ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 65

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65,    

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

Thế giới của đời sống: hội điểm thiên-địa-không

Trong những trang cuối của Lật đổ học thuyết Copernic, Husserl viết: Trong biến đổi những mái nhà-quê hương, điều này vẫn còn biểu tỏ một cách phổ cập (nếu căn nhà/quê hương có ý nghĩa thông thường là lãnh địa của tôi thực tại, cá biệt hay thân quen): mỗi cái tôi có một mái nhà xưa/một cố quận - và mái nhà xưa/cố quận thuộc về mỗi dân tộc với lãnh địa xưa của nó. Song mỗi dân tộc và sử tính của nó, và chính mỗi siêu-dân tộc (siêu quốc) sau cùng ngụ cư tự nhiên trên "Trái đất" và mọi phát triển, mọi lịch sử tương ứng, về phương diện này, có một sử xưa duy nhất, mà chúng là những giai đoạn. Dĩ nhiên, khả dĩ có thể sử xưa này là một toàn bộ những dân tộc đang sống hoàn toản chia cách, hầu như lại gắn bó với nhau trong chân trời mở ra và bất định của không gian trái đất. [187]

Chỉ có một chúng nhân và một trái đất, như Husserl đã khẳng định, đất và trời cũng thuộc về bản chất hình thái của trường không gian và sự vật của tri giác. Một tương quan thiên-địa-không, nghĩa là trời, đất và không gian quyện vào một thể. Ở ngay những trang mở đầu, khi đề cập đến trực quan thế giới, Husserl xác định: Trong mọi hoàn thành  thông giác thế giới, tính thống nhất của "trực quan thế giới" phải khẳng định khả hữu của thế giới, nghĩa là tạo ra  một cơ sở  tột cùng của "kỳ thành thế giới".[188]  

Thế giới theo ông "ở trong khai mở  của thế giới xung quanh - thế giới hiện hữu trong tính (l)ý tưởng của vô hạn".[189]     

Khái niệm "thế giới của đời sống" có thể được coi như bước ngoặt trong hiện tượng luận của Husserl, theo một hướng đi mới. Ông đề cập khái niệm này trong Ideen II ngay từ 1917 khi luận về cấu thành của thế giới tinh thần: Thế giới của đời sống con người vượt khỏi khoa học tự nhiên, dầu khoa học tự nhiên nghiên cứu tổng thể thực tại, bởi ngay lý luận tinh tế nhất trong khoa học tự nhiên cũng không chạm tới thế giới của đời sống, đơn giản là vì đề hướng tư tưởng mà nhà khoa học tự nhiên theo đuổi là con đường lý luận xa rời thực tại của đời sống, để nó lại đằng sau ngay từ khởi đầu, và chỉ trở lại với nó dưới hình thái kỹ thuật học và ứng dụng khoa học tự nhiên vào đời sống...

Thế giới của đời sống là thế giới tự nhiên - trong vị thế của đời sống tự nhiên, chúng ta là những chủ thể sống cùng nhau sinh hoạt trong một môi trường rộng mở với những chủ thể sinh hoạt khác. Mọi sự khách quan về thế giới của đời sống là tặng dữ chủ quan, sở hữu của chúng ta, của tôi, của tha nhân, và của mọi người với nhau. Làm chủ vả sở hữu thì không bằng nhau; những chủ thể thì không có định tính, cái gì không thuộc cá nhân là thế giới chung quanh, cái gì sống là kinh nghiệm sống của thế giới chung quanh, và điều đó cũng như thế đối với cái được nhìn và được nghĩ v.v...[190]

Tuy nhiên, vấn đề "thế giới của đời sống" chỉ thực sự được Husserl khai triển vào giai đoạn cuối đời trong Khủng hoảng của khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm/Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie.

Trong Triết học nào cho thế kỷ 21, khi đề cập đến vấn đề "đâu là triết học cho thế kỷ XXI, chúng ta trải nghiệm những vấn đề đặt ra trong khung cảnh mới này, những triển vọng nào khả hữu, làm thế nào chim Minerve cất cánh thăng hoa từ những tro tàn. Triết gia khởi sự thế nào ? ... Tại sao phải luận về Lebenswelt/thế giới của đời sống, vì triết học ở vào thời đại nguyên tử/hạt nhân có những triệu trưng chưa từng thấy trong quá trình lịch sử nhân loại ?", tôi đã nhận xét: Khái niệm Lebenswelt/thế giới của đời sống được nói đến trong phần 3 của Die Krisis là một chủ điểm hiện tượng luận siêu nghiệm của Husserl ở giai đoạn cuối đời, liên hệ tới trao đổi thư từ đối thoại giữa Husserl và Dilthey, tới vấn đề thông diễn học liên hệ đến thời kỳ hình thành tư tưởng Heidegger trong Sein und Zeit, tuy nhiên cơ bản vẫn là liệu có đề ra triển vọng nào cho thế kỷ XXI ? Husserl đưa vào khái niệm Lebenswelt khi ông quan tâm đến vấn đề nguồn gốc triết học, và quan hệ giữa δόξα/tư kiến và επιστήμη/khoa học. Trong Beilage/Phụ lục XVII, Husserl viết: "chúng ta luôn luôn sống có ý thức trong sinh giới/Lebenswelt; bình thường ra không có lý do gì phải minh nhiên đặt nó thành đề tài cho chúng ta một cách phổ quát như là thế giới. Ý thức về thế giới như một chân trời/Horizont, chúng ta sống cho những cứu cánh đặc thù của chúng ta, bất kể là tạm bợ, biến đổi hay như một mục tiêu lâu dài chỉ đạo chúng ta." Chân trời là lãnh địa,                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        là halo, là Hof  trong viễn quan hiện tượng luận Husserl trước hết là một tiềm thế của đời sống cấu thành hơn là một trật tự của những sự vật được cấu thành, như vậy liên quan đến thế giới quan, đến triết học đời sống, đến tính lịch sử.

Tôi trở lại vấn đề Lebenswelt/thế giới của đời sống ở đây trên một bình diện khác, liên quan đến nguyên ủy hình học. Trong tiết § 9h của Die Krisis, Husserl đã chỉ ra: "thế giới của đời sống như thể nền tảng của ý nghĩa bị lãng quên của khoa học tự nhiên"[191]. Trong công trình nghiên cứu nguyên ủy hình học, Husserl chỉ ra quên lãng nguyên ủy hình học tức là những hành động khai sinh ra hình học, quên lãng là đánh mất ý nghĩa lý tưởng của hình học, có ý nghĩa với toàn bộ những khoa học. Husserl xác định: Cho nên mọi phản tư hoặc ngẫu nhiên (hay cũng là "triết lý") muốn khởi đi từ lao tác phương pháp/kỹ thuật đến ý nghĩa của nó, luôn dừng lại ở bản tính lý tưởng,  dầu không có phản tư  triệt để tới mục đích tột cùng  mà ở khởi đầu, khoa học tự nhiên  mới, cùng với hình học không tách rời khỏi nó, sinh trưởng từ đời sống tiền-khoa học và thế giới chung quan của nó, nhằm phục vụ, tuy nhiên đó là một mục đích ở trong đời sống này và gắn liền với thế giới của đời sống. Con người sống trong thế giới này, và do đó cũng là người-đi-tìm-thiên-nhiên, chỉ có thể đặt để trong thế giới của đời sống này tất cả những vấn nạn thực tiễn và lý luận, chỉ có thể gặp được về mặt lý luận về nó trong vô hạn mở ra những chân trời mới lạ/chưa biết đến. [192].                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               

Sang phần 3 của die Krisis như tôi nói đến ở trên, những tiết § 33 và §34 là lý luận chủ yếu về thế giới của đời sống, khi Husserl thảo luận về "vấn đề "thế giới của đời sống" với tính cách là một vấn đề cục bộ trong vấn đề khái quát của khoa học khách quan" và "trần thuật vấn đề một khoa học về thế giới của đời sống" [193]. Có thể xem đây như "những nguyên lý cơ bản của khoa học về thế giới của đời sống/Grundzüge einer Wissenschaft von der Lebenswelt" mà lần đầu tiên Husserl khai triển; nhiều nhà nghiên cứu hiện tượng luận và triết học Husserl ở nửa sau thế kỷ XX không thể không bàn đến lý luận về thế giới của đời sống, xem như tranh biện về hướng đi mới của Husserl trong việc chỉ ra bế tắc và khủng hoảng của những khoa học khách quan vâ nỗ lực xây dựng một khoa học nghiêm xác và tính siêu nghiệm của lý luận liên chủ thể ở giai đoạn cuối đời của ông.

 

-------------------------------------

[187] Husserl, Umsturz Kopernikanischen Lehre: Im Wechsel der Heimstätte verbleit allgemein gesprochen dies (wenn Heimstätte den gewönhlichen Sinn meines jeweiligen, einzelnen oder familien-mässigen Territoriums hat), das jedes Ich eine Urheimat hat - und diese gehört zu jedem Urvolk mit seinem Urterritorium. Aber jedes Volk und seine Historizität und jedes  Übervolk (Übernation) ist selbst beheimatet letztlich natürlich auf der "Erde", und alle Entwicklungen, alle relativen Historien haben insofern eine einzige Urhistorie, deren Episoden sie sind. Freilich ist es dabei möglich, dass diese Urhistorie ein Zusammen völlig getrennt lebender und sich entwickelnder Völker wäre, nur dass sie alle füreinander im offen unbestimmten Erdraumhorizont liegen. 

[188] Husserl, Sdt: In aller Fortbildung der Weltapperzeption muβ Einheit einer "Weltanschauung" die Weltmöglichkeiten, die einen Grundbestand der Wirklichkeit der Welt ausmacht .

[189] Husserl, Sdt: die Welt in der Offenheit der Umwelt - Welt in der Idealität der Unendlichkeit existierend.

[190] Husserl, Ideen II: Phänomenologische Untersuchungen zur Konstitution (bản dịch tiếng Anh của Rojewicz và Schuwer), Section 3: the Constitution of the Spiritual World, Chap. 3: the ontological Priority of the spiritual World over the naturalistic, § 64: Relativity of nature, absoluteness of spirit, Supplement XIII : The life-world of persons escapes natural science, even though the latter investigates the totality of realities, for even the most subtle theory in natural science does not touch the life-world, and that simply because the thematic direction of thought the natural scientist follows is a theoretical path away from the actuality of life, leaving it behind right at the beginning, and only reverting back to it in the form of technology and in the form of an application of natural science to life...

The life-world is the natural world - in the attitude of natural life we are living functioning subjects together in an open circle of other functioning subjects. Everything Objective about the life-world is subjective givenness, our possessions, mine, the other's, and everyone's together. Subject and possessions are not equal; the subjects  are without qualification, what is not personal is surrounding world, what is lived is lived experience of the surrounding world, and that holds also for what is seen and thought, etc.

[191] Husserl, Die Krisis, § 9  Galilei Mathematisierung der Natur, 9h : Die Lebenswelt als vergessenes Sinnesfundament der Naturwissenschaft.  

[192] Husserl, Sdt: So macht denn jede gelegentliche (oder auch "philosophische") Rückbesinnung von der kunstmäβigen Arbeit auf ihren eigentlichen Sinn stets bei der idealisierten Natur halt, ohne die Besinnungen radikal durchzuführen bis zu dem letztlichen Zweck, dem die neue Naturwissenschaft mit der von ihr unabtrennbaren Geometrie, aus dem vorwissenschaftlichen Leben und seiner Umwelt hervorwachsend, von Anfang an dienen sollte, einem Zwecke, der doch in diesem Leben selbst liegen und auf seine Lebenswelt bezogen sein muβte. Der in dieser Welt lebende Mensch, darunter der naturforschende,  konnte alle seine praktischen und theoretischen Fragen nur an sie stellen, theoretisch nur sie in ihren offen unendlichen Unbekanntheitshorizonten betreffen.

[193] Husserl, Sdt: § 33: Das Problem der "Lebenswelt" als ein Teilproblem im allgemeinen Problem der objektiven Wissenschft" và § 34: Exposition des Problems einer Wissenschaft von der Lebenswelt.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016