ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 78

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78,

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

 

Từ luận lý học thuần túy

 

Hai tác phẩm luận lý xuất bản trong hành trạng tư tưởng lúc sinh thời của Hussel là bộ Nghiên cứu luận lý (1900-1901) và Luận lý học hình thức và luận lý học siêu nghiệm (1929) - một quãng cách thời gian đáng kể, trong khi Kinh nghiệm và phán đoán  chỉ xuất bản sau khi ông vừa qua đời năm 1938.

Ngay trong lời tựa lần xuất bản đầu (1900) với lời tựa lần xuất bản thứ hai (1913) cũng đã có quãng cách thời gian chỉ ra khu biệt. Những tổng luận từ những vấn đề về nguyên ủy của những khái niệm và quan điểm cơ bản trong toán học đến những vấn đề của lý luận và phương pháp toán học tới nỗ lực tìm hiểu bản chất thuần lý của khoa học diễn dịch với thống nhất hình thức và phương pháp luận tượng trưng mà Husserl nhận xét là càng đi sâu vào phân tích, càng ý thức được sự kiện là luận lý học ở thời đại của ông chưa đạt tới đỉnh cao của khoa học hiện tại, do đó cần phải minh giải :

"Nghiên cứu luận lý học đào sâu từ số học hình thức và lý luận phức số, và những bộ môn cùng phương pháp vượt lên khỏi mọi đặc thù của những hình thái chuyên biệt của số và chiều kích là những khó khăn riêng có, bắt buộc ông phải có những phản tư theo một trật tự rất khái quát lên trên khỏi phạm vi quá chật hrẹp của toán học để nhắm tới một lý luận tổng quát của những hệ thống diễn dịch hình thức."[38]

Trong hai chương I và II của biên khảo này, luận về khởi sinh từ triết lý toán học (qua tác phẩm đầu tay của Husserl Triết lý số học) đến nguyên ủy hình học (bản văn ông viết năm 1936 đăng trên tạp chí Triết học thế giới 1939), tôi nêu ra thành quả những nghiên cứu triết lý-toán học của Husserl từ những vấn đề về bản chất phổ quát của toán học nói chung, đến mối tương quan giữa hình thái của số học và hình thái của luận lý học. Trong chương III biên khảo này, tôi dẫn ý muốn chứng thực của Husserl qua nhiều năm xây dựng ra những nền tảng mới cho luận lý học thuần túy và lý luận nhận thức.          

Các nhà luận lý học nói chung quan niệm luận lý học hình thức là một khoa học thuần tuý, không coi đối tượng cũng như cơ sở đặt trên những sự kiện thường nghiệm, mà chỉ có những đối tượng (l)ý tưởng, như những mệnh đề, chức năng, loại hạng, những ký hiệu, diễn ngữ biểu hiện cho những mệnh đề, chức năng, loại hạng v.v...; cho nên chân lý của luận lý học là chân lý tất yếu, còn chân lý của sự kiện là chân lý thường hằng; điều đó cũng muốn nói là không có liên hệ giữa luận lý học và kinh nghiệm, cũng như giữa luận lý học và thế giới thường nghiệm. Husserl cũng đồng ý với quan niệm khái quát trong tiến trình lịch sử của luận lý học, về luận lý học là một khoa học thuần túy, nghĩa là chân lý luận lý không dựa trên những sự kiện thường nghiệm, song phê phán những nhà luận lý nói chung, nghĩa là luận lý  học truyền thống không nhìn ra là phải giả định một thế giới. Luận lý học như một lý luận của khoa học phải thông qua thế giới, bởi ý nghĩa cấu thành từ chủ thể, mối liên lạc giữa luận lý học và kinh nghiệm. Làm thế nào giải quyết vấn đề mà không rơi vào nghịch lý liên hệ đến tương quan giữa tính khách thể và tính chủ thể ? Tưởng cũng cần nhắc lại ở đây là một số vấn đề đã được nói tới trong chương II của biên khảo này, về thế giới và thế giới của đời sống, đến phê phán của Husserl về "thế giới của đời sống như thể nền tảng của ý nghĩa bị lãng quên của khoa học tự nhiên", đến nỗ lực xây dựng một khoa học nghiêm xác/strenge Wissenschaft và tính siêu nghiệm của lý luận liên chủ thể ở giai đoạn cuối đời của ông. Song mối tương quan quan chặt chẽ giữa luận lý học thuần túy và hiện tượng luận, chỉ ra kinh nghiệm tương ứng với thực thể luận lý không phải chỉ nhất thời trong giai đoạn đầu, hay giữa tri hoạt/Noëis và tri kiện/Noëma (trong Ideen III)  mà có thể nói trong thống nhất toàn bộ công trình nghiên cứu của Husserl.

Ở chương XI Ý niệm về luận lý học thuần túy sau mười chương có thể xem như phê phán những công trình nghiên cứu luận lý học đi trước, chủ yếu là những luận chứng (Argumente) và vị thế (Stellungnahme) của chủ nghĩa duy tâm lý học/Psychologismus, những kết quả thường nghiệm (empiristische Konsequenzen) của chủ nghĩa này, những lý giải duy tâm lý học về những nguyên tắc luận lý học (Die psychologischen Interpretationen der logischen Grundsätze), tam đoạn luận dưới ánh sáng duy tâm lý (die Syllogistik in psychologistischer Beleuchtung), chủ nghĩa duy tâm lý học như một chủ nghĩa tương đối hoài nghi (der Psychologismus als skeptischer Relativismus) và những thiên kiến duy tâm lý học (die psychologischen Vorurteile) v.v... cho nên thường được đánh giá như phản tâm lý học và duy luận lý học. Thực ra, Husserl xác định ngay ở tiết § 62 mở đầu chương XI này là:

"Một khoa học trước tiên là một đơn vị thống nhất nhân học, nghĩa là thống nhất những hành vi tư tưởng, dự kiện tư tưởng, với một số những thiết bị bên ngoài tương ứng. Tất cả những gì xác định đơn vị này là thuộc nhân học và đặc biệt xem như thuộc tâm lý học không phải là quan tâm của chúng ta ở đây. Mối quan tâm của chúng ta đúng ra là làm thế nào khoa học như thể khoa học, và trong mọi trường hợp không phải là mối quan liên tâm lý học hay nói chung là mối quan liên thực trong đó những hành vi tư tưởng được sắp đặt, song là một quan liên chắc chắn khách quan hay lý tưởng, tạo cho chúng mối tương quan cụ thể thống nhất và cũng cho giá trị lý tưởng trong tính thống nhất này."[39]                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  

Mối quan liên khách quan mà Husserl nói đến chỉ ra hai ý nghĩa: một là "quan liên của sự vật tương ứng một cách có ý hướng với những kinh nghiệm sinh động của tư tưởng (thực sự hay khả hữu), hai là quan liên của chân lý trong đó đơn vị thống nhất cụ thể mang một giá trị khách quan, như thể là cái gì nó đang có. Hai mối quan liên này cùng được cho một cách tiên nghiệm và không phân ly". Do đó Husserl xác định "có chân lý tự tại cấu thành giao hỗ thiết yếu cho hữu tự tại." [40]  

Để minh giải điều đó, nói rõ ràng hơn là có những quan liên của chân lý hay của tình trạng sự vật cũng như của những chân lý hay tình trạng sự vật cách ly. Hiện hữu thực của sự vật hay quan liên cụ thể biểu hiện trong chân lý hay quan liên chân lý tương ứng, song quan liên của chân lý khác với quan liên của sự vật "có thực" trong chính nó, cho nên không phân ly hiển nhiên không phải là đồng nhất.

Hai đơn vị thống nhất, một đằng là của tính khách thể, đằng khác là của chân lý, (chi có thể nghĩ đến một cách trừu tương về cái này không có cái kia), cho chúng ta trong phán đoán hay nói đúng hơn là trong nhận thức. Husserl xác định: "những quan liên của nhận thức thì tương ứng một cách lý tưởng với những quan liên của chân lý. Những quan liên này, hiểu đúng nghĩa, không những là phức hợp của chân lý, mà là những chân lý phức hợp, quả thực, cũng như toàn diện, phụ thuộc vào khái niệm chân lý. Những khoa học cũng dự phần trong đó, để hiểu từ này trong ý nghĩa khách quan, nghĩa là trong ý nghĩa của chân lý hợp nhất. Do quan hệ giao hỗ tổng quát hiện diện giữa chân lý và tính khách quan, một tính khách quan cũng tương ứng với đơn vị thống nhất của chân lý trong cùng một khoa học duy nhất : đó là đơn vị thống nhất của lĩnh vực khoa học này."[41]

Khi xác định được những điều kiện lý tưởng của khả hữu cho một khoa học, hay một lý luận nói chung, áp dụng cho nhận thức thực tế, cũng như cho nội dung của nhận thức, đó chính là những nhiệm vụ của luận lý học thuần túy; nói khác đi, mới hiểu thế nào là luận lý học thuần túy.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        

                                                                                                                                                                                                                                     

-------------------------------------------------

[38] Husserl, Sdt, Vorwort : Besondere Schwierigkeiten bereitete mir [EH] die logische Durchforschung der formalen Arithmetik und Mannigfaltigkeitslehre, dieser über alle Besonderheiten der speziellen Zahlen- und Ausdehnungsformen hinausreichenden Disziplin und Methode. Sie nötigte mich zu Erwägungen von sehr allgemeiner Art, welche sich über die engere mathematische Sphräre erhoben und einer allgemeinen Theorie der for0malen deduktiven Systeme zustrebten.

[39] Husserl, Sdt, Elftes Kapitel : Die Idee der reinen Logik: Wissenschaft ist zunächst eine anthropologische Einheit, nämlich Einheit von Denkakten, Denkdispositionen nebst gewissen zugehörigen äuβeren Veranstaltungen. Was alles diese Einheit als anthropologische und speziell, was sie als psychologische bestimmt, ist hier nicht unser Interesse. Dieses geht vielmehr darauf, was Wissenschaft zur Wissenschaft macht, und das ist jedenfalls nicht der psychologische und überhaupt reale Zusammenhang, dem sich Denkakte einorden, sondern ein gewisser objektiver oder idealer Zusammenhang, der ihnen einheitliche gegenständliche Beziehung und in dieser Einheitlichkeit auch ideale Geltung verschafft.

[40] Husserl, Sdt: "Der Zusammenhang der Sachen, auf welche sich die Denkerlebnisse (die wirklichen oder möglichen) intentional beziehen, und auf der anderen Seite der Zusammenhang der Wahrheiten, in dem die sachliche Einheit als das, was sie ist, zur objektiven Geltung kommt. Eins und das andere ist a priori miteinander gegeben und voneinander anablösbar."

"Dies ist eben die Wahrheit an sich, welche das notwendige Korrelat des Seins an sich bildet."

[41] Husserl, Sdt: Den Erkenntniszusammenhängen entsprechen idealiter Zusammenhänge von Wahrheiten. Sie sind, passend verstanden, nicht nur Komplexe von Wahrheiten, sondern komplexe Wahrheiten, die somit selbst, und zwar als ganze, dem Begriff der Wahrheit unterstehen. Dahin gehören auch die Wissenschaften, das Wort objektiv genommen, also im Sinne der geeinigten Wahrheit. Bei der allgemeinen Korrelation, die zwischen Wahrheit und Gegenständlichkeit besteht, entspricht auch der Einheit der Wahrheit in einer und derselben Wissenschaft eine einheitliche Gegenständlichkeit : es ist die Einheit des Wissenschaftsgebietes.

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016