ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 92
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92,
Chương III
Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm
(Nhận xét về tương quan Heidegger-Husserl)
Heidegger không phải chỉ viết Kant và vấn đề siêu hình học xuất bản năm 1929, song những lý giải chính do chính ông xác định là dựa trên giảng khoa kỳ Đông 1927/28 tại đại học Marburg và xuất bản năm 1977 là quyển XXV của Toàn tập/Gesamtausgabe đưới nhan đề Lý giải hiện tượng luận về Phê bình lý trí thuần tuý của Kant/Phänomenologische Interpretation von Kants Kritik der reinen Vernunft, và cuộc tranh luận giữa Heidegger và Ernst Cassirer ở Hochschule Davos vào tháng Ba 1929 sau những bài diễn giảng (Cassirer có 4 bài và Heidegger có 3 bài nhan đề Phê bình lý trí thuần tuý của Kant và công việc đặt nền tảng siêu hình học/Davoser Vor- träge: Kants Kritik der reinen Vernunft und die Aufgabe einer Grundlegung der Metaphysik ). Trong phần bốn của Kant và vấn đề siêu hình học, Heidegger xem như tổng luận vấn đề đặt nền tảng cho siêu hình học với nhan đề "phục hồi việc đặt nền tảng cho siêu hình học" qua đặt nền tảng cho siêu hình học trong nhân luận, vấn đề tính hữu hạn của nhân hữu và siêu hình học của hiện thể/Dasein, như thể hữu thể luận nền tảng.[111]
Husserl đọc phần này có thể do chú trọng đến vấn đề nhân luận, hữu hạn và hữu thể luận nền tảng.
Phần bốn. A. Đặt nền tảng cho siêu hình học trong nhân luận.
Tiết §37: Ý niệm về nhân luận triết lý.
Nguyên văn: Nếu mọi vật trong thế giới quy trở lại về con người theo cách nào đó, từ ngữ Nhân luận miêu tả một xu hướng cơ bản của vị thế hiện đại của con người đối với chính con người và toàn bộ hiện thể.
Ghi chú bên lề của Husserl: Nói cách khác, đó là việc sớm xét đoán/prejudgment của Scheler, Heidegger, Dilthey, và của toàn dòng nhân luận tư tưởng/Richtung.
Nguyên văn: Chắc chắn một nhân luận có thể gọi là triết lý ở mức độ mà phương pháp của nó là phương pháp triết học, có lẽ theo ý nghĩa nó là một bộ diện chủ yếu của con người.
Ghi chú bên lề của Husserl: Song nghiên cứu vào bản chất/Wesensbetractung chưa thể tạo nó thành triết học.
Nguyên văn: Và nếu như con người xem như hiện thể này, trong việc truyền thụ một nhận thức chắc chắn theo cách tuyệt đối, rõ ràng là cái cho trước tiên và chắc chắn nhất, nên kế hoạch nhằm phát triển triết học phải tạo cho tính chủ thể của con người làm trung tâm của nghiên cứu.
Ghi chú bên lề của Husserl: Như vậy chính Heidegger dùng từ huý kỵ/taboo ở đây
Nguyên văn: Con người không thuộc ở trung tâm của hiện thể và vật thể.
Ghi chú bên lề của Husserl: "Ở trung tâm" nghĩa là gì ?
Những đối thủ của nhân luận xem như một bộ môn cơ bản của triết học - loại bỏ một triết học có cơ sở vể mặt nhân luận xem như chủ nghĩa duy nhân luận - cũng không điên rồ đến độ chối bỏ vị trí trung tâm của con người phản tư trong một thế giới hướng về họ.[112]
Tiết § 38 : Vấn nạn liên quan đế bản chất con người và Kết quả công chính đặt nền tảng của Kant.
Nguyên văn: Một thực thể hoàn toàn hùng mạnh không cần hỏi: Tôi có thể làm gì ?
Ghi chú bên lề của Husserl: Vậy đó có phải là một thực thể khả hữu một cách chủ yếu/Ist denn ein solches Wesen wesensmöglich ?
Nguyên văn: Tuy nhiên, sự kiện về 'nhân luận triết học' biểu hiện nhiệm vụ điển hình của nó và làm thế nào nó thực hiện điều này - ngoại trừ vấn đề liên quan đến nền tảng siêu hình học - không thể thảo luận ở đây.
Ghi chú bên lề của Husserl: Heidegger nghĩ điều gì trong đầu ? [113]
Phần bốn. B. Vấn đề tính hữu hạn trong con người và siêu hình học hiện thể.
Tiết § 39 : Vấn đề xác định khả hữu tính hữu hạn trong con người.
Nguyên văn: Vậy có thể đã sẵn sàng đầy đủ để gọi con người là hữu hạn, mang lại bất cứ tính bất toàn nào của con người.
Ghi chú bên lề của Husserl: Bất toàn ở đây ra sao ?
Tiết § 40: Tiến hành nguyên ủy vấn đề Hữu như thể con đươừng tới vấn đề tính hữu hạn trong con người.
Vấn nạn cơ bản của những nhà triết học duy nhiên/Φυσιολογοι cổ đại về hiện thể nói chung (Seiendem überhaupt) (về logos/λογος của physis/Φυσις) đã được khai triển - và đó chính là phát triển nội tại của siêu hình học cổ đại từ khởi đầu đến Aristote - từ tính không xác định và sung mãn của phổ quát nguyên ủy đến xác định của cả hai dòng vấn nạn [logos và physis], theo Aristote, bao hàm triết lý công chính.
... Trong vấn nạn về một hiện thể/das Seiende là gì, mục đích xem cái gì xác định hiện thể là hiện thể. Chúng ta gọi cái này là Hữu của hiện thể [Sein des Seienden], và vấn đề vể Hữu [Seinsfrage].
... Để chứng thực một vấn tính cụ thể như vậy tự hiên diện, một tham chiếu đủ về điều gì trong triết học cổ đại được chấp nhận như thể quá tự hiển nhiên.
Ghi chú bên lề của Husserl : ? Song điều này là chủ đề thường xuyên trong hiện tượng luận cấu thành.
Nguyên văn: [Triết học gọi cái-là Hữu (τί έστιν) là bản chất/essentia]. Nó làm cho một hiện thể khả hữu như thể là hiện thể.
Ghi chú bên lề của Husserl: Vì lý do này/Daher nếu đối với Heidegger những sự vật hiện thể/das Seiende trong thế giới được coi như cho trước trong chính chúng, thế nên Heidegger muốn nói: Nó [bản chất/Wesen] làm cho mọi hiện thể có thể đến được với chúng ta.
Nguyên văn: Từ đó mà có những thứ giống như của Hữu, và quả thật với nó, toàn bộ phong phú của những khớp vả quan hệ chứa đựng trong nó được nắm bắt hết thẩy không ?
Ghi chú bên lề của Husserl : Tôi có thể tra vấn mọi sự vật hiện thể theo những "đặc tính", "tương giao" của chúng; tôi có thể tra vấn mỗi thứ bằng "bản chất chungg, tổng quát/allgemeinen Wesen" của chúng, và rồi tôi có thể làm thực thể tương phản với bản chất tổng quát này" (ý tượng/eidos hay ý niệm, không phải bộ diện bên ngoài của nó) và nói có một cái gì thuộc nó theo kiểu methexis (tham gia vào ý niệm), như thể cái gì thuộc thực thể này cũng như với mọi thực thể khả hữu là những hình thái khác nhau. Tôi có thể quan niệm là mỗi hiện thể như là một "cá thể" của một vô số thực hay khả hữu, v.v... Đó là những phạm trù hình thức. Có phải là/Gibt es những đặc trưng, phạm trù như thể có chó và mèo không?
[Dẫn Heidegger: "hay có một vấn đề ở đây rốt cuộc phải đối diện ?" và ghi chú tiếp] Vấn đề gì ? Thẳng thắn và hiển nhiên/Geradehin und evident là tôi nhận được cái hình thái-hữu thể luận bởi phán đoán về hiện thể nói chung (và không chỉ giới hạn vào "những thực thể thuộc thế giới" có lẽ không chỉ là loại khả hữu duy nhất của thực thể); và tôi nhận được cái hình thái-thuộc thế giới (vật chất) bởi phán đoán về những thực thể thuộc thế giới (những hiện thể vật chất). Nhưng tôi chưa thấy cái thỏa mãn này. Tương quan-chủ thể, của ý thức, của nhận thức, mang theo nó những khó khăn biểu thị triết học hiện đại. Những khó khăn này không phải là với một Hữu huyền hoặc, song đúng ra là với tương giao chủ yếu giữa những thực thể [hay hiện thể] như thế và tính chủ thể như thế, vì thế nó [với tương giao này, hay, có thể, là với tính chủ thể] hiện hữu/für die sie ist. Chỉ trong đường lối này, người ta đạt tới vấn đề thực sự của cấu thành.
Nguyên văn : Liệu trước hết chúng ta có phải không được hỏi: Từ đâu nói chung, chúng ta nắm giữ quan điểm để xác định Hữu như thế và do vậy có được khái niệm Hữu từ đó khả hữu và tất yếu của nối khớp chủ yếu của Hữu trở nên dễ hiểu ? [114]
Husserl giải đáp: Không. Làm sao tôi xác định về những hiện thể như vậy, và cái thay đổi những khái niệm trỗi lên theo cách xác định của tôi - xác định hiển nhiên của tôi ? Đường lối nào của tự-cho, và trong những đường lối này cái gì vượt lên trước như thể "tự ngã" ? Như vậy nổi lên một bước ngoặt chủ quan về tri thức và về ý thức nói chung như thể thực hiện và điều này dẫn đến tính chủ thể siêu nghiệm tương phản với tính chủ thể tâm lý học.
-------------------------------------
[111] Heidegger, Sdt:
Part Four. The Laying of the Ground for Metaphysics in a Retrieval :
A. The Laying of the Ground for Metaphysics in Anthropology.
B. The Problem of Finitude in Human Beings and the Metaphysics of Dasein.
C. The Metaphysics of Dasein as Fundamental Ontology.
[112] Heidegger, Sdt, A : The Laying of the Ground for Metaphysics in Anthropology.
§ 37: The Idea of a Philosophical Anthropology.
If everything in the world refers back to man in some way, the term Anthropology describes a fundmental tendency of man's contemporary position with respsct to himself and to the totality of beings.
Certainly an anthropology can be called philosophical insofar as its method is a philosophical one, perhaps in the sense of its being an essential aspect of a human being.
And if the human being is taken as that being/Seiende which, in the order of grounding an absolutely certain knowledge, is plainly the first-given and most certain, then its plan for developing philosophy must make human subjectivity central to its approach.
Human beings do not belong at the center of beings and things.
[113] Heidegger, Sdt :
§ 38. The Question Concerning the Human Essence and the Authentic Result of the Kantian Ground-Laying.
An all-powerful entity [Wesen] need not ask: What can I do ?
... All the same, the fact that 'philosophical anthropology' does represent a task of its own type, and how it does this - quite aside from the problems involved in a grounding of metaphysics - cannot be discussed here.
[114] Heidegger, Sdt, B : The Problem of Finitude in Human Beings and the Metaphysics of Dasein:
§ 39. The Problem of a Possible Determination of Finitude in Human Beings.
Thus it may already suffice in order to name human beings as finite, to bring in at random any of their imperfections.
§ 40. The Original Working-Out of the Question of Being as the Way to the Problem of Finitude in Human Beings.
The basic question of the old Φυσιολογοι [physiologoi, nature-oriented philosophers] about as such (about the λογος of the Φυσις) has been developed - and this is the inner development of ancient metaphysics from its beginnings to Aristotle - from the indeterminacy and fullness of its original universality to the determinacy of both lines of questioning [logos and physis], which, according to Aristotle, together comprise authentic philosophizing.
In the question of what a being or thing as such is, a thing is pursued in terms of what determines the being or thing as being or thing. We call this the Being of the being or thing, and the question about it the Being-question.
In order to verify that such a concrete problematic does present itself, a reference will suffice to something in ancient philosophy which has been accepted as all too self-evident.
...[Philosophy calls this what-Being (τί έστιν) essentia (essence)] It makes a being possible as what it is.
... From whence are the likes of Being, and indeed with it the whole wealth of articulations and relationships contained in it to be grasped at all ?
... Must we not first ask : From whence in general do we lay hold of the point of view from which to determine Being as such and thus win a concept of Being from which the possibility and the necessity of the essential articulation of Being becomes understandable ?
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2017