ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 37
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 ,
Chương II
Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học
Husserl nhận xét, đối với hình học và những khoa học liên hệ có tương quan đến không-thời gian tính và những gì khả hữu trong việc hình thái, hình thể cũng như với những hình thái chuyển động, quá trình biến dạng và những sự vật tương tự, đặc biệt là như những đại lượng đo lường được. Rõ ràng là, dầu chúng ta ít biết về thế giới lịch sử xung quanh của những nhà hình học đầu tiên, tuy vậy chắc chắn, với danh nghĩa những thành tố của bản chất bất biến, đó là một thế giới của những "sự vật" (Dinge) - trong đó con người là chủ thể của thế giới này - mọi sự vật thiết yếu phải có thể xác tính, hơn nữa sự vật có thể không bắt buộc chỉ đơn thuần là thể xác, vì con người thiết yếu hiện hữu trong cộng đồng không chỉ nghĩ như thể những thể xác đơn thuần và, dầu những đối tượng văn hóa tương ứng về mặt cấu trúc như thế nào đi nữa, trong mọi hoàn cảnh, cũng không chỉ cùng kiệt trong thể xác đơn thuần của họ. Đồng thời cũng rõ ràng là những thân xác thuần túy này có những hình thái không-thời gian liên quan đến những phẩm tính "vật chất"(stoffliche) như thể màu sắc, hơi nóng, sức nặng, kỳ gian v.v... - ít ra là trong một cái lõi cơ bản phải được bảo đảm qua một minh thi tiên thiên tinh tế. Ngoài ra, rõ ràng trên trình độ của những thiết yếu trong đời sống thực tiễn, một số những định loại bị cắt ra khỏi trong những hình thái và một thực tiễn kỹ thuật luôn luôn đã được nhằm vào việc khôi phục những hình thái mỗi lần được xác định ưu tiên và hoàn thành cùng những hình thái này theo một số những hoạt kinh/vecteur tiệm tiến. [48]
Husserl nhận xét, trong thực tế, rút ra từ những hình thái của sự vật, trước tiên có những mặt - những mặt ít nhiều "trơn nhẵn", hoàn hảo; có những cạnh hơi thô kệch, hay theo cách của chúng, hơi nhẵn nhụi; nói khác đi, những đường, những góc ít nhiều thuần túy - những điểm có vẻ hoàn hảo; rồi, hơn nữa, giữa những đường, những đường thẳng chẳng hạn, đặc biệt được ưu tiên, giữa những mặt, những mặt phẳng được ưu tiên: chẳng hạn, ở những cứu cánh thực tiễn, những tấm bản bị giới hạn bởi những mặt bằng, những đường thẳng, những điểm, khi đó trong toàn bộ hay đối với những sử dụng đặc thù, những mặt cong không được ưa chuộng, vì lý do có quá nhiều chuyện quan tâm thực tiễn. Cho nên, sự tái lập những mặt bằng và làm cho hoàn hảo (đánh bóng) luôn luôn giữ một vai trò trong thực tiễn. Đối với ý định không thiên vị trong việc phân phối cũng vậy: đánh giá thô sơ những đại lượng cải biến theo những đại lượng trong việc đếm số những thành phần bằng nhau.
Đo lường, theo Husserl thuộc về mọi văn hóa, song ở những mức độ hoàn thành đi từ nguyên thủy đến cao cấp. Trong thực tại lịch sử, chủ yếu là khả hữu, như một sự kiện, phát triển của văn hóa bảo đảm một kỹ thuật đo lường, thứ yếu và vị tất cao cấp - cũng có thể giả định một nghệ thuật họa kiến trúc, đo đạc đồng ruộng và những khoảng cách đường xá, v.v... - kỹ thuặt này đã luôn có ở đó, phát triển phong phú khi nó được cho trước đối với nhà triết học còn chưa biết đến hình học, song phải tưởng tượng được (denkbar) như người phát kiến ra nó.[49]
Là một nhà triết học vượt qua thế giới chung quanh hữu hạn của thực tiễn (chẳng hạn, thế giới của căn phòng, của thành phố, của quận hạt, v.v..., và trong thời gian, là thế giới của những sự biến định kỳ, ngày, tháng v.v...) để hướng về quan cảnh và nhận thức luận thế giới, ông có những không gian và thời gian biết và không biết một cách hữu hạn như thể những tính hữu hạn trong chân trời của một tính vô hạn mở. Tuy vậy, ông cũng chưa có ở đó không gian hình học, thời gian toán học và những gì phải chuyển biến, những hữu hạn là chất liệu cho ông, một sản phẩm tinh thần của một loại hạng mới; cùng với những hình thái hữu hạn và biến đổi trong tính không-thời gian, ông chưa có những hình thái hình học, những hình thái vận động học. Những tính hữu hạn là những hình thành sinh ra từ thực tiễn và cảm thụ được theo phương diện hoàn thiện, hiển nhiên chỉ là những hỗ trợ cho một thực tiễn của loại hạng mới khởi từ đó sinh ra những hình thành có danh xưng tương tự, song của loại hạng mới.
Husserl nhận xét trước tiên loại hạng mới này chỉ là sản phẩm sinh ra từ một hành vi tinh thần của lý tưởng hóa, của một tư duy "thuần túy" có chất liệu trong những dữ kiện cho trước phổ quát đã mô tả của chúng nhân và thế giới chung quanh hậu thiên này và tạo ra những "khách thể tính lý tưởng" khởi từ những tiền-dữ kiện này.[50]
Sau khi miêu tả từ vị thế của nhà triết học trong thực tiễn đi tìm nguyên ủy hình học, đến thực tiễn của một loại hạng mới, ở đây Husserl nhận ra vấn đề khi đó, trong cầu trợ đến bản chất lịch sử, là khám phá ý nghĩa nguyên ủy lịch sử có thể và thiết yếu phải cho toàn bộ chuyển biến của hình học ý nghĩa chân lý tồn tại của nó.[51]
Việc làm nổi bật và xác định hiển nhiên thuần lý sau đó khoác một tầm quan trọng đặc biệt: đó là trong trình độ nội dung phổ cập một cách xác quyết của khu vực những hình thái không-thời gian bất biến qua mọi biến đổi khả tưởng được xét đến trong việc lý tưởng hóa mà một hình thành lý tưởng có thể nẩy sinh, hoặc mãi mãi và cho tất cả thế hệ người đi đến chỗ lại-có-thể-hiểu-được và di truyền được, tái sản sinh được với ý nghĩa liên chủ thể đồng nhất.
Điều kiện này có giá trị ở ngoài hình học cho tất cả những hình thành tinh thần phài di truyền được trong một phổ quát tính vô điều kiện. Trong trình độ mà hoạt động của tư tưởng của một nhà bác học gặt hái được trong tư tưởng của ông một cái gì "liên-kết-với-thời-gian", nghĩa là liên kết với kiện tính thuần túy trong hiện tại của nó, hay một cái gì có giá trị với ông như thể một truyền thống thuần túy hậu thiên, hình thành của nó cũng có một ý nghĩa liên-kết-với-thời-gian; ý nghĩa này chỉ có thể hiểu được đối với những người chia xẻ cùng những điều kiện thuần túy hậu thiên của lĩnh hội.[52]
Tuy Husserl nói đến một xác tín phổ quát về hình học có giá trị với tất cả những chân lý của nó trong một tính phổ quát vô điều kiện đối với mọi người, mọi thời đại, mọi dân tộc, không chỉ đối với mọi sự thuộc về những kiện tính lịch sử, mà đối với cả những gì nói chung có thể tưởng tượng ra được.Theo ông, những tiền giả định nguyên lý của niềm xác tín này không bao giờ được thăm dò, chỉ vì không bao giờ được đặt thành vấn đề một cách nghiêm chỉnh. Theo ông, sự việc có thể sáng sủa hơn cho chúng ta nếu như mỗi xây dựng một sự kiện lịch sử nẩy ra ý định nhắm tới một tính khách quan vô điều kiện, cũng như giả định cái tiên thiên này bất biến hay tuyệt đối.
Chỉ trong khai mở ra cái tiên thiên này, một khoa học tiên nghiệm ắt khả hữu trải rộng ra ngoài mọi kiện tính lịch sử, mọi thế giới chung quanh, mọi dân tộc, mọi thời gian và mọi chúng nhân lịch sử; chính khi đó khoa học mới có thể tạo ra sự xuất hiện của nó như chân lý vĩnh cửu/aeterna veritas. Chính trên cơ sở này mới tạo chỗ dựa cho quan năng bảo đảm trở lại vấn nạn về những hiển nhiên-đầu tiên khởi từ hiển nhiên nhất thời còn khiếm khuyết của một khoa học.[53]
Husserl tự hỏi: như vậy chẳng há là đứng trước phạm vi lớn lao và sâu xa khả nghi, có vấn đề đặt ra của Lý trí, cũng cùng thứ Lý trí hoạt động nơi mỗi con người, dầu là hãy còn chất phác/tối sơ, nơi con người được xem như "động vật có lý trí/animal rationale" ?
----------------------------------
[48] Husserl, Sdt: Il est alors clair que, si peu que nous sachions encore du monde environnant historique des premiers géomètres, il est toutefois certain, au titre de composante d'essence invariante, que c'était un monde de "choses" - parmi lesquelles les hommes eux-mêmes en tant que sujets de ce monde - que toutes les choses devaient nécessairement avoir une corporéité, encore que les choses pussent n'être pas toutes de simples corps, car les hommes existant nécessairement en communauté ne sont pas pensables comme de simples corps et, quels que soient les objets culturels qui leur correspondent de façon structurelle, ils ne s'épuisent pas, en tout cas, dans leur être corporel. Il est également clair - du moins dans un noyau essentiel dont il faut s'assurer par une minutieuse explicitation apriorique - que ces corps purs avaient des formes spatio-temporelles auxquelles se rapportaient des qualités "matérielles" (couleur, chaleur, poids, dureté, etc.). Il est clair, en outre, qu'au niveau des nécessités de la vie pratique certaines spécifications se sont découpées dans les formes et qu'une praxis technique a toujours déjà visé à la restauration des formes chaque fois privilégiées et au perfectionnement des mêmes formes suivant certains vecteurs de gradualité.
[49] Husserl, Sdt: La mesure appartient à toute culture, mais à des degrés de perfection qui vont du primitif au supérieur. Dans la réalité historique, essentiellement possible et ici comme un fait, le développement de la culture assure une certaine technique de la mesure, inférieure et éventuellement supérieure - nous pouvons donc aussi toujours présupposer un art du dessin architectural, de l'arpentage des champs et des distances routières, etc. - [cette technique] est toujours déjà là, déjà richement élaborée lorsqu'elle est pré-donnée au philosophe qui ne connaissait pas encore la géométrie, mais doit être imaginable comme son inventeur.
[50] Husserl, Sdt: Il est d'avance évident que ce genre nouveau sera un produit qui naît d'un acte spirituel d'idéalisation, d'un penser "pur" qui a son matériel dans les pré-données universelles déjà décrites de cette humanité et de ce monde environnant humain factices, et crée à partir d'eux des "objectivités idéales".
[51] Husserl, Sdt: Le problème serait alors, dans un recours à l'essentiel de l'histoire, de découvrir le sens d'origine historique qui a pu et dû nécessairement donner à tout le devenir de la géométrie son sens de vérité persistant.
[52] Husserl, Sdt: Cette condition vaut bien au-delà de la géométrie pour toutes les formations spirituelles qui doivent être transmissibles dans une universalité inconditionnée. Dans la mesure où l'activité de pensée d'un savant accueillerait dans la pensée de celui-ci quelque chose qui soit "enchaîné-au-temps", c'est-à-dire enchaîné à la pure facticité de son présent, ou bien quelque chose qui vaudrait pour lui en tant que tradition purement factice, sa formation aurait de même un sens d'être seulement enchaîné-au-temps; ce sens ne serait recompréhensible que pour les hommes qui partagent les mêmes conditions purement factices de compréhension.
[53] Husserl, Sdt: C'est seulement <dans le dévoilement de cet a apriori> qu'est possible une science apriorique s'étendant au-delà de toutes les facticités historiques, de tous les mondes environnants, peuples, temps et humanités historiques; c'est alors seulement qu'une science peut faire son apparition comme aeterna veritas.C'est seulement sur ce fondement que prend appui la faculté assurée de questionner en retour vers les archi-évidences à partir de l'évidence rendue temporairement vacante d'une science.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2015