ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 34

 (tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 ,

 

Chương II

Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học

 

 

Nguyên ủy hình học là bài viết do Fink, người học trò thân tín của Husserl theo nội dung mà đặt tên [xem kỳ 27], thực sự cho đến dòng cuối vẫn chưa giải minh vấn đề. Chính Husserl ở phần cuối bài để đi đến kết thúc về vấn đề chung cuộc của nền tảng-tiên khởi lý tưởng hóa của hình thành ý nghĩa/Sinnbildung gọi là "hình học" đã đề xuất những giải minh bổ xung cho hai phản bác đối với hoàn cảnh triết lý-lịch sử:

Phản bác thứ nhất, do điều kỳ quái đặc thù nào muốn đưa lại toàn bộ vấn đề nguyên ủy hình học đến một Thalès của hình học vẫn không tìm ra mà cũng không phải là hoang đường?

Hình học hiện diện trong những định lý, những lý thuyết. Đương nhiên, chúng ta bắt buộc cũng như có thể trả lời  trong sự hiển nhiên, đến tận cùng hệ thống tổ chức luận lý này. Chắc chắn chúng ta cũng đi tới những công lý đầu tiên và, khởi từ những công lý này, tới hiển nhiên nguyên ủy mà những khái niệm nền tảng khiến chúng khả hữu. Như vậy chủ yếu nhằm vào cái gì, nếu không là từ một "tri thức luận" đặc biệt ở đây là một tri thức luận của hình học?[37]

Tất nhiên không có trong đầu óc ai nghĩ là đưa vấn đề tri thức luận trở về với Thalès tưởng tượng này - vả lại, điều đó hoàn toàn thừa thãi. Trong chính những khái niệm và những định lý, như hiện diện trước chúng ta, ý nghĩa của chúng trước tiên như thể mục đích không hiển nhiên, song như thể định lý thực với chân lý của nó vẫn còn ẩn dấu, mà chúng ta có thể, đương nhiên, đưa ra hiển nhiên khi khai triển trên chính những khái niệm và những định lý này.

Husserl  đưa ra giải đáp: chắc chắn là không ai nghĩ đến tham chiếu hồi cố lịch sử này; và chắc chắn là tri thức luận không bao giờ được xem như một nhiệm vụ chính là lịch sử. Song đó rõ ràng là, trong quá khứ, đã đặt thành vấn đề. Giáo điều toàn quyền của sự rạn nứt khởi thủy giữa giải minh tri thức luận và giải thích lịch sử cũng như minh thị tâm lý trong tổ chức những khoa học tinh thần, của sự rạn nứt giữa nguyên ủy tri thức luận và nguyên ủy phát sinh, giáo điều này, trong tình trạng không giới hạn một cách không dung được, như thể đó là tập quán, những khi niệm "lịch sử", "minh thị lịch sử" và "khởi sinh", giáo điều này đảo lộn từ đầu tới cuối. Hơn nữa, cái cũng bị đảo lộn, là chung cuộc vì thế những vấn đề nguyên ủy và sâu sắc nhất của lịch sử vẫn còn ẩn dấu. Ông xác định, nếu như người ta suy nghĩ đến những phân tích ông đề nghị, đúng là để chỉ ra hiển nhiên là tri thức của chúng ta [xác định] hình học, hình thái văn hóa sống động hiện tại, như một truyền thống, đồng thời như một hoạt động truyền đạt, không phải là một cái gì như tri thức của một nhân quả bên ngoài khai triển sự kế tiếp thành dẫy những hình thái lịch sử - hay như thể một cái gì như thể một tri thức do quy nạp, nói trắng ra là phi lý để giả định ở đây - song để lĩnh hội hình học và một sự kiện văn hóa nói chung đã cho, đã là ý thức sử tính của nó, dầu "tàng ẩn". Song điều này không phải là một quán ngữ rỗng tuyếch, vì thực sự  một cách hoàn toàn phổ quát, đối với mọi sự kiện dưới danh xưng "văn hóa", từ văn hóa thấp nhất liên hệ tới những thiết yếu sinh động  hay văn hóa cao cấp nhất (khoa học, Nhà nước, Giáo hội, tổ chức kinh tế, v.v...), thực sự trong mọi lĩnh hội đơn giản sự kiện này như thể sự kiện kinh nghiệm, đã có "ý thức liên đới" là một hình thành sinh ra từ một sinh hoạt của con người. Nếu như ý nghĩa này ẩn dấu như thế nào chăng nữa, hay đồng-chủ đích của chúng ta "tàng ẩn" thế nào, khả hữu hiển nhiên của giải thích, của "giải minh" và của gạn lọc vẫn phụ thuộc vào nó. [38]

Theo Husserl, mỗi minh thị và mỗi chặng giải minh đặt thành hiển nhiên (ngay cả nếu như nó có thể bất động quá sớm) cũng không là gì khác hơn một vén mở lịch sử; tự nội  chủ yếu đó là một hành vi lịch sử (ein Historisches) và như thế, do một tất yếu tự bản chất, mang trong nó chân trời lịch sử của nó (Historie).   

Điều này trở lại muốn nói, toàn bộ hiện tại của văn hóa, hiểu như một tổng thể hàm ngụ toàn bộ quá khứ của văn hóa trong một tính phổ biến không xác định, song xác định về mặt cấu trúc. Nói đúng hơn, nó hàm ngụ một sự liên tục của những quá khứ bao hàm lẫn nhau, mỗi quá khứ tự nội cấu thành một hiện tại của văn hóa đã qua, và tính liên tục này trong toàn bộ là một thống nhất của truyền thống hóa cho đến hiện tại, là hiện tại của chúng ta và trong quá trình tìm lại thấy  trong trường kỳ trải qua của một đời sống (Lebendigkeit), hiện tại này là một truyền thống. Như đã nói ở trên, đó là một tính phổ biến không xác định, song của một cấu trúc nguyên lý và có thể lả của một minh thị còn mở rộng nhiều hơn khởi từ cái đã được thông báo, là cấu trúc trong đó những khả hữu cho mọi nghiên cứu và mọi xác định những thực tại theo sự kiện-cụ thể được hàm ngụ, được xây dựng.[39]

Đưa ra sự hiển nhiên của hình học, dầu là có hay không có một ý thức rõ ràng, cũng là bộc lộ truyền thống lịch sử của nó. Chỉ có điều là nhận thức này, nếu không ở trong tình trạng diễn ngôn trống rỗng hay phổ biến không khu biệt, cũng đòi hỏi, qua một thám hiểm khởi từ hiện tại và qua đó, khôi phục  một cách hoàn tất và có phương pháp nhửng hiển nhiên khu biệt mà chúng ta đã lấy ra được loại nêu trên (theo Husserl, ở một vài đoạn vẫn còn sơ sài). Nghiên cứu có hệ thống, những hiển nhiên này không cho được gì khác là tiên nghiệm phổ quát của lịch sử trong những thành tố phong phú nhất.

Cũng có thể nói: lịch sử thoạt kỳ thủy không gì khác hơn là vận chuyển sinh động của sự đoàn kết và giao ngộ/liên lủy lẫn nhau (des Miteinander und Ineinander) của hình thành ý nghĩa và kết tầng ý nghĩa nguyên ủy.[40]

----------------------------------------------

[37] Husserl, Sdt: Premièrement, par quelle singulière bizarrerie vouloir reconduire intégralement la question de l'origine de la géométrie jusqu'à quelque Thalès de la géométrie qui reste introuvable et n'est même pas légendaire?

La géométrie est présente dans ses propositions, dans ses théories. Naturellement, nous devons et nous pouvons répondre dans l'évidence et jusqu'au bout de cet édifice logique. Sans doute arrivons-nous ainsi aux premiers axiomes et, à partir d'eux, à l'évidence originaire que rendent possible les concepts fondateurs. De quoi s'agit-il alors, sinon d'une "épistémologie", singulièrement ici d'une épistémologie de la géométrie?

[38] Husserl, Sdt: [Notre réponse est la suivante:] il est certain que personne n'a songé à cette rétroférence historique; et il est certain que l'épistémologie n'a jamais été considérée comme une tâche proprement historique. Mais c'est précisément cela que, dans le passé, nous mettons en question. Le dogme tout-puissant de la cassure principielle entre l'élucidation épistémologique et l'explication historique aussi bien que l'explicitation psychologique dans l'ordre des sciences de l'esprit, de la cassure entre l'origine épistémologique et l'origine génétique, ce dogme, dans la mesure où l'on ne limite pas de façon inadmissible, comme c'est l'habitude, les concepts d' "histoire", d' "explicitation historique" et de "genèse", ce dogme est renversé de fond en comble, Ou plutôt, ce qui est ainsi renversé,c'est la clôture à cause de laquelle justement les problèmes originaux et les plus profonds de l'histoire restent dissimulés. Si l'on médite les analyses que nous proposons..., elles montrent justement à l'évidence que notre savoir, [celui qui définit] la géométrie, forme de culture présentement vivante, comme une tradition et en même temps comme une activité de transmission, n'est pas quelque chose comme le savoir d'une causalité extérieure qui aurait opéré la succession en chaîne des formes historiques - ou même quelque chose comme un savoir par induction qu'il serait franchement absurde de supposer ici - mais que comprendre la géométrie et un fait de culture donné en général, c'est être déjà conscient de son historicité, quoique de façon "implicite". Mais ceci n'est pas une locution creuse, car il est vrai de façon tout à fait universelle, pour tout fait donné sous le titre "culture", qu'il s'agisse de la plus basse culture se rapportant aux nécessités vitales ou de la culture la plus élevése (science, État, Église, organisation économique, etc.), il est vrai que dans toute compréhension simple de ce fait comme fait d'expérience, il y a déjà la "conscience solidaire", qu'il est une formation née d'un former humain. Si enfermé que ce soit ce sens, si purement "implicite" qu'en soit notre co-visée, la possibilité évidente de l'erxplication, de l'"élucidation" et de la clarification lui appartient.

[39] Husserl, Sdt: l'ensemble du présent de la culture, compris comme totalité, "implique" l'ensemble du passé de la culture dans une universalité indéterminée, mais structurellement déterminée. Plus exactement, il implique une continuité de passés s'impliquant les uns des autres, chacun constituant en soi un présent de culture passé. Et cette continuité dans son ensemble est une unité de la traditionalisation jusqu'au présent qui est le nôtre et qui, en tant qu'il se trouve lui-même dans la permanence d'écoulement d'une vie, est un traditionaliser. C'est là, comme nous l'avons dit, une universalité indéterminée, mais d'une structure principielle et susceptible d'une explicitation encore beaucoup plus ample à partir de ce qui a été annoncé, structure dans laquelle aussi les possibilités de toute recherche et de toute détermination des réalités facto-concrètes sont fondées, "impliquées".

[40] Husserl, Sdt: Aussi la mise en évidence de la géométrie, qu'on en ait ou non une claire conscience, est le dévoilement de sa tradition historique. Seulement cette connaissance, pour ne pas en rester à l'état de discours vide ou de généralité indifférenciée, requiert que, par une exploration menée à partir du présent et en lui, on restaure de façon accomplie et méthodique les évidences différenciées dont nous avons dégagé le type plus haut (en quelques passages où il en était question, pourrait-on dire, à fleur de peau).Poursuivies de manière systématique, elles ne livrent rien d'autre et rien de moins que l'a priori universel de l'histoire dans la plus haute richesse de ses composants.

Nous pouvons alors dire aussi: l'histoire n'est d'entrée de jeu rien d'autre que le mouvement vivant de la solidarité et de l'implication mutuelle de la formation du sens et de la sédimentation du sens originaires.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2015