ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 35
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 ,
Chương II
Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học
Trong đề xuất phản bác thứ nhất [kỳ 34], Husserl nói đến chân trời lịch sử, hàm ngụ sự liên tục của những quá khứ văn hóa bao hàm lẫn nhau, đến sự hiển nhiên của hình học hàm ngụ truyền thống lịch sử của nó. Vậy cấu trúc của ý nghĩa nội tại của nó như thế nào?
Trước hết, suốt phần đầu bản văn phụ lục III trong tác phẩm Khủng hoảng của những khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm, Husserl đã nhấn mạnh đến những khái niệm mới của tư tưởng thời hiện đại, ý tưởng về một tổng thể thuần lý vô hạn, về một thế giới vô hạn, qua một phương pháp thuần lý thống nhất có hệ thống để khai phá những đối tượng của thế giới vô hạn , chỉ từ buổi bình minh của khoa học thời hiện đại mới chính thức chinh phục và khai phá những chân trời toán học vô hạn, bao gồm hình học, mà cơ sở phổ quát là toán học hóa tự nhiên. Chỉ nói riêng về khoa hình học, đã hàm ngụ toàn bộ toán học về không-thời gian, là những hình thái phổ quát, lý tưởng; những hình thái mang tính khách quan, lý tưởng hóa, chỉ hiện hữu một lần, biểu hiện chung cho mọi sản phẩm tinh thần của thế giới văn hóa và ý nghĩa nguyên ủy khởi từ truyền thống, biểu hiện từ những tác phẩm do con người sản sinh ra.
Khởi từ những điều đó, Husserl lý ưng nói đến một Thalès tưởng tượng, ngờ vực Thalès của lịch sử, nên David Carr nghĩ ông không xét đến nguồn gốc hình học. Thực sự, ngay trong việc giải đáp cho phản bác thứ nhất, Husserl đã minh thị, đối với tất cả những gì lập thành sự kiện lịch sử, hoặc đó là sự kiện kinh nghiệm, hoặc do nhà sử học, xem như thể sự kiện thuộc quá khứ, thiết yếu có cấu trúc ý nghĩa nội tại của nó; song những gì người ta phát hiện thường ngày một cách khả tri, do việc là những dãy biểu duyên, hơn bao giờ hết có những hàm súc sâu xa, luôn luôn tiến xuống xa hơn, và người ta phải chất vấn, phải bộc lộ ra. Mọi lịch-sử-những-sự-kiện vẫn còn ở trong bất-khả-niệm khi mà, thường rút ra kết luận một cách trực tiếp , và giản dị là khá chất phác khởi từ những sự kiện nó không bao giờ thuyết luận nền tảng của ý nghĩa phổ cập mà toàn bộ những kết luận dựa trên đó, cững như không bao giờ thám hiểm cái tiên thiên cấu trúc quyền năng của riêng nó. Chính từ khai mở cấu trúc phổ cập bản chất (không chỉ cấu trúc đã tạo thành ngoại tại hời hợt của con người trong cấu trúc bản chất về mặt xã hội- lịch sử của chúng nhân, mà còn cả những cấu trúc khai mở những sử tính sâu xa hơn, những sử tính nội tại của những con người được chú ý) ở trong hiện tại lịch sử của chúng ta và sau đó là ở trong hiện tại lịch sử cả thời quá khứ hay tương lai, còn đứng ở quan điểm toàn thể, chỉ ở trong khai mở thời lịch sử cụ thể mà chúng ta sống trong đó, cũng như toàn-chúng nhân xét trong tổng thể cấu trúc phổ cập bản chất, chính khai mớ này có thể làm cho một lịch sử (Historie) thực sự hàm súc, thông tuệ được khả hữu và, trong một ý nghĩa công chính, khoa học. Đó cũng là tiên thiên lịch sử cụ thể bao hàm mọi hiện thể trong hữu-sinh thành và trong sinh thành lịch sử của nó hay trong hữu bản thể như là truyền thống và hoạt động truyền đạt. [41]
Những điều vừa nói đến liên quan đến hình thái (Form) toàn diện của "Hiện tại lịch sử nói chung", đến thời lịch sử nói chung. Song những hình thái (Gestalten) đặc thù của văn hoá chủ chốt trong hữu lịch sử thống nhất của nó, như thể truyền thống và tự-truyền đạt sinh động chỉ có trong tổng thể này một hữu trong tính truyền thống một cách tương đối độc lập, chỉ như thể hữu của những thành tố phụ thuộc. Cho nên người ta còn phải xét đến những chủ thể của sử tính, những con người tạo ra hình thành (Bildung) văn hóa và vận chuyển trong tổng thể: chúng nhân sản xuất thuộc về cá nhân.[42]
Về những điều liên quan đến hình học, sau khi chúng ta đã xét đến sự giấu giếm những khái niệm cơ bản, khiến không thể thấu hiểu nổi và rồi sau khi chúng ta làm cho sự thể này khả niệm như thế trong những nét đặc sắc cơ bản đầu tiên của nó, lúc đó người ta nhận ra là chỉ có vấn tính ý thức về nguyên ủy lịch sử của hình học (ở trong vấn đề toàn diện cùa tiên thiên sử tính nói chung) để có thể với đến được phương pháp của một khoa hình học nguyên ủy công chính, và đồng thời sáp cận được một lĩnh hội phổ cập-lịch sử; Husserl khẳng định điều này cũng áp dụng cho mọi khoa học, cho triết học.
Quả thực, một lịch sử triết học, hay một lịch sử những khoa học đặc thù trong phong cách của những lịch-sử-sự-kiện theo lẽ thường, về nguyên tắc, không thể làm gì tạo chủ đề của chúng khả niệm được. Vì một lịch sử triết học công chính, một lịch sử của những khoa học đặc thù công chính không là gì khác hơn là đưa lại những hình thành ý nghĩa lịch sử đã cho trong hiện tại, nghĩa là những hiển nhiên của chúng - suốt dọc dãy chỉ định những hồi tống lịch sử - cho đến chiều kích ẩn giấu của những hiển nhiên nguyên ủy tạo dựng nên chúng. (Ở đây Husserl phụ chú cái gì là hiển nhiên nguyên ủy, đối với mọi khoa học, được xác định từ một tinh thần có kiến thức hay trong lãnh vực những tinh thần có kiến thức, đề ra những vấn nạn mới thuộc lịch sử, cũng như những vấn nạn của một sử tính ngoại tại trong thế giới xã hội-lịch sử và vấn nạn của sử tính nội tại, trong chiều kích những thâm viễn). Trong chính nó, vấn đề đặc biệt, trên phương diện này, chỉ có thể dẫn đến khả năng hàm súc, lý giải được nhờ dựa vào tiên thiên lịch sử, như là nguồn gốc phổ cập của mọi vấn đề lĩnh hội khả tưởng. Vấn đề giải thích lịch sử công chính phù hợp trong những khoa học với vấn đề nền tảng hay minh giải "tri thức luận".[43]
Đến đây, Husserl kể như đã giải trừ phản bác thứ nhất nêu ra ở trên, khi xác định giải thích lịch sử trùng lắp với minh giải tri thức, song thực ra kết toán phản bác đã phát hiện ngay từ khi nhận ra lịch sử không gì khác hơn vận chuyển sinh động của giao ngộ và nghĩa vụ cộng đồng.
Song tại sao lại phải đối đầu với phản bác thứ hai, trầm trọng hơn, là vì theo Husserl, kể từ chủ nghĩa duy sử dưới nhiều dạng khác nhau , đã bành trướng đế chế của nó thái quá, khiến ông chỉ có thể trông cậy vào một cảm thụ hạn chế cho đề án thâm cứu sâu xa vượt qua được lịch-sử-những-sự-kiện theo lẽ thường, bày tỏ trong bài viết này. Hơn nữa, như biểu ngữ "tiên thiên" đã thông báo, cuộc thâm viễn này nhằm tới được một hiển nhiên tuyệt đối vô điều kiện, trải rộng ra trên mọi kiện tính lịch sử, một hiển nhiên xác quyết.[44]
--------------------------------
[41] Husserl, Sdt: Tout ce qui est établi comme fait historique, soit comme fait d'expérience présent, soit, par l'historien, comme fait du passé, a nécessairement sa structure de sens intrinsèque; mais ce que l'on découvre aussi quotidiennement, de manière intelligible, en fait d'enchaînements de motivations, a plus que jamais ses implications profondes, descendant toujours plus loin, et que l'on doit interroger, que l'on doit dévoiler. Toute histoire-des-faits demeure dans la non-intelligibilité tant que, concluant toujours directement et de façon simplement naïve à partir de faits, elle ne thématise jamais le sol de sens universel sur lequel reposent ensemble de telles conclusions, tant qu'elle n'a jamais exploré le puissant a priori structurel qui lui est propre. C'est seulement le dévoilement de la structure universelle d'essence*, qui se tient en notre présent historique et par suite en tout présent historique passé ou futur en tant que tel, et du point de vue de la totalité, à l'intérieur seulement du dévoilement du temps historique concret dans lequel nous vivons, dans lequel vit notre pan-humanité considérée dans la totalité de sa structure universelle d'essence, c'est ce dévoilement seul qui peut rendre possible une histoire vraiment compréhensive, pénétrante et, en un sens authentique, scientifique. C'est là l'a priori historique concret qui embrasse tout étant dans son être-devenu et dans son devenir historique ou dans son être essentiel en tant que tradition et activité de transmission.
* La structure superficielle des hommes extrinsèquement déjà constituée dans la structure d'essence socio-historique de l'humanité, mais aussi les <structures> dévoilant les historicités plus profondes, les historicités intrinsèques des personnes intéressées.
[42] Husserl, Sdt: Ce qui vient d'être dit se rapportait à la forme totale du "Présent historique en général", au temps historique en général. Mais les formes particulières de la culture en situation dans son être historique unitaire, en tant que tradition et auto-transmission vivante, n'ont dans cette totalité qu'un être en traditionalité relativement indépendant, en tant seulement qu'être de composantes dépendantes. On doit maintenant, corrélativerment, prendre encore en considération les sujets de l'historicité, les personnes produisant la formation de la culture et fonstionnant en totalité: l'humanité personnelle productrice.
[43] Husserl, Sdt: En ce qui concerne la géométrie, après que nous avons évoqué la dissimulation des concepts fondateurs, dissimulation devenue impénétrable et que nous avons rendue intelligible comme telle dans ses premiers traits fondamentaux, on reconnaît alors que seule la problématisation consciente de l'origine historique de la géométrie (à l'intérieur du problème total de l'a priori de l'historicité en général) pour mettre à portée de main la méthode d'une géométrie authentiquement originaire, et en même temps accessible à une compréhension universelle-historique; il en va de même pour toutes les sciences, pour la philosophie. Par conséquent, une histoire de la philosophie, une histoire des sciences particulières dans le style des histoires-des-faits habituelles ne peuvent en rien, au principe, rendre leur thème vraiment intelligible. Car une authentique histoire de la philosophie, une authentique histoire des sciences particulières ne sont rien d'autre que la reconduction des formations de sens historiques données dans le présent, c'est-à-dire de leurs évidences - tout au long de la chaîne consignée des renvois historiques - jusqu'à la dimension dissimulée des archi-évidences qui les fondent*. Déjà en lui-même, le problème spécifique ne peut, à cet égard, être amené à la compréhensibilité que par le recours à l'a priori historique, comme la source universelle de tout problème de compréhension imaginable. Le problème de l'explication historique authentique coïncide dans les sciences avec celui de la fondation ou de l'élucidation "épistémologiques'.
* Mais ce qui, pour les sciences, est archi-évidence est déterminé par un esprit éclairé ou par une sphère d'esprits éclairés, qui posent les nouvelles questions historiques, aussi bien celles d'une historicité extrinsèque dans le monde socio-historique que celle de l'historicité intrinsèque, de la dimension des profondes.
[44] Husserl, Sdt: De la part de l'historisme qui, sous différentes formes, étend très loin son impérialisme, je ne peux attendre qu'une réceptivité limitée au projet, formulé dans cet écrit, d'une exploration en profondeur dépassant l'habituelle histoire-de-faits; d'autant plus que, l'expression d' "a priori" l'annonce déjà, cette exploration prétend à une évidence absolument inconditionnée, s'étendant au-dessus de toutes les facticités historiques, une évidence vraiment apodictique.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2015