ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 115

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115,

 

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

 

Ý thức (hay) nguyên lý tuyệt đối

Minh giải là yêu cầu quan trọng cho khoa học, theo Husserl, vì mọi khoa học hiển nhiên cần có cơ sở đối với toàn bộ mệnh đề cũng như khái niệm của chúng. Ông xác định "chỉ có triết gia hiện tượng luận mới có đủ tư cách hoàn thành những minh giải sâu sắc nhất cho những tính chất của phần chủ yếu xây dựng lên những tầng lớp cấu thành một cách có hệ thống và như vậy ông có đủ tư cách để chuẩn bị nền tảng của những hữu thể luận mà chúng ta còn thiếu sót".[43]

Những nền tảng ông nói đến bao gồm nền tảng của toán học, đến những nền tảng của luận lý học, tri thức luận, siêu hình học và cả triết học về lịch sử. Ideen III khép lại ở chương IV để chỉ ra khoa học hoạt động trên chất liệu khái niệm, trước hết là những khái niệm cơ bản, mà ông khu biệt thành ba loại : loại những "khái niệm luận lý-hình thức" chung cho mọi khoa học khái quát, như khách thể, phẩm chất cấu tạo, trạng thái sự vật, tương giao, con số, v.v... và những khái niệm biểu tả những hình thức chỉ thị ý nghĩa, những phạm trù chỉ thị ý nghĩa, trong những khái niệm như thể hình thức; loại những "khái niệm vùng" biểu hiện vùng, như "sự vật", kể cả những biến đổi luận lý của vùng, như "đặc tính của sự vật", "tương giao của sự vật"; và loại thứ ba là những "tế biệt vật chất" bởi mọi phát biểu được xác định về mặt vật chất phải bảo đảm rõ ràng những tương giao của chính những khái niệm vùng với sự vật theo nội dung khách quan/Sachgehalt của chúng. Những cách thức đơn giản của con số rút ra từ số học, những cách thức đơn giản của ý niệm chỉ thị ý nghĩa rút ra từ luận lý học, những cách thức đơn giản của không gian tính rút ra từ hình học, đó là những cách thức hình thái; những khái niệm như màu sắc, âm thanh, như thể những loại tình cảm và bản năng nhậy cảm và những sự vật tương tự khác ở một tính cách hoàn toàn khác. Chúng giữ một nội dung khách quan trong mọi xác định.

Husserl xác định, hiển nhiên trước hết là đối với minh giải bất cứ khoa học nào, thì minh giải những khái niệm của mọi nhóm là tất yếu và sắp đặt các nhóm cũng biểu thị trước một hệ thống thứ tự. Tự nội, minh giải những khái niệm luận lý-hình thức phải xuất hiện trước, là việc chung của mọi khoa học. Rồi phải quyết định minh giải những khái niệm vùng-hình thức  và sau cùng đến minh giải những khái niệm đặc thù là của riêng những khoa học đặc thù.[44]

Trong Ideen I, Husserl đã nêu ra một yếu quyết là "trở về với chính sự vật/nach den Sachen selbst" ở tiết §19, chương đầu phần một : "để phán đoán một cách thuần lý hay khoa học, là phải khởi sự trở về với chính sự vật, lần lượt trở về từ ngôn từ và ý kiến với chính sự vật"[45], triết học của ông là một hiện tượng luận phải có trực quan nguyên ủy về chính sự vật, là cơ sở cho phân tích rõ ràng và miêu tả nghiêm xác. Những ý niệm đó có thể đọc trong bản văn/bài viết trên Enclopaedia Britannica/Từ điển bách khoa Anh  năm 1927.

Mở đầu từ mục "hiện tượng luận" trong Từ điển bách khoa Anh dẫn trên, Husserl xác định để chỉ "một phương pháp miêu tả mới trong triết học và một khoa học tiên thiên dựa vào phương pháp này nhằm cung ứng dụng cụ/Organon/όργάνον cơ bản  cho một triết học khoa học nghiêm xác, và ứng dụng có hậu quả là tạo khả hữu cho một cách tân phương pháp với mọi khoa học"[46]        

Nội dung từ mục gồm ba phần:

I . Tâm lý học thuần tuý, trường kinh nghiệm, phương pháp, chức năng của tâm lý học này xem xét :

1/  đối chiếu khoa học tự nhiên thuần tuý với tâm lý học thuần tuý : vấn đề là liệu có một tâm lý học thuần tuý song hành với khoa học tự nhiên vật lý thuân tuý có ý nghĩa chính đáng và thiết yếu thực hiện ?

2/ minh giải tâm tinh/Psychische thuần tuý trong kinh nghiệm tự thân và kinh nghiệm cộng đồng nhằm chỉ ra "ý thức là ý thức về một cái gì không phải là nắm bắt trống rỗng một cái gì"; vì mọi hiện tượng có hình thái toàn diện của ý hướng/intentionale Gesamtform song đồng thời có một cấu trúc, trong phân tích có ý hướng luôn luôn dẫn đến những phần hợp thành có ý hướng. Chúng ta hiểu được đời sống tâm linh không chỉ qua kinh nghiệm tự thân mà còn qua kinh nghiệm của tha nhân.

3/ ý niệm về một tâm lý học hiện tượng luận bao hàm trường tự chứa tâm tinh thuần tuý, từ kinh nghiệm tự thân và kinh nghiệm của tha nhân và phương pháp đặc thù để khảo sát trường hiện tượng thuần tuý này là phương pháp giảm trừ hiện tượng luận.nhằm đạt tới kinh nghiệm nội tại chân thực.

4/ trong trường hiện tượng luận tự chứa kinh nghiệm khả hữu đi từ hình thái sự kiện đến hình thái cơ bản là ý tượng. Cho nên tâm lý học hiện tượng luận là một "hiện tượng luận ý tượng/

eidetische Phänomenologie" như thể một khoa học ý tượng và giảm trừ hiện tượng luận sáng tạo ra phương tiện đắc thủ những cấu trúc cơ bản của toàn thể khu vực tâm linh thuần tuý.

5/ tâm lý học thuần tuý hiện tượng luận theo Husserl tuyệt đối thiết yếu như là cơ sở xây dựng một tâm lý học thường nghiệm "nghiêm xác", vì từ khởi thủy đã theo mô điển của khoa học thuần tuý nghiêm xác về tự nhiên vật lý.[47]

II. Tâm lý học hiện tượng luận và hiện tượng luận siêu nghiệm xem xét :

6/  Ngã rẽ siêu nghiệm của Descartes và chủ nghĩa duy tâm lý của Locke. Ý niệm về một tâm lý học hiện tượng luận thuần tuý theo Husserl không chỉ có chức năng miêu tả ở trên để cách tân tâm lý học thường nghiệm, mà còn những lý do sâu xa, cũng có thể phục vụ như bước đầu mở ra bản chất của một hiện tượng luận siêu nghiệm. Ý niệm này không phải từ yêu cầu của tâm lý học, song đã có từ công trình căn bản của Locke, phát triển ở Berkeley và Hume; dầu Locke giới hạn vào quan tâm ngoài tâm lý, song tâm lý học ở đây nhằm phục vụ cho vấn đề siêu nghiệm khởi từ Descartes. Husserl dẫn giải, trong Suy niệm/meditationes của Descartes, tư tưởng trở thành tư tưởng chỉ đạo cho "triết học đệ nhất" là toàn thế giới của những gì hiện hữu, cho chúng ta cũng chỉ hiện hữu như thể nội dung biểu tỏ của những biểu hiện của chúng ta, đó là biểu hiện duyên cớ của mọi vấn đề siêu nghiệm. Phương pháp hoài nghi của Descartes là phương pháp đầu tiên trình bày "tính chủ thể siêu nghiệm" và ego cogito/ngã (ngã)tư duy dẫn tới hình thành quan niệm đầu tiên này. Locke biến đổi cái nguyên lý tư duy/mens thuần tuý siêu nghiệm này của Descartes thành ra là "tâm trí con người/Seele/human mind*"mà khai phá có hệ thống qua kinh nghiệm nội tại, Locke xử lý thành ra mối quan tâm triết lý-siêu nghiệm, và như thế ông chín là người sáng lập ra chủ thuyết duy tâm lý/Psychologismus như một triết học siêu nghiệm xây dựng lên qua một tâm lý học về kinh nghiệm nội tại.                 

Trong Những suy niệm của Descartes/Cartesianische Meditationen là những bài giảng của Husserlo tại Paris vào  1929, ở tiết §10 ông cũng đề cập đến thất bại của Descartes vượt qua ngưỡng cửa vào triất học siêu nghiệm chính xác.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           

 

-------------------------------------

[43] Husserl, Sdt. Livre II, Ch. IV : La méthode  de clarification §20 : Distinction et clarification : Seul le phénoménologue sera en mesure d'accomplir les plus profondes clarifications quant aux essentialités s'édifiant en couches systématiquement constitutives, et de la sorte il sera en mesure de préparer la fondation des ontologies qui nous font tellement défaut.

[44] Husserl, Sdt, § 19 : Clarification du matériel conceptuel : Il est évident de prime abord, à l'égard de l'élucidation de n'importe quelle science, que celle des concepts de tous ces groupes est nécessaire et que l'ordonnancement des groupes préfigure une hiérarchie. En soi l'élucidation des concepts logiques-formels devrait avoir lieu d'abord, elle est l'affaire commune de toutes les sciences. Puis on devrait entreprendre l'élucidation des concepts régionaux-formels et enfin celle des concepts particuliers qui sont le bien propre des sciences particulières.

[45] Husserl, Ideen I, Erster Abschnitt : Wesen und Wesenserkentniss, Erstes Kapitel : Tatsache und Wesen, §19 : Die empiristische Identifikation von Erfahrung und originär gebendem Akte : Vernünftig oder wissenschaftlich über Sachen urteilen, das beißt aber, sich nach den Sache selbst richten, bzw. von den Reden und Meinungen auf die Sachen selbst zurückgehen.

[46] Husserl,"Encyclopaedia Britannica"-Artikel : "Phänomenologie" bezeichnet eine... neuartige deskriptive Methode und eine aus ihr hervorgegangene apriorische Wissenschaft, welche dazu bestimmt ist, das prinzipielle Organon für eine streng wissenschaftliche Philosophie zu liefern und in konsequenter Auswirkung eine methodische Reform aller Wissenschaften zu ermöglichen.

[47] Husserl, Sdt : Die reine Psychologie, ihr Erfahrungsfeld, ihre Methode, ihre Funktion

1. Reine Naturwissenschaft und reine Psychologie : [Keineswegs klar ist aber von vornherein], inwiefern die Idee einer reinen Psychologie als einer in sich scharf geschiedenen psychologischen Disziplin und als einer wirklichen Parallele zur rein physischen Naturwissenschaft einen rechtmäßigen und dann notwendig zu verwirklichenden Sinn hat.

2 . Das rein Psychische der Selbsterfahrung und Gemeinschaftserfahrung : Bewußtsein von etwas ist nicht ein leeres Haben dieses Etwas, jedes Phänomen hat seine eigene intentionale Gesamtform, zugleich aber einen Aufbau, der in der intentionalen Analyse immer wieder auf Komponentewn führt, die selbst intentionale sind.     

Seelenleben ist uns nicht nur zugänglich durch Selbsterfahrung sondern auch durch Fremderfahrung.

3. Das abgeschlossene Feld des rein Psychischen : Die Idee einer phänomenologischen Psychologie ist durch die ganze Weite des aus der Selbsterfahrung und der in ihr fundierten Fremderfahrung entspringenden Aufgabenkreises umzeichnet... Es bedarf einer besonderen Zugangsmethode zum rein phänomenologischen Feld: Die Methode der phänomenologischen Reduktion... So ergibt sich die volle Erweiterung des echten psychologischen Begriffes von innerer Erfahrung.

4. Die eidetische Reduktion und die phänomenologische Psychologie als eidetische Wissenschaft : Jedes in sich abgeschlossene Feld möglicher Erfahrung gestattet eo ipso den universalen Übergang von der Faktizität zur Wesensform (Eidos)... Psychologische Phänomenologie ist ... als eidetische Phänomenologie zu begründen ... die phänomenologische Reduktion den Zugang zu den Phänomenon wirklicher und dann auch möglicher innerer Erfahrung, so verschafft die in ihr fundierte Methode der "eidetischen Reduktion" den Zugang zu den invarianten Wesensgestalten der rein seelischen Gesamtsphäre.

5. Die phänomenologisch reine Psychologie ist das unbedingt notwendige Fundament für den Aufbau einer "exakten" empirischen Psychologie, die nach dem Vorbild der exakten rein physischen Naturwissenschaft seit deren neuzeitlichen Anfängen gesucht worden ist.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017