ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 112

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

 

Ý thức (hay) nguyên lý tuyệt đối

 

Tri kiện và tri hoạt là hai từ mục trong hiện tượng luận Husserl : tri kiện bao gồm ba nhân tố khác nhau, có thể là giao hỗ của một hành động, là chỉ thị ý nghĩa, là nội dung đồng nhất hay lý tưởng, là đối tượng ý hướng; tri hoạt biểu thị ý hướng của ý thức.

Mối quan hệ song hành giữa tri kiện và tri hoạt tuy đã luận trong chương ba , phần ba  nhưng thiết yếu nói đến ở nhiều chỗ khác như những bản chất Noema/tri kiện và Noesis/tri hoạt không tách rời nhau : "khu biệt cực nhỏ về tri kiện dội lại về mặt ý tượng khu biệt cực nhỏ về  tri hoạt. Điều này mở rộng  một cách tự nhiên tới mọi hình thành của chủng và loại".[33]

Những khái niệm tương ứng như έποχή/treo lửng phán đoán với giảm trừ ý tượng, hay giảm trừ tự nhiên, Ý tượng  trong trực quan, tri thức, quy luật, giảm trừ, như ý hướng tính, như liên chủ thể, như "phác họa/abschattet", như thái độ tự nhiên, hiện tượng luận, siêu nghiệm, như cấu thành, như tri tưởng, như hiển nhiên, v.v... sẽ nói đến trong xét nghiệm quan hệ giữa ba tập Ideen.

Quyển Hai/Ý niệm II với tiêu đề nghiên cứu hiện tượng luận về cấu thành gồm ba phần : cấu thành tự nhiên vật chất, cấu thành tự nhiên động vật và cấu thành thế giới tinh thần.

Mỗi phần đó cũng để chỉ ra phát triển tiệm tiến của tự nhiên, từ ý nghĩa thấp nhất, tự nhiên vật chất, song lại tự đầu tiên, đến tự nhiên động vật có ý nghĩa rộng hơn của những vật có linh hồn, hiểu theo nghĩa là sinh động, đến đối lập giữa thế giới duy nhiên và thế giới duy nhân/Gegensatz zwischen der naturralistischen und personnalistischen Welt.

Phần Một, chương thứ nhất gồm 11 tiết nói về ý niệm của tự nhiên nói chung, phác họa khái niệm tự nhiên và kinh nghiệm, nhằm xác định rõ thái độ khoa học-tự nhiên là một thái độ lý luận, vì tự nhiên  ở trong lĩnh vực của chủ thể lý luận, là đối tượng của nhận thức. Thái độ lý luận không xác định qua kinh nghiệm sống có ý thức thường được chỉ định là tác đông dư luận như biểu hiện, phê phán, suy niệm, vì những kinh nghiệm này cũng có trong thái độ thực tiỗn và lượng giá trị. Thái độ khoa học tự nhiên trong lĩnh vực tự nhiên thực hiện như một loại έποχή.

Chương hai khởi từ khu biệt tự nhiên vật chất với tự nhiên động vật nói trên, ý nghĩa của trương độ cho cấu trúc của sự vật đến cấu trúc của độngh vật, song chủ yệu là nói vể bản chất của vật chất, nhầm chỉ rõ ra cái phổ cập của sự vật là bản chất.

Chương ba luận về cấu thành thể vật chất khách quan trong  tiết 18, miêu tả nhiều mặt của những trực quan cảm giác trong bản ngã kinh qua nhiều tầng, phụ thuộc  vào thân xác-chủ thể

Phần Hai có bốn chương luận về cấu thành của tự nhiên động vật, nói đến linh hồn, cấu thành như một thực tại gắn liền với thực tại thể xác, đến khái niệm bản ngã;

Chương thứ nhất luận về Ngã như thể bản ngã thuần túy, đã nói đến ở Quyển Một; ở đây chú trọng đến bản ngã trong đó cái "tôi nghĩ/cogito" điều động, cho nên bản ngã trong bất khả nghi tuyệt đối như thể sum cogitans/tôi hiện hữu (đang) nghĩ, có thể diễn tả như tự xem như thể bản ngã thuần túy khi tự xem mình thuần túy là trong tri giác, hướng mình về cái được tri giác, trong nhận thức là hướng về cái được nhận thức, trong tri tưởng là hướng về cái được tri tưởng, trong suy tưởng luận lý lả hướng về cái được nghĩ, v.v...

Chương hai luận về  thực tại tâm linh, khu biệt cái ngã thuần túy hay siêu nghiệm với chủ thể tâm linh thực, vì ngã tâm linh, hay linh hồn là một đơn vị thếng nhất khác với ngã thuần túy. Chủ thể tâm linh cũng có thể vật chất như thân xác của chủ thể bởi vì hoạt động, nghĩa là có những kinh nghiệm sống tâm linh, theo nghĩa thông giác của con người, là một với thân xác trong đường lối thân tư.

Chương ba luận về cấu thành của thực tại tâm linh qua thân xác, vì thân xác mang những cảm giác được định vị trí, là cơ quan của ý chí và vân động.

Chương bốn luận về cấu thành của thực tại tâm linh trong cảm thấu/Einfühlung. Trong khuôn khổ cấu thành thực tại "tôi như thể con người/Ich als Person", chỉ có thấu cảm và hướng phản tỉnh thường nghiệm/empirischen Reflexion vào đời sống tâm linh đồng hiện diện với thân xác tha nhân; thấu cảm cũng dẫn tới cấu thành tính khách quan liên chủ thể của sự vật , đồng thời của con người, từ khi thân xác vật lý là đối tượng khoa học tự nhiên. Tưởng cũng cần nhắc tới luận án của Edith Stein, dưới bảo trợ của Husserl là "Vấn đề cảm thấu trong vận động về mặt sử và tron nghiên cứu hiện tượng luận/Das Einfühlungsproblem in seiner historischen Entwicklung und in phänomenologisher Betrachtung und " năm 1916 là công trình hiện tượng luận khác quan trọng về thấu cảm.

Phần Ba về cấu thành thế giới tinh thần nhằm soi sáng những khu biệt liên đới trong siêu hình học và lý luận khoa học, có nguồn từ khu biệt giữa linh hồn và tinh thần, là nghiên cứu cơ bản của toàn nhóm này. Những đối lập giữa tự nhiên và thế giới tinh thần, giữa những khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn tức những khoa học tinh thần, giữa một bên là lý luận khoa học tự nhiên của linh hồn và một bên là lý luận về con người (lý luận về bản ngã) cũng như lý luận về xã hội (lý luận về cộng đồng).[34]

Quan trọng của phần này là nghiên cứu triệt để theo chỉ đạo của những nguồn hiện tượng luận về cấu thành những ý niệm của tự nhiên, thân xác, và linh hồn, và cũng của những ý niệm khác nhau về bản ngã và con người có thể đưa ra những minh giải quyết định, đồng thời cũng như những quyền lợi của những động cơ giá trị của những nghiên cứu như vậy.

Chương một luận về đối lập giữa thế giới duy nhiên và thế giới duy nhân, từ những phân tích hiện tượng luận của thái độ duy nhiên mang tính cách của hiện tượng luận thuần túy qua giảm trừ hiện tượng luận. Toàn thể hệ thống kinh nghiệm duy nhiên bao gồm toàn thể tự nhiên và những khoa học tự nhiên, kể cả tâm lý học (là khoa học tự nhiên về thể tâm linh của động vật, nghĩa là con người và con vật) đối lập với bản ngã như thể con người hay như thành phần của thế giới xã hội.

Con người như thể trung tâm của thế giới bao dung/die Person als Mittelpunkt einer Umwelt chỉ ra tôi như thể con người, tôi là  (và cũng như tha nhân là) như một chủ thể của thế giới bao dung; hai khái niệm này gắn bó với nhau không rời.[35]   

Thay vì tương quan nhân quả giữa sự vật và người như những thực tại tự nhiên là tương quan biểu hiện duyên cớ giữa người và vật; ở đây là những sự vật được kinh nghiệm, được nghĩ, cõ ý hướng và định vị là những đối tượng có ý hướng  trong ý thức con người.

Husserl phân biệt thế giới bao dung nói đến ở trên là ngoại giới của tinh thần cộng đồng, là thế giới của những khách thể được cấu thành liên chủ thể, với lĩnh vực chủ quan của chủ thể cô độc, chủ thể này có  thế giới bao quanh, trong cách thế nguyên ủy của nó, đúng ra là của riêng y, do đó có thể tự nguyên ủy không cho chủ thể khác.

Vai trò trung gian của cảm thấu cũng quan trọng : Trong xã hội giao cảm, mỗi thành viên thấy cái tôi thấy, nghe cái tôi nghe, hay ít ra có thể làm như vậy. Mỗi người có những kinh nghiệm sống của riêng họ, song tôi cũng có thể kinh qua những kinh nghiệm sống của người khác, nghĩa là trong phạm vi  cảm thấu (comprehensio) hoàn thành như một với kinh nghiệm nguyên ủy của thân xác thực sự là một loại thực hiện trình xuất, tuy nhiên làm nền tảng cho hiện thân đồng hiện thể.[36]                

Chương hai chỉ ra biểu hiện duyên cớ  như thể chính thống pháp cơ bản của đời sống tinh thần, vì khi nói đến bản ngã tinh thần, chủ thể của tính ý hướng, đòi hỏi những động lực nào là duyên cớ.

------------------------------

[33] Husserl, Ideen I. Vierter Abschnitt : Vernunft und Wirklichkeit, 1. Kapitel. Der  noematische Sinn und die Beziehung auf den Gegenstand,  §128. Einleitung : [Es gilt dann aber auch,] daβ die Wesen Noema und Noesis voneinander unatrennbar sind : Jede niederste Differenz auf der noematischen  Seite weist eidetisch zurück auf niederste Differenzen der noetischen. Das überträgt sich natürlich auf alle Gattungs- und Artbildungen.

[34] Husserl, Ideen II. Zweites Buch : Phänomenologische Untersuchungen zur Konstitution, Dritter Abschnitt : Die Konstitution der geistigen Welt : [Die nachfolgenden Untersuchungen sind] der Klärung einer zusammenhängenden Gruppe von metaphysischen und wissenschaftstheoretischen Unterscheidungen gewidmet, die sämtlich ihre Quelle haben in der schwierigen Unterscheidung zwischen Seele und Geist, die also die fundamentale ist in dieser ganzen Gruppe von Unterscheidungen. Von ihr offenbar abhängig sind die Gegensätze zwischen Natur und Geisteswelt, zwischen Naturwissenschaften und Geisteswissenschaften, zwischen naturwissenschaftlicher Seelenlehre auf der einen Seite und Persönlichkeitslehre (Ichlehre, Egologie) sowie Gesellschaftslehre (Gemeinschaftslehre) auf der anderen Seite.

[35] Husserl, Sdt, § 50 : Als Person bin ich, was ich bin (und ist jede andere Person, was sie ist) als Subjekt einer Umwelt. Die Begriffe Ich und Umwelt sind untrennbar aufeinander bezogen.

[36] Husserl, Sdt, § 51  : In der kommunikativen Gemeinschaft sicht jeder, was ich sehe, hört jeder, was ich höre, oder dasselbe sehen und hören... , hat jeder ihm ausschließlich eigenen Erlebnisse. in gewisser Weise erfahre ich... auch die Erlebnisse des Anderen : sofern die mit der originären Erfahrung des Leibes in eins vollzogene Einfühlung (comprehensio) zwar eine Art Vergegenwätigung ist, aber doh den Charakter des leibhaften Mitdaseins begründet.

                                                                  

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017