ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 38
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 ,
Chương II
Thiên-địa-không: nguyên ủy hình học
Trước vấn nạn thâm uyên về Lý trí tác động nơi mỗi con người/động vật có lý trí nói trên, ở đây không đi sâu vào phạm vi, song chỉ để khởi sự từ đó, người ta phải nhận thức ra rằng trong mọi trường hợp, chủ nghĩa duy sử muốn minh giải bản chất lịch sử hay tri thức của những khoa toán học khi nhìn về phía những giai đoạn thần diệu hay những loại thông giác khác của một chúng nhân (Menschentum) liên-kết-với-thời-gian, một thuyết duy sử như thế bị đảo lộn tuyệt đối theo nguyên tắc. Husserl lại nhận xét, về mặt khác, với những tinh thần lãng mạn, cái thần diệu-huyền thoại đặc biệt có thể bị lôi kéo về phía lịch sử và tiền sử của những khoa toán học; song nếu để những khoa toán học phó mặc cho kiện tính lịch sử thuần túy này, chính là sa lạc vào một thứ lãng mạn và vượt lên trên vấn đề đặc thù, vấn đề ở nội tại lịch sử, vấn đề tri thức luận.
Mặt khác, dĩ nhiên tiếp theo đó là người ta không thể giải tỏa được cái nhìn về việc là, dầu mọi kiện tính ở mỗi loại ra sao đi nữa, kể cả những kiện tính thuộc loại đề xuất ra dựa vào phản bác, chúng có căn nguyên từ cấu thành cơ bản của toàn thể con người, căn nguyên trong đó biểu thị một Lý trí mục đích xuyên suốt toàn thể tính. Như vậy chỉ ra một vấn tính nguyên ủy tương quan với toàn thể lịch sử và theo ý nghĩa toàn diện rốt cuộc mang lại sự thống nhất cho nó.[54]
Mặt khác, khi Husserl trở lại vấn đề về lịch-sử-sự-kiện nói chung thường lệ, Husserl luận giải tiếp, lịch sử của những thời đại gần đây nhất, tiếp tục tiến về một trương độ phổ cập có hiệu lực cho tất cả chúng nhân, nếu như lịch sử này có một ý nghĩa nói chung, ý nghĩa này chì có thể đảm bảo vai trò nền tảng của nó trong cái mà chúng ta có thể gọi ở đây là lịch sử nội tại, và như thế trên nền tảng của tiên thiên lịch sử phổ cập. Tất nhiên nó dẫn đến vấn đề đã nói đến ở trên là vấn đề về một mục đích luận phổ cập của Lý trí.
Những luận giải này theo Husserl chứng tỏ đã đưa chúng ta đi vào những khu vực khả nghi rất phổ thông và đa dạng, mà chúng ta có thể xem như một cơ sở vững chắc là thế giới quanh con người một cách chủ yếu bây giờ và mãi mãi vẫn cùng là thế giới mà chúng ta đã từng đặt thành vấn đề về nền tảng ban đầu cũng như của truyền thống lâu dài, ở đó có thể chỉ ra là trong thế giới bao quanh của chúng ta, có thể thực hiện được những vận động dự liệu suy niệm rất gần đến vấn đề về nền tảng ban đầu lý tưởng hình thành ý nghĩa (Sinnbildung) của cái gọi là "Hình học".[55]
Trong 29 phụ luc, tại sao phụ lục III tức nguyên ủy hình học lại được chú ý một cách đặc biệt, ít ra là ở Merleau-Ponty và Derrida? Trước khi thảo luận về những phân tích của hai triết gia đại biểu tư tưởng Pháp thế kỷ XX này, tôi muốn nêu ra một số tiêu điểm chính của bản văn này:
Trước hết, tất cả những trích dẫn trong Nguyên ủy hình học đã được giữ nguyên vẹn, kể cả có khi lặp lại (quả thực triết gia Husserl xuất thân từ toán học không phải là một người viết có phong cách văn chương như Heidegger) vì tôi muốn tôn trọng lối luận giải đặc thù của Husserl, ngõ hầu người đọc theo sát và lĩnh hội ở trình độ tri thức của riêng mình.
Thứ nữa, thông qua hai bản dịch sang tiếng Pháp (của Derrida*) và sang tiếng Anh (của David Carr) cũng có những chỗ đối nghịch, tương phản có nghĩa là 'trong dịch, đã có lý giải', chẳng hạn trong chú thích cuối trang:
[bản tiếng Pháp] Song thư mục trong nghĩa rộng lớn nhất, bao gồm tất cả [những hình thành], nghĩa là thuộc vào hữu khách quan của chúng được diễn tả và luôn luôn lại được diễn tả trong một ngôn ngữ - nói chính xác hơn, khi người ta chỉ xem nó như chỉ thị ý nghĩa, như thể ý nghĩa của một diễn từ - có tính khách thể, hiện-hữu-ở-đó-cho-mọi-người/nur als Bedeutung, Sinn von Reden die Objektivität, das Für-jedermann-Dasein zu haben; điều này đáng giá một cách đặc thù theo quan điểm những khoa học khách quan, theo cách nào đối với nó, khu biệt giữa ngôn ngữ nguyên ủy của tác phẩm và dịch ra trong một ngôn ngữ lạ không đình chỉ khả năng tiếp cận đồng nhất, hay đúng ra chỉ tiếp cận nó một cách gián tiếp, không minh bạch/bzw. nur zu einer uneigentlichen, indirekten macht.
[bản tiếng Anh] Song khái niệm thư mục rộng lớn nhất bao gồm tất cả: nghĩa là phụ thuộc vào hữu khách quan của chúng, được diễn tả về mặt ngữ học và có thể lại được diễn tả mãi mãi; chính xác hơn, chúng có tính khách thể; chúng có hiện hữu của chúng, hiện-hữu-cho-mọi-người, chỉ như chỉ thị ý nghĩa, như ý nghĩa của diễn từ. Đúng thực là ở phương cách đặc thù trong trường hợp những khoa học khách quan: đối với chúng, khu biệt giữa ngôn ngữ nguyên ủy của tác phẩm và dịch thuật ra ngôn ngữ khác không lấy đi khả năng tiếp cận đồng nhất hay biến đổi nó ra một tiếp cận không công chính, gián tiếp.[56]
Trước hết, khởi sự Husserl chú trọng đến việc biến đổi ý nghĩa của những khoa toán học, gồm hình học và số học có một phong thái xa lạ với khoa học thời cổ đại là khái niệm tự nhiên hóa, đến quan niệm về một tổng thể thuần lý vô hạn:
Tự nhiên hóa là khả năng cấu thành của riêng con người, thuộc về một thế giới, đã mở ra đối với thế giới như vậy, và treo lửng thái độ tự nhiên; quan niệm về một thế giới vô hạn, nhận thức được do một khoa học thuần lý thống nhất có hệ thống.[xem kỳ 26] Husserl nhấn mạnh đến sự nghiệp chinh phục và khai phá những chân trời vô hạn của thời đại mớí, mở ra những khởi đầu cho khoa đại số, toán học liên tục, hình học giải tích.
Trong chính bản/Hauptext của Khủng hoảng của những khoa học châu Âu và hiện tượng luận siêu nghiệm, ở phần II, Husserl khai triển quan niệm toán học hóa tự nhiên [của] Galilée, nghĩa là chính thiên nhiên được lý tưởng hóa dưới sự chỉ đạo của khoa toán học mới, lần lượt xét đến "hình học thuần túy", ý niệm cơ bản của vật lý học theo Galilée, coi thiên nhiên như một universum/vũ trụ toán học, khả năng toán học hóa của những chức năng "bổ sung", biểu duyên trong quan niệm của Galilée về thiên nhiên, khẳng định giả thiết cơ bản của khoa học tự nhiên, ý nghĩa của khoa học tự nhiên như thể "công thức", khoa học toán về tự nhiên giải quyết ý nghĩa trong "kỹ thuật hóa", sinh giới như thể nền tảng của ý nghĩa bị lãng quên trong khoa học tự nhiên, những ngộ nhận khi xét đến ý nghĩa toán học hóa, chỉ thị ý nghĩa cơ bản trong vấn đề nguyên ủy của khoa học toán về tự nhiên. Trong 11 tiểu mục nói đến ở đây, khai triển "hình học thuần túy" có mục đích nói đến những hình thái không-thời gian, phân cát không gian ở đây với những hình thái không gian trong thực tại, có nghĩa là khai phá những "tính lý tưởng thuần túy"; điều đó muốn nói đến hình thái không gian đã được lý tưởng hóa. Husserl khẳng định nói đến "hình học ở đây thay thế cho toàn bộ toán học về không-thời gian". Sự phát minh tạo ra khoa hình học qua ngôn ngữ và văn tự, khai mở nguyên ủy của hình học là nói đến truyền thống khởi sinh ra trong không gian của con người, mà hình thành ý nghĩa là hiện hữu siêu thời gian, cho nên khi nói đến con người sống trong hữu hạn, có tính cách lịch sử, song ông khẳng định đời sống của con người vươn lên về một cực vô hạn.
Husserl đã phân tích hình thành nội tại ở nhà toán học hình học đầu tiên, để nói về sản xuất hiển nhiên tự nguyên ủy, đến khách thể tính, đến hình thái lý tưởng chứng tỏ hiện hữu hình học không phải là tâm linh, cá nhân, nhưng là siêu thời gian, liên chủ thể, trong cộng đồng ngôn ngữ bằ-ng lời hay bằng chữ viết, là hình thành phổ cập duy nhất.
Ông xác định toán học hiện đại đã được lý tưởng hóa, hoàn thành việc tham phần/methexis vào trong một sinh giới/Lebenswelt, hàm ngụ hiển nhiên tất quyết và xác tín tất quyết; hiện hữu hình học siêu thời gian, như một hiện thể và cho mọi người do kinh nghiệm liên chủ thể, vì bản chất khoa học sử dụng ký hiệu ngữ học và tri thức khách quan để hướng về lý tưởng vô hạn.
Husserl nhận xét sự khác biệt giữa những khoa học như hình học với những khoa học gọi là miêu tả ở chỗ có lĩnh vực thuyết đề trong những sản phẩm lý tưởng, tính lý tưởng, xây dựng những tính lý tưởng xếp thành tầng, xây dựng có hệ thống và tăng trưởng vô hạn và chú trọng đến cơ sở nền tảng luận lý toán học. Ông lưu ý, mọi hiển nhiên thuần lý về nguyên tắc có tính lịch sử, con người luôn ở trong chân trời lịch sử.
Husserl cũng nhấn mạnh đến việc đưa ra sự hiển nhiên của hình học cũng là bộc lộ truyền thống lịch sử của nó, có thể nói là vận chuyển sinh động của đoàn kết và giao ngộ giữa hình thành ý nghĩa và kết tầng ý nghĩa nguyên ủy.
Sau cùng, Husserl nhận ra hình học và những khoa học liên hệ có tương quan với không-thời gian và những gì khả hữu đến hình thái, hình thể, chuyển động, biến dạng v.v...của một thế giới sự vật, trong đó con người/animal rationale là chủ thể của thế giới này.
-------------------------------
[54] Husserl, Sdt: on doit reconnaître en tout cas que l'historisme qui veut élucider l'essence historique ou épistémologique des mathématiques en regardant du côté des stades magiques ou d'autres types d'aperception d'une humanité enchaînée-au-temps, un tel historisme est renversé de façon absolument principielle. Pour des esprits romantiques, le mythico-magique peut être particulièrement attrayant en fait d'histoire et de préhistoire des mathématiques; mais s'abandonner à cette facticité historique pure quand il s'agit de mathématiques, c'est justement s'égarer dans une romantique et passer par-dessus le problème spécifique, le problème intrinsèquement historique, le problème épistémologique. Il va de soi qu'ensuite aussi on ne peut plus libérer son regard du fait que, quelles que soient toutes les facticités de chaque type, quelles que soient celles du type invoqué à l'appui de l'objection, elles ont une racine dans la composante essentielle de l'universel humain, racine dans laquelle s'annonce une Raison téléologique traversant de part en part toute l'historicité. Ainsi s'indique une problématique originale qui se rapporte à la totalité de l'histoire et au sens total qui, en dernière instance, lui donne son unité.
[55] Husserl, Sdt: Si l'habituelle histoire-des-faits en général, et en particulier celle qui, dans les temps les plus récents, s'est mise en marche vers une extension universelle effective à toute l'humanité, si cette histoire a un sens en général, celui-ci ne peut assurer son rôle fondateur que dans ce que nous pouvons appeler ici l'histoire intrinsèque, et en tant que tel, sur le fondement de l'a priori historique universel. De toute nécessité, il conduit plus loin, vers la question que nous avons annoncée, la plus haute question, celle d'une téléologie universelle de la Raison.
Si, après ces développements qui éclairent notre pénétration à l'intérieur d'horizons problématiques très généraux et multifaces, nous tenons pour un fondement parfaitement assuré que le monde environnant humain est essentiellement le même, aujourd'hui et toujours, donc le même aussi quant à ce qui vient en
question au sujet de la proto-fondation et de la tradition perdurante, nous pouvons alors montrer, sur notre propre monde environnant, en quelques démarches et à simple titre d'anticipation, ce qu'il faudrait méditer de plus près pour le problème de la proto-fondation idéalisante de la formation de sens appelée "Géométrie".
* Như đã dẫn, phụ lục này nằm trong Die Krisis der europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie, người dịch là Gérard Granel, vẫn giữ nguyên bản dịch của Derrida, mà theo Granel là không cần thiết làm một bản dịch khác, vả lại bản dịch này đã quá tuyệt vời.
[56] Husserl, Sdt: [tiếng Pháp] Mais la littérature, dans son concept le plus large, les embrasse tous, c'est-à-dire qu'il appartient à leur être objectif d'être exprimé et toujours de nouveau exprimable dans un langage - plus précisément, quand on les considère seulement en tant que signification, en tant que sens d'un discours - d'avoir l'objectivité, l'être-là-pour-tout-le-monde; cela vaut d'une façon plus particulière du point de vue des sciences objectives, de telle sorte que, pour elles, la différence entre la langue originale de l'œuvre et la traduction dans une langue étrangère n'en suspend pas l'accessibilité identique, ou plutôt la rend seulement indirecte, non expresse.
[tiếng Anh] But the broadest concept of literature encompasses them all: that is, it belongs to their objective being that they be linguistically expressed and can be expressed again and again; or, more precisely, they have their objectivity, their existence-for-everyone, only as signification, as their meaning of speech. This is true in a pecular fashion in the case of the objective sciences: for them the difference between the original language of the work and its translation into other languages does not remove its identical accessibility or change it into an inauthentic, indirect accessibility.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2015