ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 76
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
Nghiên cứu luận lý như khởi sự một đấu trường
Sau khi duyệt qua những khu biệt trong phân tích của Marty về hai hoại mệnh đề hiện hữu là những mệnh đề đơn giản và nguyên ủy với những mệnh đề phản tư và trừu tượng, hai loại phán đoán đơn và phán đoán kép (hay tuyệt đối), song bản chất của những phán đoán tuyệt đối không cần phải là những phán đoán kép, vì những phán đoán hiện hữu cũng có thể là những phán đoán kép, Husserl đề cập đến "lý luận của Brentano thừa nhận một ưu tiên quá độ cho phán đoán hiện hữu, mặc dầu có nhận ra là những phán đoán tuyệt đối/vô điều kiện không giản lược vào những phán đoán hiện hữu". Kết quả là quan niệm cơ bản nhìn ra trong niềm tin/belief của Hume là bản chất của phán đoán và ở vào thời khoảng của tin hay xác tín hành vi phán đoán, tạo ra mối tương quan trong mệnh đề "là" và "không là". Husserl nhận ra hiển nhiên là Marty không thấy cái khó của lý luận này trong lý giải những phán đoán tuyệt đối của Marty. Một phán đoán như thế không những chỉ là một phán đoán "kép", nghĩa là một kết bện đặc biệt những phán đoán sơ cấp. Sự phân rẽ của phẩm và vật chất, của nhận biết và nội dung của nhận biết phải có vị trí ở đây, vì quả thực, người ta không hiểu tại sao niệm thức khái quát "A là" không thích hợp ở đây, tại sao phán đoán kép, không mảy may biến đổi ý nghĩa lại không thể được cấu tạo như một phán đoán hiện hữu thống nhất. Khi chúng ta phán đoán chẳng hạn : "S này là P", chắc chắn là ta có thể khu biệt sự kiện tin và cái tin được; song với vấn đề: cái gì là cái tin được ? thì chỉ có một đáp án đúng rõ ràng là cái S này là P. Nếu bây giờ chúng ta thành lập theo nguyên lý cơ bản của Brentano mệnh đề hiện hữu : "rằng S này là P, điều đó là", khi đó ta nhận được hiển nhiên một ý niệm đã biến đổi và viễn tượng của một thoái hóa vô hạn. Sự tương ứng đã lập, một cách hiển nhiên không thể nhìn nhận, giữa cái "là" trong mệnh đề (liên kết) và tin/belief, chắc chắn dẫn Marty tới chỗ thu tập lại, trong ý nghĩa khái niệm truyền thống của vật chất, "SP" hay "SP này". Trừ khi, không có thời khoảng của "là", điều đó không cho bất kỳ thống nhất nào, ngay cả trong biểu hiện đơn giản. Husserl đưa ra ví dụ: "Dies rot rund" không là một ý niệm [trong đó hai tĩnh từ ["đỏ/rot", "tròn/rund"] liên tiếp không có liên lạc, biến hóa ở ngữ vĩ], mà chúng ta phải nói : "Dies rote Runde/vòng tròn đỏ này" [là một diễn ngữ có ý nghĩa bởi tĩnh từ sau đã trở thành danh từ và tĩnh từ đầu đã biến hoá ở ngữ vĩ [thêm e] để thích hợp với danh từ "Runde"] - ở đó có ý niệm của một hữu trong ngữ vĩ của tĩnh từ. Khu biệt giữa hai khái niệm khác nhau một cách cơ bản đã biến đi trong lý luận này : chất thể với tính cách giao hỗ của tin/belief, với tính cách đơn vị trong cái được tin (chẳng hạn với tư cách ý nghĩa của mệnh đề đã phát biểu, thay vì có chức năng trong niềm tin, cũng có thể có chức năng đồng nhất với tính cách là ý nghĩa trong một biểu hiện đơn giản), và mặt khác, chất thể với tính cách là toàn bộ những "từ" đối lập với những hình thái tuyệt đối của mệnh đề về đơn vị/thống nhất (một, vài, tất cả, là, không là, v.v...). Khu biệt hai khái niệm về phẩm khác nhau một cách cơ bản cũng diễn ra như vậy : phẩm chất theo nghĩa truyền thống của luận lý học hình thức , tương ứng với mệnh đề, và phẩm chất theo nghĩa của tâm lý học miêu tả, tương ứng với phán đoán (có nghĩa là như thời khoảng của tin/belief). Husserl đồng ý với Benno Erdmann về ý tưởng đi theo ý nghĩa tự nhiên của từ, về "tất cả những S là P" là một phán đoán thuần túy khẳng định, đối với tất cả những S, phát biểu sự kiện là P; tất cả thuộc về chủ thể. Ông cũng nhận xét là "Brentano đã không thấy tầm quan trọng trong khái niệm quan trọng của Sigwart về sự không thể giản lược hình thái của thuộc từ số nhiều. Phán đoán là một cái gì của số nhiều, vả chủ từ số nhiều chứa trong nó một phủ định kép, biểu hiện của một tổng thể có chức năng như cơ sở của một thuộc từ phân phối". [28]
Ở bài VI, Marty đưa ra một kết luận về mối tương quan giữa ngữ pháp, luận lý học và tâm lý học những thành quả khái quát hơn như : thiết yếu của việc xét đến ý niệm của diễn tả ngữ học một cách độc lập, hay đúng ra là ý niệm của một giải trừ có hệ thống của luận lý học trong tương quan với ngữ pháp. Dĩ nhiên nói đến giải trừ không có nghĩa là không biết đến cái gì là ngữ học và ngữ pháp, trái lại, cần phải kể đến việc xem liệu có vượt khỏi ảnh hưởng không những của những biểu hiện ngữ học, nhất là phải phân biệt cái gì hình thành ra chỉ thị ý nghĩa của những diễn tả ngữ học với những biểu hiện đi kèm theo chỉ thị ý nghĩa không phụ thuộc vào nó, mà người ta gọi là hình thái nội tại của ngôn ngữ. Mặt khác, ngữ pháp phải nhờ đến luận lý học, vì không phải chỉ có hình thức bên ngoài và bên trong mà còn cả chỉ thị ý nghĩa những diễn tả ngữ học, muốn nói đến luận lý học trong ngôn ngữ. Chính chống lại lối xem xét ngôn ngữ "theo tâm lý học" thường được biện hộ trong thời hiện đại, ngăn cấm nhà ngữ pháp xét đến những chỉ thị ý nghĩa, mà Marty đề ra trong thảo luận những quan hệ giữa tâm lý học phát sinh và miêu tả với ngữ pháp; ông tranh biện chống lại lý luận quan niệm chỉ thị ý nghĩa của những diễn tả ngữ học là cái gì, khi ta nói và hiểu, tự nó tuyệt đối không hiện ra trong ý thức, mà ngược lại hoàn toàn được biểu hiện qua những biểu hiện và lãnh hội hình thái nội tại của ngôn ngữ, mà người ta gọi là tư tưởng "tâm lý học".
Đứng ở vị thế của hiện tượng luận, Husserl xác định, mặc dầu Marty có những cái nói quá đáng và lẫn lộn trong chỉ thị ý nghĩa và hình thái nội tại của ngôn ngữ, song cũng có một phần chân lý về phía những đối thủ của ông. Theo Husserl, chỉ có một hiện tượng luận, mở ra rộng lớn và phát triển sâu xa, của những sinh động tư tưởng và đặc biệt của những sinh động ngữ học, có thể dẫn đến một giải quyết hữu hiệu, và từ một giải quyết như vậy cho đến nay chỉ có những nhân tố khởi đầu.[29]
Trong bài phê bình sách của Anton Marty : Nghiên cứu về những nền tảng của ngữ pháp tổng quát và triết học ngôn ngữ trên tạp chí văn học Đức năm 1910, sáu năm sau bài viết nói trên, Husserl lại có dịp trở về vấn đề triết học ngôn ngữ bàn luận trên đây và mối quan hệ của Marty với Brentano. Tác phẩm của Marty đề tặng người thầy, và cũng là những gì Marty nhận được từ Brentano, theo Husserl, đó là quan điểm triết lý : không chỉ là một cái vốn quan trọng những xác tín triết lý, mà toàn bộ thái độ với mọi vấn đề, toàn bộ phong cách vấn định và phương pháp luận triết lý. Chỉ trong trường hợp thiết yếu bề ngoài, cũng như khi phong cách cho phép, Marty mới quyết định thay đổi cách nhìn theo Brentano; đó là điểm mạnh cũng là điểm yếu trong tác phẩm của Marty. Điểm mạnh vì sự phong phú của những lý luận, đến trong những hình thành ý niệm đặc biệt nhất, nhận được ánh sáng đồng nhất của quan điểm này, được xác nhận một cách nghiêm chỉnh nhất; và điểm yếu ở chỗ, ánh sáng này chỉ đạt được những sự việc trong khuôn khổ và theo cách mà chúng được hiển thị từ quan điểm này.
Cho nên theo Husserl, tác giả [AM] nỗ lực mấy cũng không vượt qua được tính cách phiến diện ở vị thế của ông, và khi chấp nhận được thái độ chủ yếu là mới mà hiện tượng luận (trong ý hướng bộ Nghiên cứu luận lý của Husserl) đề ra, ông cũng không bắt kịp. Song rõ ràng là với thái độ hiện tượng luận này, xuất hiện lần thứ nhất, ý nghĩa triệt để của những vấn đề triết lý nguyên ủy, và ở đó mới có khả hữu đạt được những "cơ sở" triết lý có giá trị nhất định. [30]
------------------------------------------
[28] Husserl, Sdt, Compte rendu des ouvrages allemands de logique des années 1895-1899. Cinquième article par Husserl (Archiv für systematische Philosophie, 10 1904*) : A. Marty, Sur les propositions sans sujet et le rapport de la grammaire à la logique et à la psychologie, Articles VI et VII, Viertejahrsschr. f. w. Philos., 19 (1896):
"La théorie de Brentano sous sa forme présente accorde un privilège démesuré au jugement d'existence". "Brentano n'a malheureusement pas tiré profit de l'importante notion établie par Sigwart qu'est l'irréductibilité formelle de la prédication plurielle. Le jugement est quelque chose de pluriel, et le sujet pluriel contient à lui seul une double négation, la représentation d'une totalité qui fonctionne comme fondement d'une prédication distributive."
*trong chú thích số [26]đã ghi sai là: 1896, xin đính chính.
[29] Husserl, Sdt: "Marty tire ici de ses recherches des résultats plus généraux: la nécessité de considérer l'idée indépendamment de l'expression linguistique, mieux encore, celle d'une émancipation systématique de la logique par rapport à la grammaire. Mais naturellement émancipation ne voudrait pas dire ignorer ce qui est linguistique et grammatical. Au contraire, il serait indispensable d'en tenir compte si l'on veut s'affranchir de l'influence fâcheuse des représentations linguistiques. En particulier, il serait notamment nécessaire de séparer ce qui forme la signification de nos expressions linguistiques, et les représentations qui accompagnent la signification sans lui appartenir, et ce que l'on a appelées la forme interne du langage".
... " [Moi [EH], de mon côté, je penserais que], malgré de nombreuses exagérations et malgré les confusions blâmées par Marty entre la signification et la forme interne du langage, il y a aussi une part de vérité du côté de ses adversaires. A mon avis, seule la phénoménologie, largement déployée et développée en profondeur, des vécus de pensée et spécialement des vécus linguistiques, peut conduire à une solution effective, et d'une telle solution il n'y a jusqu'ici que des éléments de départ.
[30] Husserl, Sdt, Recension du livre d'Anton Marty: Recherches sur les fondements de la grammaire générale et de la philosophie du langage (Deutsche Litteraturzeitung, 31 1910) : Anton Marty, Recherches sur les fondements de la grammaire générale et de la philosophie du langage, t. I 1908 :
"L'ouvrage est dédié à F. Brentano, son maître et son ami génial. C'est à lui que Marty doit ce que l'on appelle le point de vue philosophique: donc non seulemernt un fonds important de convictions philosophiques, mais toute une attitude par rapport aux problèmes, tout un style de problématique et de méthodologie philosophique. Ce n'est qu'en cas de nécessité extérieure, ce n'est que dans la mesure où ce style le permet, que Marty se décide à modifier les manières de voir de Brentano. On peut dire que c'est là ce qui fait la force de l'ouvrage de Marty, mais aussi sa faiblesse; sa force: car l'abondance des théories, jusque dans les formations d'idées les plus spéciales, reçoit sa lumière de l'identité de ce point de vue, confirmé de la façon la plus sérieuse; sa faiblesse: car cette lumière n'atteint les choses que dans la mesure où et selon la manière dont elles sont visibles de ce point de vue. Malgré tous ses efforts, l'auteur ne peut pas dépasser le caractère unilatéral de sa position, et, lorsqu'il s'agit d'adopter l'attitude essentiellement nouvelle que suppose la phénoménologie (dans le sens de mes Recherches logiques), il ne peut pas y parvenir. Mais précisément, avec cette attitude phénoménologique, apparaît pour la première fois, ... le sens radical des problèmes philosophiques d'origine, et par là la possibilité d'atteindre des "fondements" philosophiques définitivement valables."
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016