzipien".

[46] Husserl, Sdt, § 65 : Was das eine anbelangt, so ist es a priori evident, daβ denkende Subjekte überhaupt  z. B.  befähigt sein müssen, alle Arten von Akten zu vollziehen, in denen sich theoretische Erkenntnis realisiert. Speziell müssen wir, als denkende Wesen, das Vermögen haben, Sätze als Wahrheiten und Wahrheiten als Folgen anderer Wahrheiten einzusehen; und wiederum Gesetze als solche, Gesetze als erklärende Gründe, Grundgesetze alsw letzte Prinzipien usw. einzusehen.Nach anderen Seite ist es aber auch evident, daβ Wahrheiten selbst und speziell Gesetze, Gründe, Prinzipien sind, was sie send, ob wir sie einsehen oder nicht. Da sie aber nicht gelten, sofern wir sie einsehen  können , sondern da wir sie nur einsehen können, sofern sie gelten, so müssen sie  als objektive oder ideale Bedingungen der Möglichkeit ihrer Erkenntnis angesehen werden.

[47] Husserl, Sdt, § 66 : Eben diese Gesetze, bzw. die sie aufbauenden kategorialen Begriffe, machen nun das aus, was im objektiv-idealen Sinn unter Bedingungen der Möglichkeit von Theorie überhaupt verstanden werden kann. Denn nicht in bezug auf die theoretische Erkenntnis,... sondern auch in bezug auf ihren Inhalt, also direkt auf die Theorieselbst, kann die Frage nach den Bedingungen der Möglichkeit aufgeworfen werden. Wir verstehen dann, dies ist wiederholt zu betonen, unter Theorie einen gewissen idealen Inhalt möglicher Erkenntnis, genau so wie unter Wahrheit, Gesetz u. dgl. Der Mannigfaltigkeit von individuell einzelnen Erkenntnisakten desselben Inhalts entspricht die eine Wahrheit, eben als dieser ideal identische Inhalt. In gleicher Weise entspricht der Mannigfaltigkeit von individuellen Erkenntniskomplexionen, in deren jeder dieselbe Theorie - jetzt oder anderes Mal, in diesen oder in jenen Subjekten - zur Erkenntnis kommt, eben diese Theorie als ideal identische Inhalt. Sie ist dann nicht aus Akten, sondern aus rein idealen Elementen, aus Wahrheiten, aufgebaut, und dies in rein idealen Formen, in denen von Grund und Folge.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016