ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 95
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
Quá độ từ luận lýhọc thuần tuý
Ở mở đầu chương III, tôi đã dẫn những xác định của Husserl về luận lý học thuần túy như thể toán học phổ quát, chuyển hóa từ hiện tượng luận nhận thức vào toán học khách quan tự nhiên, là hệ thống khoa học của những quy luật và những lý luận lý tưởng xây dựng trên ý nghĩa của những phạm trù lý tưởng về chỉ thị ý nghĩa, tức là trên những khái niệm nền tảng, là khoa học của những điều kiện lý tưởng, tức là những thành phần cấu tạo lý tưởng của ý niệm lý luận. [xem kỳ 72] Nói tóm lại, để chứng giải luận lý học thuần túy này đòi hỏi những nghiên cứu hiện tượng luận và lý luận nhận thức, đó là nội dung của bộ Nghiên cứu luận lý.
Mặt khác, ông khẳng định trong việc thực hiện những công trình nghiên cứu, cũng đề cập đến những vấn đề song hành ở mọi lĩnh vực hữu thể luận và hiện tượng luận. Trong khởi thảo một lời tựa cho bộ Nghiên cứu luận lý, "mọi tiên thiên hiện tượng luận phải đối lập với tiên thiên vẫn là hữu thể luận trong ý nghĩa cơ bản"[122]. Husserl đã phân tích "mối quan hệ giữa hiện tượng luận và hữu thể luận" trong chương III của "Hiện tượng luận và những nền tảng của khoa học", tức quyển Ba của bộ sách mang nhan đề Những Ý tưởng về một hiện tượng luận thuần túy và triết học hiện tương luận. [123] Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong chương IV.
Luận lý học thuần túy của Husserl có thể kể khởi sự từ phê phán chủ nghĩa duy tâm lý xây dựng trên một chứng lý thích đáng, đó là những quy luật luận lý không phải là những quy luật chủ quan, biến đổi, và còn mang một tiêu chuẩn quy phạm, cho nên một mệnh đề chân thực, có giá trị mà người ta nhận thức được vì mệnh đề đó tự nó là chân thự hay có giá trị. Những quy luật luận lý có tiêu chuẩn quy phạm vì nó mang tính lý tưởng.Những bài phê bình, tranh luận kể từ năm 1891 của Husserl với những tác giả đương thời với ông [Xem kỳ 73 đến 76] mà tôi gọi là nghiên cứu luận lý như khởi sự một đấu trường tranh biện,
Bộ Nghiên cứu luận lý (1900-1901) là thành quả xây dựng hiện tượng luận và lý luận nhận thức, như chính Husserl chỉ ra nhằm soi sáng những vấn đề cơ bản của lý luận về nhận thức và lĩnh hội phê phán về luận lý học như một khoa học, theo bước thang đăng cao:
- Luận lý học thuần túy : khoa học về những khái niệm, tương giao của những khái niệm, những mệnh đề, tương giao của những mệnh đề...
- Khoa học luận lý : tương quan giữa tính khách quan và tính chủ thể :
chủ thể = tác nhân tri thức; khách thể = đối tượng tri thức;
lý luận về chứng cớ, mệnh đề, khái niệm, chỉ thị ý nghĩa;
diễn dịch ≠ quy nạp; tiên nghiệm ≠ kinh nghiệm
- Hiện tượng luận : khoa học phổ cập của ý thức thuần túy
nhiệm vụ phân tích những hiện tượng thuần túy
- Phương pháp hiện tượng luận : phương pháp chân thực
của phê bình nhận thức.
Trong Lời nói đầu cho lần tái bản phần hai bộ Nghiên cứu luận lý tháng 10 năm 1920 theo Husserl không liên quan tới những gì đã nói trong Lời tựa năm 1913 ở tập đầu lần xuất bản thứ hai, ông muốn nhấn mạnh đến tiết thứ hai mang tên "Cảm giác tính và Ngộ tính" đã đưa vào một số những sửa đổi cho bản văn. Tuy nhiên, ông vẫn tin tưởng là chương "về "trực quan khả giác và trực quan phạm trù" liên kết với những khai triển dự bị ở chương trước, đã mở ra con đường về một minh giải hiện tượng luận cho hiển nhiên luận lý... Cho nên những lý giải sai lạc về bộ sách Những Ý tưởng về một hiện tượng luận thuần tuý của tôi không thể khả hữu nếu như người ta chú trọng đến chương sách này. Bởi vì hiển nhiên là trực tiếp của quan niệm những bản chất tổng quát trong vấn nạn đề ra ở bộ Những Ý tưởng cũng như trong bất cứ trực quan phạm trù/minh định nào đối lập với đặc tính gián tiếp của một tư tưỡng phi trực quan, hay của một tư tưởng tượng trưng và trống rỗng".[124]
Trong khoảng thời gian từ bộ Nghiên cứu luận lý 1900 đến Luận lý học hình thức và luận lý học siêu nghiệm 1929, phải kể đến những bài giảng về luận lý học và lý luận nhận thức của Husserl vào học kỳ Đông 1906/07 ở Göttingen do Ullrich Melle xuất bản năm 1984.[125] Giáo trình này soạn trước Những Ý tưởng I 1913 chỉ ra bước tiến triển trong tư tưởng Husserl về hình thành hiện tượng luận, như trong thư gửi Hans Cornelius năm 1906, ông viết những bài giảng trong giáo trình nói trên về lý luận nhận thức viết từ năm 1902 tiếp tục nhằm điều chỉnh ý nghĩa thực của những phản tư về hiện tượng luận trong bộ Nghiên cứu, nhất là Nghiên cứu V. Trong thư gửi Gomperz năm 1905, ông xác định phương pháp hiện tượng luận là phương pháp thực sự để phê phán nhận thức, phê phán lý trí, lý trí luận lý và thực tiễn và lý trí quy phạm nói chung.
Husserl trong giáo trình này, không những chỉ ra tính khách quan của tư tưởng xây dựng trong những hình thái luận lý thuần tuý, còn nhắc lại toàn bộ số học, những lý luận số học, lý luận tam đoạn luận cũng thuần tuý thuộc về luận lý bởi những khái niệm cơ bản của chúng diễn đạt những hình thái lý luận không nội dung tri thức và không qua trừu tượng cảm giác.
Cũng trong giáo trình về luận lý học và lý luận nhận thức 1906/07 này, Husserl chỉ ra việc sử dụng minh nhiên phương pháp giảm trừ hiện tượng luận, đặt trong dấu ngoặc (Einklammerung) mọi tính khác thể tự nhiên, không nghi hoặc và không thành vấn đề trải ra khỏi những gì đã cho, do đó chứng tỏ khả hữu của việc nghiên cứu phi tâm lý học về tính chủ thể và những hành động của chủ thể, khỏi những kết quả phi lý của chủ nghĩa duy tâm lý học, thiết lập một lý luận nhận thức và hiện tượng luận triệt để có thể minh giải mọi nhận thức về sau. HIện tượng luận như thể một khoa học hiện tượng giải quyết được tất cả những vấn đề tri thức học, khoa học phổ cập của ý thức thuần tuý, như ông xác định, đó là triết học nội tại thực sự tương phản với tất cả những triết học duy nghiệm nội tại nói về tính nội tại và nhu cầu giới hạn nội tại, song không hiểu nội tại đích thực và giảm trừ hiện tượng luận sinh ra nó. Hiện tượng luận có nhiệm vụ phân tích những hiện tượng thuần tuý, nói chung có thể tới được, sắp đặt những phạm trù cho những thành phần của chúng và những hình thái quan hệ của chúng cũng như những quy luật tương ứng của bản chất..
----------------------------------------
[122] Husserl, Articles sur la logique, Esquisse d'une préface aux Recherches logiques (1913) : tout a priori phénoménologique doit être opposé à l' a priori qui reste et qui est ontologique dans un sens essentiel.
[123] Husserl, Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie, Drittes Buch : Die Phänomenologie und die Fundamente der Wissenschaften, herausgegeben von Marly Biemel, 1952.
[124] Husserl, Logische Untersuchungen, Zweiter Band, Elemente einer phänomenologischen Aufklärung der Erkenntnis, II. Teil, Vorwort : Dagegen habe ich in den mir besonders werten zweiten Abschnitt über "Sinnlichkeit und Verstand" vielfach mit bessernden Textgestaltungen eingegriffen. Ich bin noch immer überzeugt, daß das Kapitel über "sinnliche und kategoriale Anschauung" in Verbindung mit den vorbereitenden Ausführungen der vorangegangenen Kapitel, einer phänomenologischen Aufklärung der logischen Evidenz ... den Weg freigemacht hat. Manche Mißverständnisse meiner "Ideen zu einer reinen Phänomenologie" wären unmöglich gewesen, wenn man dieses Kapitel beachtet hätte. Selbstverständlich besagt danach die Unmittelbarkeit der Schau allgemeiner Wesen, von der in den "Ideen" die Rede ist, ganz wie diejenige einer sonstigen kategorialen Anschauung, den Gegensatz zur Mittelbarkeit eines unanschaulichen, etwa eines symbolisch-leeren Denkens.
[125] Husserl, Einleitung in die Logik und Erkenntnisstheorie Vorlesungen 1906/07 , hrsg von Ullrich Melle 1984.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2017