ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 108
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,
Chương IV
Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận
Ý thức (hay) nguyên lý tuyệt đối
Nhận xét : Như đã nói ở trên, A. Schutz trong cùng năm 1953 đã cho in trên tập san Triết học và nghiên cứu hiện tượng luận hai bài khảo luận về Ideen II và Ideen III, cho nên những lý chứng của Husserl đề cập trong Ideen II cũng là những lý chứng nói đến ở chương đầu Ideen III. Cho nên Schutz xác định "một số người đọc quen thuộc với quyển [Ideen] I có thể thấy trước tiên nghiên cứu Ideen III hữu ích trước khi quay lại những vấn đề phức tạp hơn và khai triển cao hơn trình bày trong Ideen II. Ngay từ chương thứ nhất Husserl khởi sự với việc nghiên cứu những khu vực khác nhau của thực tại - đối tượng vật chất, thân thể cử hoạt, tinh thần - ngõ hầu xác quyết những loại thông giác cơ bản tương ứng với mỗi khu vực này và tính chất của các khoa học khác nhau bắt nguồn ở đó." [14]
Ideen III có bốn chương chính, trong đó chương hai luận về những tương giao giữa tâm lý học và hiện tượng luận, chương ba về quan hệ giữa hiện tượng luận và hữu thể học.
Schutz nhận xét ở chương hai, khi Husserl luận về lĩnh hội những tri giác vật chất, những cảm giác thực hiện chức năng như những "nội dung biểu hiện/darstellende Inhalte" cho những đặc tính vật chất, nhận định vị trong lĩnh hội thực hiện mới gọi là "những kinh nghiệm thân thể của chúng ta", những trạng thái cảm giác; song chúng vẫn là những thành tố của trạng thái tâm linh, dưới "những trạng thái tri giác có tiêu đề là những "trạng thái tri giác của cái Tôi" như vậy phụ thuộc vào khu vực thứ ba của thực tại, khu vực của tâm linh hay của khu vực bản ngã luận lý. Đó là lý do thực vì sao tâm lý học, được hiểu như khoa học của tâm linh, lại cũng luận đến những cảm giác.
Tâm lý học còn phải luận đến khởi sinh và những biến đổi của cái Tôi và những dự kiện của nó, đến những điều hợp tâm-ý thuộc về cái Tôi và những hành vi của nó, v.v... Tuy nhiên những đặc tính này không đủ để miêu tả lĩnh vực đặc thù của khoa tâm lý học và những phương pháp của khoa này; thế nên xác định nền tảng tâm lý học, người ta cần phải nghiên cứu quan hệ của nó với hiện tượng luận. Đó là mục tiêu chương hai nghiên cứu của Husserl.
Quan hệ này là một trường hợp đặc biệt trong mối quan hệ giữa hiện tượng luận và mọi khoa học thường nghiệm; thế nên cần tới những phương pháp cơ bản của hiện tượng luận. Điều đó có nghĩa là phương pháp của mọi khoa học thường nghiệm chỉ được xác định bởi cấu trúc cơ bản tổng quát của lĩnh vực thực tại cho những khoa học này. Khảo sát cấu trúc này là xét cấu thành trong trực giác thuần túy dẫn đến một hữu thể luận của lĩnh vực đặc thù này. Đó là mục tiêu trong chương ba của Ideen III.
Schutz nhận xét chương này rất quan trọng vể những phương pháp của hiện tượng luận, song còn ở mặt kỹ thuật cao cấp, trong hiện tượng luận siêu nghiệm, về giảm trừ hiện tượng luận nói đến từ Ideen I. Ông cũng nêu ra song luận tới căn rễ nguyên lý cơ bản của hiện tượng luận, giảm trừ siêu nghiệm, mà Husserl vượt qua khó khăn này qua khu biệt giữa một bên là khoa học của ý thức siêu nghiệm, với một bên là bộ môn trực giác về những cấu trúc cơ bản của ý thức này. Khoa học của ý thức siêu nghiệm bao gồm toàn bộ kiến thức cơ bản nhằm về kinh nghiệm nói chung, do đó cũng là lý giải siêu nghiệm của mọi hữu thể luận. Do đó, "cùng" những khái niệm và mệnh đề có thể xuất hiện trong những hữu thể luận và trong hiện tượng luận thuần túy thực sự. Song khu biệt quan trọng là, nếu nói đến ý tượng của không gian, của bản nhiên vật chất, của tinh thần thì vẫn liên quan đến khoa học giáo điều, phán đoán về hình thể không gian như thế, con người như thế, v.v...Tuy nhiên, hiện tượng luận thực sự không quan tâm đến sự vật, tâm linh v.v... "như thế" trong khái quát ý tượng, song quan tâm đến ý thức siêu nghiệm, những hành động và những giao hỗ, nói tóm lại là với những tri hoạt và tri kiện tương hỗ. ... Schutz xác định, là nhà hiện tượng luận, thực hiện những hành động hướng về kinh nghiệm/Erlebnisse và những giao hỗ; tuy nhiên, là nhà hữu thể luận, thực hiện những định vị thực sự không hướng về những giao hỗ và "đối tượng", song hướng về những đối tượng như thế; có nghĩa là khu biệt định vị ý nghĩa với định vị đối tượng. Tri kiện không là gì khác hơn khái quát hóa ý niệm của ý nghĩa áp dụng và lĩnh vực toàn diện của hành động.[15]
Những phân tích nói trên theo Schutz tiêu biểu cho một trong những công cụ quan trọng của hiện tượng luận, phương pháp giải minh, làm sáng tỏ trình bày ở chương bốn trong Ideen III của Husserl.
Paul Ricœur sau bản dịch và viết dẫn nhập cùng chú giải cho Ideen I vào năm 1950 cũng đã viết "Những phân tích và những vấn đề trong Ideen II của Husserl" đăng hai kỳ trên Tạp chí siêu hình và đạo đức học (số LVI tháng Mười- tháng Mười Hai,1951 và LVII tháng Giêng-tháng Ba, 1952) dựa trên bản thảo Ideen II, vì bản in ra chỉ xuất hiện vào năm 1952. [16]
Ricœur nhận xét : Ideen II vẫn còn ở phía bên này của vấn đề thuần túy triết lý và khai triển những phân tích trong những giới hạn của chủ nghĩa (l)ý tưởng phương pháp có đặc tính nói đến ở trên. "Hướng đạo siêu nghiệm" của phân tích ý hướng là khái niệm "thực tại trong toàn bộ của nó/die gesamte Realität. Chủ đề này tập hợp thành hai giai đoạn : thực tại như thể tự nhiên và thực tại như thể "thế giới tinh thần/ geistigevWelt". Chính tự nhiên phân giải thành "tự nhiên vật chất" và "tự nhiên động vật hay tâm linh "."Sự vật", "linh hồn", "tinh thần" như vậy là ba chủ đề chỉ đạo, ba đối tượng điều chỉnh của nghiên cứu.
Ông cũng xác định phải để mắt tới mỗi lần "cấu thành trong ý thức" những đối tượng chỉ đạo này, nghĩa là tìm ra chúng theo những ý hướng của ý thức đặt để ở đó và nói về tự nhiên trong một thái độ khác với tự nhiên, nói về mặt siêu nghiệm về tự nhiên và thực tại. Hơn nữa cũng phải cấu thành sự tiết hợp giữa những đối tượng này, "thiết lập" hơn bù kém "những lớp" của ý nghĩa: giữa hai trình độ của tự nhiên cũng như giữa tự nhiên và tinh thần không có một tương quan thấy trong tự nhiên hay trong tinh thần, song một tương quan cấu thành từ những chỉ thị ý nghĩa của những hành động của ý thức tự thiết lập lẫn nhau.
Ricœr ghi nhận cấu trúc của thiết lập/Fundierung này được nói đến nhiều lần trong Ideen I để chỉ những giá trị của sự vật đã bén rễ trong tính khách quan của sự vật, hay đặc thị thiết lập những tri kiện hay tri hoạt trong những hành động được cấu thành từ sưu tập, minh thị, quan hệ v.v... Tuy nhiên công trình cấu thành này không cho phép giải quyết được những do dự và hàm hồ của chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Ideen I và chứng thực lý giải liền lạc hơn và triệt để hơn trong Những suy niệm kiểu Descartes.[17]
---------------------------------------------
[14] A. Schutz, Sdt, Phenomenology and the Foundations of the Social Sciences (Ideas, volume III by Edmund Husserl) : Some readers who are familiar with volume I might find it helpful to study Ideas III first before turning to the more complicated and highly elaborated problems presented in Ideas II.
Husserl starts in the first chapter with an investigation of the various realms of reality - the material thing, the animated body, the psyche - in order to ascertain the fundamental kinds of apperception corresponding to each of these realms and the character of the various sciences originating therein.
[15] A. Schutz, Sdt: Psychology, as the science dealing with the reality of the psyche, has to deal with the genesis and the transformations of the I and its dispositions, with the ideo-psychical regularities pertaining to the I and its acts, etc. But these characteristics are insufficient for a description of the particular realm of a science of psychology and its methods. In order to determine the foundation of psychology, we have to investigate its relationship to phenomenology. This is the purpose of the second chapter of Husserl's study.
This relationship can only be understood as a special case of the relationship prevailing between phenomenology and all the empirical sciences... The method of all empirical sciences is determined or at least co-determined by the general essential structure of the realm of reality to which these sciences refer. The examination of this structure as to its constitution in pure intuition would lead to an ontology of this particular realm. ..
This chapter is very important for the methods of phenomenology but of a highly technical nature... This is indeed a very serious dilemma which goes to the roots of the basic principle of phenomenology, the transcendental reduction.
Husserl overcomes this difficulty by distinguishing between a science of the trancendental consciousness on the one hand, and an intuitive discipline dealing with the essential structure of this consciousness on the other hand. The former would include the sum total of essential knowledge referring to experience in general, therewith also the transcendental interpretation of all ontologies. The "same" concepts and propositions may, therefore, appear in ontologies and in pure phenomenology proper. But there is an important difference. If we deal as ontologists with the eidos of space, of material nature, of spirit, we are still concerned with dogmatic science, we judge of spatial configurations as such, men as such, etc....
Phenomenology proper, however, is not concerned with things, psyches, etc., "as such" in eidetic generality, but with the transcendental consciousness, its acts and their correlates, briefly with Noeses and their Noemata (correlates)...
To be sure, as phenomenologists we also perform positing acts in a theoretical attitude, but these acts are exclusively directed towards experiences and their correlates. As ontologists, however, we perform acts of actual positing which are not directed towards correlates and "objects" in quotations marks, but towards objects as such. we have to distinguish between the positing of meanings and the positing of objects. The noema is nothing else than the generalization of the idea of meaning applied to the total realm of the act.
[16] P. Ricœur, Analyses et problèmes dans 'Ideen II' de Husserl, Revue de métaphysique et de morale LVI (Octobre-Décembre, 1951 et LVII (Janvier-Mars, 1952).
Edmund Husserl, Ideen zu einer reinn Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie. Zweites Buch : Phänomenologische Untersuchungen zur Konstitution, Hrsg. von Marly Biemel, 1952 (Husserliana IV).
[17] P. Ricœur, Sdt. : Ideen II reste en deçà de cette problématique proprement philosophique et déploie ses analyses dans les limites de l'idéalisme méthodologique que nous avons caractérisé plus haut. Le "guide transcendantal" de l'analyse intentionnelle est la notion de "réalité dans son ensemble". Ce thème s'articule en deux degrés : la réalité comme nature et la réalité comme "monde spirituel". La nature elle-même s'analyse en "nature matérielle" et en "nature animale ou psychique". La "chose", "l'âme", "l'esprit" sont ainsi les trois thèmes directeurs, les trois objets régulateurs de la recherche...
De plus il s'agit de constituer également l'articulation entre ces objets, de "fonder" l'une dans l'autre les "couches" du sens : entre les deux niveaux de la nature comme entre la nature et l'esprit il n'y a pas un rapport constitué par les significations des actes de conscience qui s'édifient les uns sur les autres.
[chú thích cuối trang :] Ideen I use plusieurs fois de cette structure de Fundierung: pour désigner l'enracinement des valeurs de choses dans l'objectivité de la chose, pour caractériser l'édification des noèmes ou des noèses dans les actes composés de colligation, d'explicitation, de relation, etc.
Pourtant ce travail de constitution... ne permet pas de trancher les hésitations et les ambiguïtés de l'idéalisme de Ideen I et de justifier l'interprétation plus cohérent et plus radicale des Méditations cartésiennes.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng
Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2017