ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 109

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,  Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109,

  

Chương IV

Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận

 

 

Ý thức (hay) nguyên lý tuyệt đối

 

Toàn bộ Ý niệm/Ideen như tôi đề cập ở đầu chương IV này đã xuất hiện thành tựu vào năm 1952, như trong ý nghĩa luận án của J.-F. Lavigne là "khởi sinh chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm hiện tượng luận". Herbert Spiegelberg trong phần viết thêm lần xuất bản thứ ba quyển sách Phong trào hiện tượng luận  năm 1980 của ông, nhận xét "mười hai tập Husserliana xuất bản kể từ 1959... đã làm thay đổi toàn diện bức tranh" ý muốn nói đến toàn cảnh nhận thức đánh giá triết học Husserl, cũng có thể áp dụng vào riêng trường hợp bộ Ý niệm.    

Đi tìm hiểu khung cảnh chung của toàn bộ Ý niệm, trước hết xét trong lộ đồ cấu trúc của mỗi

quyển/Buch :

Quyển Một/Ý niệm I nhằm đắc thủ những ý niệm xác định cho cấu trúc khái quát của ý thức thuần túy, với những vấn đề, nghiên cứu, phương pháp thuộc khoa học mới gồm bốn phần :

Phần Một : Bản chất và nhận thức bản chất gồm

Chương thứ nhất : sự kiện và bản chất, có 17 tiết (§1-§17) về nhận thức và kinh nghiệm duy nhiên, bất khả tách giữa sự kiện và bản chất, nhận thức bản chất độc lập với mọi nhận thức sự kiện, mối quan hệ phụ thuộc giữa khoa học sự kiện và khoa học bản chất, khu vực và phạm trù;

Chương thứ hai : những ngộ nhận duy nhiên, từ §18 đến §26 về đồng nhất hóa duy thường nghiệm/empiristiche Identifikation kinh nghiệm với hành động biểu hiện nguyên ủy, chủ nghĩa duy nghiệm như thể chủ nghĩa hoải nghi, những tối nghĩa về phía duy tâm, những trách cứ chủ nghĩa duy thực Platon, nhà thực chứng/positivist trong thực tiễn như thể nhà nghiên cứu tự nhiên, nhà nghiên cứu tự nhiên trong phản tư như thể nhà thực chứng, khoa học của nhà giáo điều và khoa học có thái độ triết học.

Phần Hai :  Những khảo sát cơ bản về hiện tượng luận

Chương thứ nhất : Đề cương về thái độ tự nhiên/Die Thesis der natürlichen Einstellung và tương khắc của nó/ihre Ausʃchaltung, từ §27 đến §32 về thế giới của thái độ tự nhiên : tôi và cận giới của tôi/meine Umwelt, cận giới tự nhiên và lý tưởng, Ngã-chủ thể khác và cận giới tự nhiên liên chủ thể, Εποχή [18] hiện tượng luận.

Chương hai : Ý thức và hiện thực tự nhiên/natürliche Wirklichkeit, từ §33 đến §46 về chỉ dấu của ý thức "thuần túy" hay "siêu nghiệm" như thể vật thừa hiện tượng luận/das phänomenologische Residuum, bản chất của ý thức như thể chủ đề, phản tư về hành động, với tri giác nội tại và siêu việt, quan niệm về con người "chất phác", hữu như ý thức và như thực tại, khu biệt tất yếu  giữa những cách thế  trực quan, v.v...

Chương ba : Vùng ý thức thuần túy, từ §47 đến § 55 về thế giới tự nhiên như một giao thể của ý thức/Bewußtseinskorrelat, khả hữu luận lý và phản chiều vật chất/sachlicher Widersinn của một thế giới ngoài thế giới của chúng ta, ý thức tuyệt đối như thể vật thừa sau hư vô hóa thế giới/Residuum der Weltvernichtung, thái độ hiện tượng luận, ý thức thuần túy như trường hiện tượng luận/das Feld der Phänomenologie, v.v...

Chương bốn : Giảm trừ hiện tượng luận, từ § 56 đến §62 về lĩnh vực/Umfang giảm trừ hiện tượng luận, trừ bản ngã thuần túy, tính siêu việt của bản chất ý tượng/Transzendenz des Eidetischen , trừ luận lý thuần túy như thể toán học phổ cập, trừ những bộ môn ý tượng-vật chất, về chỉ thị ý nghĩa phương pháp luận của lý luận hệ thống của giảm trừ hiện tượng luận

Phần Ba : Những phương pháp và vấn đề của hiện tượng luận thuần túy

Chương một : Những bàn định phương pháp mở đầu, từ §63 đến §75 về chỉ thị ý nghĩa đặc thù của những bàn định phương pháp cho hiện tượng luận, tham chiếu phản tư cho chính hiện tượng luận, phương pháp lọc trong, "gần/xa của tặng dữ/Gegebenheitsnäbe/Gegebenheitsferne", phương pháp giữ trong sáng về những bản chất, vai trò của tri giác trong phương pháp lọc trong bản chất, vấn đề khả hữu của một bản chất ý tượng miêu tả những kinh nghiệm sống/einer deskriptiven Eidetik der Erlebnisse, những khoa học ý tượng : cụ thể, trừu tượng, "toán học", , áp dụng cho vấn đề hiện tượng luận, về những khoa học miêu tả và nghiêm xác, về hiện tượng luận như thể lý luận bản chất ý tượng miêu tả những kinh nghiệm sống thuần túy.

Chương hai ;Những cấu trúc phổ cập của ý thức thuần túy, từ §76 đến §86 về phản tư như đặc thù cơ bản của lĩnh vực kinh nghiệm sống, nghiên cứu hiện tượng luận về phản tư kinh nghiệm sống, quan hệ của kinh nghiệm sống tới bản ngã thuần túy, thời gian hiện tượng luận và ý thức thời gian, ý hướng tính như chủ đề chính của hiện tượng luận, ύληvật cảm giác, μορφή/hình ý hướng, những vấn đề chức năng tức những vấn đề của "cấu thành ý thức-khách thể tính/Konstitution der Bewuβtseinsgegenständlihkeiten".

Chương ba : Tri hoạt/Noesis và tri kiện/Noema, từ §87 đến §96 về những thành phần kinh nghiệm sống thực và ý hướng, tình trạng tri kiện và thực tại, "giác quan tri kiện"  và khu biệt giữa "đối tượng nội tại" và "đối tượng thực tại", di chuyển tới những cấu trúc tri hoạt-tri kiện của những khu vực cao cấp của ý thức, tri hoạt và tri kiện trong vùng phán đoán.

Chương bốn : Về vấn đề của những cấu trúc tri hoạt-tri kiện, từ §97 đến §127 về những thời khoảng vật chất và tri hoạt như những thời khoảng kinh nghiệm sống thực, tri kiện như những thời khoảng kinh nghiệm sống phi thực, cách thế hữu của tri kiện, lý luận hình thái của tri hoạt và của tri kiện, hạt nhân tri kiện và những tính chất của nó trong khu vực trình xuất và thực hiện trình xuất/Sphäre der Gegenwärtigungen und Vergegenwärtigungen, những hình thái dư luận như thể canh cải/die doxischen Modalitäten als Modifikationen, hình thái tin như thể niềm tin, hình thái hữu như thể hữu, canh cải lặp lại, những tính cách tri kiện không xác định từ phản tư, canh cải trung tính, ý thức trung tiúnh và công nhận của lý trí, tính lặp lại của canh cải ảo ảnh, v.v...

Phần Bốn : Lý trí và thực tại

Chương một : Ý nghĩa tri kiện và quan hệ với đối tượng, từ § 128 đến §135  về mỗi tri kiện có một "nội dung", có nghĩa là ý nghĩa quan hệ tới đối tượng của nó, chỉ định phạm vi của bản chất "ý nghĩa tri kiện", về "đối tượng" X xác định trong "ý nghĩa tri kiện", đặt định tri kiện trong lĩnh vực khách thể hóa, về lý luận hình thái thuyết đề/apophantische Formenlehre, về đối tượng và ý thức, quá độ về hiện tượng luận của lý trí.

Chương hai : Hiện tượng luận của lý trí, từ §136 đến §145, về hình thái cơ bản đầu tiên của ý thức lý trí : "cái nhìn"nguyên ủy để biểu thị/das originär gebende "Sehen", hiển nhiên và trí ngộ, về hiển nhiên "nguyên ủy", và "thuần túy", quyết đoán và xác quyết/assertorische und apodiktische Evidenz, hiển nhiên tương ứng và không tương ứng, xen lẫn mọi loại lý trí, về chân lý thuyết lý, giá trị học và thực tiễn/theoretische, axiologische und praktische Wahrheit, về xác quyết, chứng thực không hiển nhiên, v.v...

Chương ba : Những trình tự phổ quát của vấn tính lý luận của lý trí, từ §146 đến §153  về những vấn đề phổ cập nhất, những phân nhánh vấn đề/Problemverzweigungen, về luận lý hình thức, giá trị học và thực tiễn, về những vấn đề lý luận của lý trí thuộc hữu thể luận hình thức, những hữu thể luận vùng , về vấn đề cấu thành hiện tượng luận, v.v... [19]

     

-----------------------------------

[18] Epoche, từ Hy lạp sang tiếng Đức gần nghĩa với Anhalten, Ansichhalten, có nghĩa như "treo lửng phán đoán/ Zurückhalten des Urteils" (theo Philosophisches Wörterbuch của Heinrich Schmidt), sang tiếng Pháp là "suspension du jugement". Riêng theo Husserl, treo lửng phán đoán về điều gì chạm tới hiện hữu của những thực tại của Thế giới, cấu thành một bộ diện của "giảm trừ hiện tượng luận"; tương đương với "đặt trong dấu ngoặc/mise en parenthèses" (theo Vocabulaire technique et critique de la philosophie của André Lalande). 

[19] Husserl, Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie, I. Buch: Allgemeine Einführung in die reine Phänomenologie, 1913.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017