ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 93

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93,

 

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

(Nhận xét về tương quan Heidegger-Husserl)

 

Vẫn trong tiết § 40 luận về vấn nạn Hữu là con đường dẫn tới vấn đề hữu hạn nơi nhân hữu/con người, Heidegger khẳng định mối quan liên giữa nền tảng của siêu hình học với  tính hữu hạn nơi con người :

Nguyên văn : Bây giờ nếu có một mối quan liên nội tại giữa nền tảng siêu hình học và tra vấn túnh hữu hạn nơi con người, rồi tiến hành nguyên ủy nhiều hơn về vấn đề Hữu mà chúng ta đã hoân thành đây sẽ góp phần  cho nó trong một đường lối sơ đẳng hơn qua phô bày ra mối tương giao chủ yếu với vấn đề hữu hạn.

Chú giải bên lề của Husserl : Song đây là con đường không thích đáng đặt để nó.  

Sau khi ngờ vực vấn đề nêu trên còn mờ mịt, Heidegger tự hỏi: Vậy tôi có thể hy vọng vào cái

gì ? Nguyên văn ông viết:

Vấn nạn về Hữu ra sao, đặc biệt là trước tiên ở đó nó đang phát triển như thể vấn nạn liên quan đến khả hữu lĩnh hội Hữu có bất cứ tương quan nào đối với mối tương giao chủ yếu đến tính hữu hạn nơi con người ?

Ghi chú bên lề của Husserl : Phi lý ! Sai/Verkehrt ! Đây là khả hữu chủ quan, song cũng không rõ ràng khi đặt ra theo đường lối này.

Chính Heidegger sau đó nhận xét: Tương giao chủ yếu < của vấn đề Hữu > với tính hữu hạn nơi con người không hiển nhiên/ersichtlich.

Triết lý công chính chỉ có thể nói đến vấn nạn về Hữu nếu như vấn nạn này thuộc về bản chất sâu xa nhất của triết học, chính nó mới là một khả hữu quyết định của hiện thể người.

... Khi hỏi về khả hữu nắm bắt được cái gì như thể Hữu ... Heidegger tự hỏi về khả hữu nắm bắt được điều này mà mọi người chúng ta là con người đã và luôn luôn hiểu được.

Ghi chú bên lề của Husserl : Chúng ta đã kinh qua thế giới, đã nói về thế giới, cái thuộc về thế giới, và rốt cuộc với hiển nhiên; và như khi làm như thế, chính chúng ta kinh qua như thể là con người trong thế giới và chúng ta "nắm bắt" [Begreifen/lĩnh hội] chúng ta như thể những con người đang đi tìm hiểu trong cung cách này. Song bế tắc trong những khốn nạn qua phản tư chủ quan.

Nguyên văn: Vấn nạn về Hữu phát sinh từ lĩnh hội tiền niệm về Hữu, như thể vấn đề liên quan tới khả hữu của khái niệm về Hữu.

... Vấn đề-Hữu như thể vấn nạn về khả hữu của khái niệm Hữu phát sinh từ phía lĩnh hội tiền niệm về Hữu.[115]

Ghi chú bên lề của Husserl, do hai vấn đề "khả hữu của khái niệm"(1) và "lĩnh hội tiền niệm về Hữu"(2) Heidegger nêu ra :

1) Không phải do đi tìm khả hữu của khái niệm Hữu, song từ khả hữu hủy bỏ sự lẫn lộn trong đó thế giới như thể "thế giới cho chúng ta" làm chúng ta rối trí - và cũng như mọi thực thể nào xem như thực thể cho chúng ta. Hoặc khả hữu đi tìm ý nghĩa của hiện thể và làm sao điều này chắc chắn đối với chúng ta trong hiển nhiên chân chất có thể giải hóa như thể chắc chắn "tự nó" đối với thường hằng của tri thức nơi con người (hay nơi ý thức như thế), và ngoài ra hiện thể còn có ý nghĩa (hình thức và cụ thể) nó có đối với chúng ta, và không khác gì cái nó có đối với chúng ta, v.v...      

2) Chúng ta nhận được mọi khái niệm về thực thể trong đường lối nguyên thủy, tự cho từ hành động nắm giữ trên cơ sở kinh nghiệm tiền niệm; ngay cả những khái niệm chúng ta có về Hữu, dĩ nhiên cũng có một ý nghĩa tốt. Tuy nhiên, cái gì đang bàn đến ở đây không là khả hữu, bản chất, hay khái niệm về Hữu, mà là cái thuộc tâm lý, và vì khó khăn như thế, khả hữu siêu nghiệm của một thực thể cũng là một thực thể cho chúng ta; điền này muốn nói, với cái chưa nắm được về mặt khái niệm, cái chưa nghiên cứu về mặt hệ thống cấu thành tính chủ thể , và cũng như sự thống nhất chủ yếu của cái phát sinh từ cấu thành chân chất, sinh động, song chưa thành chủ đề, nghĩa là đơn giản và chuyên biệt là những hiện thể hiện hữu/Daseienden (những hiện thể và khái niệm của chúng/Seienden und seiner Begriffe) với tính chủ thể đang vận động về mặt siêu nghiệm; và trên cơ sở của điều này, < cái đến giờ liên quan chúng ta là khả hữu > của một sự nắm bắt cụ thể, đầy đủ của bản chất hiện thể, một nắm bắt để mở không phải vấn đề của bản chất về hiện thể-như-thế và thực thể với thế giới; <mọi> điều này <chứa đựng> trong di chuyển thiết yếu tới toàn thể và tất yếu của nó.

Sang đến tiết § 41. Lĩnh hội Hữu và Hiện thể/Dasein trong con người, Heidegger muốn nói đến khu biệt và khó khăn trong lĩnh hội :

Nguyên văn: Chúng ta đều biết hiện thể - song Hữu thì sao ? Há không phải là nắm bắt trong choáng váng, thác loạn ..?

Ghi chú bên lề của Husserl : Không, hữu được cấu thành! [Nein, das Konstituiert-Sein!] Choáng váng, thác loạn chỉ do không rõ ràng về khái niệm Hữu.

Nguyên văn: Với vấn đề Hữu như thế, chúng ta phiêu lưu đến bên bờ u minh toàn diện, và cũng không thể vội vã né tránh vấn đề song đúng ra là gần tới đặc thù toàn diện việc lĩnh hội Hữu.

Ghi chú bên lề của Husserl: Không phải <đặc thù toàn diện> của lĩnh hội "Hữu" mà đúng ra là lĩnh hội, kinh nghiệm, hay nói khác đi nhận thức hiện thể [von Seienden]. Cái tối tăm của ý nghĩa hiện thể [von Seiendem] <thực sự> là không rõ ràng về làm sao bản chất của hiện thể được tránh khỏi những cái không thích đáng [Unstimmigkeiten] xuất phát từ phản tư chủ quan.

Nguyên văn: Trong mọi cách thế ở đó cái gì là "đường lối này hay đường lối khác" Hiện thê/Da-sein của chúng ta được biểu lộ cho chúng ta.

Ghi chú bên lề của Husserl : Ý thức [bewußt], đúng, hay nghĩ về [vermeint] (là một từ tạm thời thay thế/stopgap, vì thiếu từ nào tốt hơn), song chính xác không phải là "biểu lộ" !

Nguyên văn: Chúng ta lĩnh hội Hữu, và vẫn thiếu khái niệm.

Ghi chú bên lề của Husserl: Thiếu nó ? Khi nào cần nó ?

Nguyên văn: Với mọi tình trạng ở đó "cái gì là đường lối này hay kia", Hiện thể của chúng ta được biểu lộ cho chúng ta. Vì thế chúng ta lĩnh hội Hữu, và vẫn thiếu khái niệkm.

Ghi chú bên lề của Husserl: 1)[được] biểu lộ/offenbar - từ này chỉ phù hợp liên quan tới tự-cho và khi một ý kiến được giải thích một cách sáng sủa, song không phù hợp với ý thức ở tầm nhận thức, với tiềm ẩn, và trong những cái này, có "tình trạng". Ở đây chúng ta có định ý ngấm ngầm, không chỉ định ý trưỡc mà còn có định ý chưa rõ ràng và rành mạch, chưa nói đến là kinh nghiệm, như thể chưa thuộc chủ đề - định ý trước chủ đề v.v...

Nguyên văn: Hữu/Sein như thế hiếm khi đặt thành vấn đề nên xuất hiện như thể/aussieht không "có gì".

Ghi chú bên lề của Husserl: "Xuất hiện như thể" là cái gì ?[Sieht es so aus ? Có phải là đường  lối nó như thế không ?]

Nguyên văn: Tuy vậy, nếu lĩnh hội Hữu không xẩy ra, con người không bao giờ có thể là hiện thể nó là, dầu ngay cả được phú cho biết bao khả năng tuyệt vời.[116]

Ghi chú bên lề của Husserl: [đánh dấu * ngay sau câu in nghiêng  "nếu lĩnh hội Hữu không xẩy ra" trong nguyên văn dẫn trên] * Nếu sự biến/Geschehen lĩnh hội Hữu là một sự biến ngẫu nhiên/zufälliges, nó cũng có thể không là - trong thế giới, nó có thể ngừng ? Liệu thế giới có thể biến đổi "đơn thuần" qua sự kiện là trong nó không thể có lĩnh hội người, không hiện thể người lĩnh hội ? Tự-hiển nhiên là không có con người có thể loại trừ ra như thể một hiện thể "lĩnh hội", như thể tự-hiển nhiên là một sự vật/ein Ding <là> res extensa/sự vật có trương độ. Đây là thời khoảng thuộc về bản chất của hiện thể, cho nên nói "không kể đến những gì là khả năng tuyệt vời có thể được phú cho"[dẫn Heidegger ở trên] là vô lý. Khả năng là khả năng có ý hướng.        

 

----------------------------------------------

[115] Heidegger, Sdt, B. § 40:

Now if there exists an inner connection between the grounding of metaphysics and interrogating the finitude in human beings, then the more originary working out of the Being-question that we have now achieved will contribute to it in a more elementary way by showing its essential relationship to the problem of finitude.

... How is the question of Being, particularly in the first in which it has now been developed as the question concerning the possibility of comprehending Being to have any relation at all to the essential relationship to finitude in human beings ?

... An essential relation <of the question of Being> to the finitude of human beings is not evident.

... Authentic philosophizing will only then be able to come upon the question of Being if this question belongs to the innermost essence of philosophy, which itself is only as a decisive possibility of human Dasein.

... When I ask about the possibility of grasping something like Being ... I am asking about the possibility of grasping that which we all as human beings already and constantly understand.

... The question of Being arises from the preconceptual undetstanding of Being, as a question concerning the possibility of the concept of Being.                      

... The Being-question as question about the possibility of the concept of Being arises from its side from our preconceptual understanding of Being.

[116] Heidegger, Sdt, B § 41: The Understanding of Being and Dasein in Human Beings.

Beings are known to us - but Being ? Are we not seized with vertigo ... ?

... With the question of Being as such, we venture to the brink of total darkness, and yet we should not too quickly side-step the question but rather get closer to the full particuliarity of the understanding of Being.

... In every mode in which something is "this way or that" our Being-there becomes manifest to us. We understand Being, and yet we lack the concept.

... With every mood wherein "something is this way or that", our Being-there becomes manifest to us. We thus understand Being, and yet we lack the concept.

... Being as such comes into question so seldom that it appears as if there "is" nothing of the sort.

... And yet, if understanding of Being did not occur, a human being would never be able to be as the being that it is, even were it fitted out with ever so wonderful capacities.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017