ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 69
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69,
Chương II
Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học
Hiện tượng luận và hữu thể học
Trong Lật đổ học thuyết Copernic, Husserl quan niệm thế giới được vạch sẵn/eingezeichnet trong trung bộ kinh nghiệm như "không gian cuộc chơi của những khả hữu" - "cấu thành trong một địa hình, ở đó hiện thể cấu thành như thể kỳ thành trong những khả năng của hữu ở mọi thời luôn luôn đã được qui định; hình thể thế giới được qui định, sau này dưới những khái niệm và phán đoán của hữu thể học, "được khảo sát" cùng với những khả năng này" [215]
Ý niệm về Hữu thể học của thế giới đời sống là vấn đề đã được đặt ra trong Krisis, như Husserl xác định : Điều đáng chú ý ở đây, về mặt triết lý rất quan trọng ... đó là thế giới của đời sống qua mọi tương đối được cấu thành như thể thống nhất, vũ trụ những đối tượng của thế giới đời sống. Thế giới này có thể, không cần bất kỳ lợi ích siêu nghiệm nào, trở thành chủ để của chính một khoa học, chủ đề của một hữu thể học về thế giới đời sống thuần túy như là thế giới kinh nghiệm (nghĩa là thế giới trực giác được một cách thống nhất và luôn luôn kết hợp trong trực quan làm ra kinh nghiệm thực hay khả hữu) [216]
Hữu thể học không phải là mối quan tâm nhỏ của Husserl, song chỉ có một vài nhà chuyên cứu chú ý đến vấn nạn này, như J.N.Mohanty, Anthony J. Steinbock. Chẳng hạn, Steinbock nhận xét: trong mối tương phản mãnh liệt, Husserl cũng chọn một giải quyết phê phán, khởi từ vấn đề "thế giới", và hỏi ngược lại về những phương cách đã cho trước tiền giả định. Trong cách giải quyết đầu, Husserl "đóng ngoặc" thế giới ngay từ khởi điểm sớm nhất, không cho phép những bộ môn thế tục giữ một vai trò nào trong hiện tượng luận siêu nghiệm, song khi Husserl xem "hữu thể" hay "những hữu của hữu" vào cuộc, ông có thể để những bộ môn khoa học hữu thể luận và thế tục khác nhau hướng dẫn những phân tích cấu thành trong hiện tượng luận siêu nghiệm, Như vậy, tâm lý học, xã hội học, và quan trọng nhất, nhân học có thể có chức năng như những "đầu mối chủ đạo" [Leitfäden] cho những phân tích cấu thành. Đó là tác động lẫn nhau giữa hữu thể học và hiện tượng luận để cho Husserl định thức được phương pháp giải quyết "thoái bộ" riêng của ông trong hiện tượng luận siêu nghiệm.[217]
"Mối tương quan giữa hiện tượng luận và hữu thể học", như Steinbock nhận xét, trước tiên đã được Husserl đặt thành chủ đề trong Ideen III: Hiện tượng luận và những cơ sở của khoa học viết vào khoảng 1912, là tiêu đề trong chương 3.[218] Trong tiết § 13 "trường nghiên cứu hiện tượng luận" mở đầu chương sách này, Husserl xác định έποχή/treo lửng phán đoán có thể theo hai hướng: người ta có thể đặt một siêu nghiệm và rồi đặt trong ngoặc vị trí của bố trận, song hồi niệm cũng có thể hướng về chính cái sinh động và cái tôi sinh động, và ở mặt này tìm ra những trạng thái tâm linh, chủ thể tâm lý và linh hồn; ở đây dĩ nhiên hoàn tất được giảm trừ. Toàn thể cũng hoạt động trong thái độ chủ bản. Mọi hữu thể luận lúc đó tiêu trầm dưới giảm trừ. Để hiểu rõ điều này, phải trở ngược lại tác động của giảm trừ Husserl đã viết trong Ideen I : Mỗi lĩnh vực hữu cá thể giới hạn trong một vùng, hiểu theo nghĩa luận lý đầy đủ nhất, thuộc về một hữu thể học, chẳng hạn bản tính vật lý thuộc hữu thể học thiên nhiên, động vật tính thuộc hữu thể học động vật tính; mọi qui phạm này, đã tới chỗ thuần thục hay được yêu cầu lần đầu, cũng tiêu trầm dưới giảm trừ.[219]
Có nhiều thế giới đời sống, thì cũng có nhiều hữu thể học. Husserl dẫn giải: song le hiện tượng luận thuần túy có vẻ như bao dung mọi hữu thể học, từ hữu thể học thuần túy cho đến hữu thể học quay về với tâm lý học; nói bằng những từ rõ nét hơn : những căn rễ của mọi hữu thể học là những khái niệm cơ bản và những công lý của chúng. Ông cũng xét đến những công lý này có vẻ tham phần của hiện tượng luận, có thể lý giải lại trong một số những toàn bộ bản chất của những sinh động thuần túy; tuy nhiên phải thiết lâp một phân liệt giữa khoa học của ý thức siêu nghiệm nói chung với lý luận trực quan của ý thức này là điều không thể bác bỏ được. Cho nên trong phụ lục của chương 3 này luận về chỉ thị ý nghĩa của vấn đề cấu thành, và tương quan giữa hiện tượng luận với hữu thể học, Husserl nhận xét tự nội, hữu thể học không là hiện tượng luận: Phương thức xem xét hữu thể học, có thể nói có tính lỳ/bất động/katastematisch; nó coi những đơn vị trong tính đồng nhất của chúng cũng như đối với đồng nhất, là cái gì cố định. Xét về mặt hiện tượng luận và cấu thành coi đơn vị trong biến chuyển, điều đó muốn nói, như thể đơn vị của một biến chuyển cấu thành, gắn bó với những chuyển động, suy di trong đó một đơn vị như vậy và mọi thành phần, bộ diện hay tính chất thực của đơn vị nàyquan hệ với đồng nhất. Husserl xác định phương thức xem xét này có tính vận động hay "phát sinh": một "khởi sinh" từ một thế giới "siêu nghiệm" hoàn toàn khác với thế giới của khởi sinh tự nhiên và thế giới của những khoa học tự nhiên.[220]
Trong phần nói trên, Husserl sử dụng một từ ngữ hiếm họa trong ngôn ngữ triết lý: katastematisch bắt nguồn từ hy lạp καταστηματική/tĩnh, đối lập với κινήσει/động trong triết học của trường phái Epicure khu biệt hai loại khoái lạc tĩnh và động (thanh thản của tâm hồn và không đau khổ là những khoái lạc tĩnh, trong khi vui và hoan lạc là những khoái lạc động). Khu biệt thái độ của khoa hiện tượng luận và hữu thể học, Husserl nhận xét phương thức xem xét của hữu thể học nói ở trên lỳ/bất động, khởi từ những hiện thể được nhận ra trong tính đồng nhất của chúng và đưa ra những phán đoán thuộc hữu thể, mà ông gọi là "những phán đoán bản chất của hiện hữu" theo những mô thức khác nhau, trong khi hiện tượng luận đi tìm trước đó ở một đồng nhất của những hiện thể như vậy để chỉ ra minh thị những đơn vị nguyên ủy của chúng trong lưu chuyển của ý thức. Cho nên trong thiên § 15 xác định hữu thể học chỉ định và phán đoán những bản chất và tương quan bản chất cũng như những đặc thù bản chất tương ứng những phán đoán gọi là phán đoán bản chất hiện hữu, trong khi hiện tượng luận đối với bản chất và những quan hệ bản chất không trong lĩnh vực hình thành từ những hình thể không gian, sự vật, tâm hồn v.v.. trong phổ cập bản chất, mà từ ý thức siêu nghiệm với những sự biến siêu nghiệm xét đến trong trực quan tức thời và trong tính phổ cập bản chất.
Khu biệt giữa hiện tượng luận và hữu thể học có thể minh định rõ nét ở chỗ: trong hiện tượng luận ý thức sự vật, vấn đề không phải là biết làm thế nào những sự vật là nói chung [đó là công việc của hữu thể học], thực sự hiện ra như thể là chúng, nhưng là biết làm thế nào làm thành/beschaffen ý thức sự vật, những loại ý thức sự vật khu biệt ra sao, cách thức nào và những giao hỗ nào hiển thị một cách ý thức sự vật như thế. Hơn nữa, còn hiểu làm thế nào chính ý thức có thể là nhận thức hiện thể/Dasein và phi- hữu/Nichtsein, khả hữu và phi khả hữu của một sự vật. Nói tóm lại, trong khảo nghiệm hiện tượng luận hành vi, có thể xem xét hai từ: chính ý thức và giao hỗ của ý thức, tri hoạt/Noësis và tri kiện/Noëma.[221]
-----------------------
[215] Husserl, Umsturz Kopernikanischen Lehre: "Spielraum von Möglichkeit" - "in einer Horizonthaftigkeit, in welcher das Seiende als wirklich in allzeit vorgezeichneten Seinsmöglichkeiten konstituiert ist; vorgezeichnet ist die von der Ontologie nachher auf Begriffe und Urteile gebrachte, mit ihnen "bedachte" Weltform".
[216] Husserl, Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie
§ 51 La tâche d'une "ontologie du monde de la vie" : Il est remarquable ici, et il est philosophiquement très important ... le monde de la vie qui à travers toutes relativités est pourtant constitué comme unité, l'universum des objets du monde de la vie. Celui-ci aurait pu fort bien devenir, sans aucun intérêt transcendantal ..., le thème d'une science propre, le thème d'une ontologie du monde de la vie purement en tant que monde de l'expérience (c'est-à-dire monde intuitionable de façon unitaire et constamment cohérente dans l'intuition qui en fait l'expérience réelle ou possible). (theo bản dịch tiếng Pháp của Gérard Granel).
[217] Anthony Steinbock, Home and Beyond : generative phenomenology after Husserl/nơi nhà và phía bên kia* : hiện tượng luận khởi sinh theo Husserl 1995 : In stark contrast, Husserl also takes a critical approach, which begins from the problem of "world", and questions back into modes of pregivenness that are presupposed. In the former approach, Husserl brackets the world from the very start, not allowing mundane disciplines to play a role in transcendental phenomenology. But when Husserl keeps "being" or the "beings of beings" in play, he can let different mundane and ontological disciplines guide constitutive analyses in transcendental phenomenology. Thus, psychology, sociology, and, most important, anthropology can function as "leading clues" [Leitfäden] to constitutive analyses. It is such an interplay between ontology and phenomenology that allows Husserl to formulate his own "regressive" approach to transcendental phenomenology.
* Bị chú: nhan đề sách của Steinbock có vẻ bí hiểm nếu như người đọc không rõ mục tiêu của ông, như trình bày trong Dẫn nhập : ông muốn chọn một phương cách nghiên cứu khác với những nhà nghiên cứu hiện tượng luận và Husserl, cũng như phê phán những trào lưu đương đại, có vẻ không chính thống với những lý thuyết gia xã hội thường lệ cũng như với những lý thuyết gia thuần túy theo Husserl (Husserlian purists).
Ông cũng muốn giải thích những từ như "home" và "generative" trong nhan đề khi viết: những hiện tương hay "sự việc" khởi sinh chính nói chung phần lớn là những khái niệm tương ứng của "thế giớí ta/homeworld " [Heimwelt] và "thế giới lạ/alienworld " [Fremdwelt]. Khi dùng những hiện tượng tĩnh, phát sinh, khởi sinh như những "đầu mối chủ đạo", tôi [A.S.] lập thành một chiều hướng mới cho phương pháp luận hiện tượng học mà tôi gọi là một "hiện tượng luận khởi sinh".
[218] Husserl, Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologichen Philosophie, Drittes Buch: Die Phänomenologie und die Fundamente der Wissenschaften (hrgs. von Marly Biemel, 1952).
[219] Husserl, Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie, Erstes Buch: Allgemeine Einführung in die reine Phänomenologie 1913, Zweiter Abschnitt, Viertes Kapitel § 59 Die Transzendenz des Eidetischen. Auschaltung der reinen Logik als mathesis universalis : Zu jeder regional abschlieβbaren Sphäre individuellen Seins, im weitesten logischen Sinne, gehört eine Ontologie, z. B. zur physischen Natur eine Ontologie der Natur, zur Animalität eine Ontologie der Animatität - all diese ob schon ausgebildeten oder allererst postulierten Disziplinen verfallen der Reduktion.
[220] Husserl, Ideen III : [Car en soi... l'ontologie n'est pas la phénoménologie. Le mode de considération ontologique est pour ainsi dire catastématique [katastematisch]. Il prend les unités en leur identité et par égard à leur identité, comme quelque chose de fixe. La considération phénoménologique et constitutive prend l'unité dans le flux, ce qui revient à dire comme unité d'un flux constituant, elle s'attache aux mouvements, aux écoulements dans lesquels une telle unité et toute composante, aspect ou propriété réelle de cette unité est corrélat de l'identité. Ce mode de considération est, d'une certaine manière, cinétique ou "génétique" : une "genèse" qui relève d'un monde "transcendantal" totalement différent de celui de la genèse naturelle et de celui des sciences de la Nature.(theo bản dịch tiếng Pháp của Arion L. Kelkel, 1993)
[221] Husserl, Sdt ch. III § 15: Dans la phénoménologie de la conscience de chose, la question n'est pas de savoir comment les choses sont en général, ce qui revient en vérité en tant que telles; mais de savoir comment est faite la conscience des choses, quelles sortes de conscience de chose sont à différencier, de quelle manière et avec quels corrélats se figure et s'annonce, de façon consciente, une chose comme telle. Mais encore, comment la conscience peut être d'elle-même connaissance de l'être-là et du non-être, de la possibilité ou de l'impossibilité d'une chose ... On prend constamment en considération,... lors de l'examen phénoménologique des actes, deux termes: la conscience elle-même et le corrélat de conscience, la noèse et le noème.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016