ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 50
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50,
Françoise Dastur (sinh năm 1942), người phụ trách số đặc biệt về Derrida của tập san Siêu hình và đạo đức học/Revue de métaphysique et de morale số 1, tháng Giêng-Ba 2007 và tham luận Derrida và vấn đề hiện diện, đọc lại "Tiếng nói và hiện tượng", với mở đề:
Người ta thường xem phần quan trọng nhất trong tác phẩm của Derrida là ở năm quyển sách đầu đã xuất bản trong những năm 1967-1972, giai đoạn ngẫu nhiên ông trở thành một triết gia nổi tiếng, theo ý nghĩa nổi tiếng ở Hoa kỳ còn hơn là ở Pháp, đặc biệt là sau bài diễn thuyết vào năm 1966 ở Baltimore về "Cấu trúc, dấu chỉ và phép chơi trong diễn ngôn của các khoa học nhân văn". Quả thực trong những năm tiếp theo việc xuất bản Dẫn nhập vào Nguyên ủy hình học của Husserl, Derrida đã khai triển năm 1962 trong một khoảng thời gian rất ngắn điều người ta có thể xem như nền tảng của dự án "hủy tạo" thuyết chủ ngôn và thuyết chủ âm.
Chủ đề cơ bản thứ nhất của tư tưởng mà Derrida nhận ra nơi Husserl, trình bày trong Nguyên ủy hình học, đã khẳng định sự độc lập của tính khách thể lý tưởng đối với biểu hiện ngữ học, chỉ ra là trong một nghịch đảo ngẫu nhiên, không những hoá thân ngữ học, mà ngay cả văn tự cũng là trung gian cần thiết cấu thành ra chân lý và những đối tượng lý tưởng. [115].
Văn tự thường được xem là đem lại trường cửu cho điều gì đã được nói ra, và cùng phương sách đó, Husserl xem văn tự đem lại một hữu bất tuyệt cho những tính lý tưởng. Song, như Derrida nhấn mạnh, một hữu bất tuyệt như thế không có gì quan hệ tới một vô hạn hiện tại mà chỉ là hình thái thuần túy của lặp lại vô hạn, đến độ mở ra vô hạn định vị trong lịch sử loài người qua hình thái hình học, nghĩa là triết học - theo Husserl, không là gì khác ngoài khả năng làm trung hòa kiện tính thường nghiệm - không phải là khai mở ra một vương quốc tiền lịch sử của những thực thể vĩnh cửu, song trái lại mở ra, theo Derrida, một "lịch sử siêu nghiệm", mượn từ một biểu ngữ của Husserl, lịch sử nghịch lý của những gì vẫn đồng nhất và có thể lặp lại vò hạn. Nếu đối với Merleau-Ponty, như Dastur dẫn từ giáo trình tại Học viện Pháp quốc, sự nghịch đảo này là một "thái độ quyết định" mả văn tự xuất hiện không là gì khác ngoài một "ngẫu biến chủ yếu của ngôn ngữ", song theo Derrida, thái độ này là cơ sở nghịch đảo của tương quan giữa ngôn từ và văn tự. Cho nên, trong Tiếng nói và hiện tượng, Derrida nhận xét, Husserl quan niệm văn tự vẫn là một phương thức của ngôn từ, nghĩa là vẫn trói buộc trong "thuyết chủ âm truyền thống cùa siêu hình học" vì văn tự vẫn là một văn tự của ngữ âm, phục hoạt ngôn từ trong văn tự, biểu hiện trong hiệu chỉ. [116]
Chủ đề cơ bản thứ hai của tư tưởng trong hiện tượng luận Husserl mà Derrida nói đến trong tác phẩm dẫn trên, phân tích độc ngữ/monologue [Dasture dùng từ soliloque] ở thiên Nghiên cứu luận lý thứ nhất Biểu hiện và chỉ thị ý nghĩa/Ausdruck und Bedeutung đã dẫn Derrida trên con đường ngữ pháp luận.
Vấn đề ký hiệu Derrida bàn đến, theo Dastur, qua hai hướng khác nhau: một hướng thuần triết học trong Tiếng nói và hiện tượng, và một hướng khoa học và nhân học trong phần đầu Về Ngữ pháp luận.
Ở tham luận dẫn trên, Dastur nhận xét, trong Tiếng nói và hiện tượng, Derrida muốn giải thích tại sao Husserl thường khẳng định những đối tượng lý tưởng chỉ có thể tìm thấy trong những phát biểu, không chỉ ở trong ngôn ngữ nói, song ngay trong văn tự cũng để cấu thành ra chúng, cho nên trong thiên Nghiên cứu luận lý thứ nhất Husserl đã xét đến, trong độc ngữ, trong diễn ngôn nội tại, người ta không dùng đến bất cứ ngôn ngữ thực tế nào, vì người ta không đứng ở trong không gian của hiệu chỉ và thông giao, nhưng đứng ở trong không gian cùa biểu hiện thuần túy, biểu hiện ở đây chỉ ý nghĩa tiếp cận trực tiếp của hiện diện trọn vẹn của ngữ ý/cái được biếu thị. Trong độc ngữ, tôi không nói với chính tôi theo cùng một cách tôi nói với người khác, tôi không hiệu chỉ với chính tôi, vì không cần thiết, và cái vô ích này của thông giao nội tại, như Dastur dẫn lời Derrida, đến từ "phi-tha tính, phi-khu biệt trong tính đồng nhất của hiện diện như thể hiện diện tự tại". [117]
Lý giải khái niệm "hiện tại sinh động" của Husserl, nghĩa là ý niệm về một sự đồng nhất tự tại của hiện tại đồng nhất với hiện thời, theo Dastur, Derrida xem hiện diện của hiện tại "lập thành liên tục với một phi-hiện diện và một phi-tri giác", nghĩa là với trì động và phóng động. [118]
Trì động và phóng động, theo Derrida, trong Những bài giảng về một chúng ta hiện tượng luận ý thức nội tại của thời gian Husserl muốn nói đến ký ức và kỳ vọng sơ khai.[119]
Dastur nhận xét, trong vấn đề này, quan niệm của Derrida đối lập với quan niệm của Merleau-Ponty, một đằng Merleau-Ponty chỉ ra tại sao Husserl biến "tuyến" thời gian thành một "mạng những tính ý hướng", và phân biệt rõ giữa "những tổng hợp đồng nhất" mà ký ức thứ cấp đòi hỏi với "những tổng hợp quá độ" cấu thành trì động như thế, một đằng Derrida xem "biện chứng" trì động và phóng động của Husserl khiến cho "cấu trúc thời gian phức tạp trong khi vẫn duy trì tính đồng chất và tính kế tục cơ bản" [120]. Tôi sẽ trở lại vấn đề này khi luận về "thiên-địa-thời" của Husserl.
Trong Dẫn nhập vào Nguyên ủy hình học, Derrida có khái niệm về "diên trì/chậm trễ nguyên ủy" mà Dastur ghi nhận là động lực của khu biệt, qua phát biểu: "Dầu diên trì là vận số của chính Tư tưởng như thể Diễn ngôn, chỉ có một hiện tượng luận có thể nói điều này và làm cho ngang bằng một triết học"ᶬ. Ngay từ những trang đầu của Dẫn nhập, Derrida đã xác định diên trì này chỉ trở thành vấn đề trong hiện tượng luận khi mà giảm trừ, phương pháp của hiện tượng luận "đòi hỏi, như từ khởi điểm của nó, kết quả cấu thành mà nó làm cho vô hiệu"; ông cũng nhận ra "tính chính thực của diên trì và giới hạn hiện tượng luận" để đi tới kết luận là "giảm trừ chỉ là tư tưởng thuần túy của diên trì này, tư tưởng thuần túy khi ý thức tự tại như là diên trì trong một triết học"ᶯ - một triết học không là gì khác hơn sự tái-lặp, trong Diễn ngôn, của cái nguyên ủy.[121]
Những giới hạn của hiện tượng luận là đề tài trong giảng khoa 1959-1960 của Merleau-Ponty ở Collège de France: một bản tóm lược giáo trình này đã xuất bản sau khi ông mất, trong đó phần quan trọng về Husserl là 1/ thích nghĩa và những phần dịch Nguyên ủy hình học của Husserl, và 2/ phân tích một bản văn chưa in của Husserl Die Erde als Ur-Arche bewegt sich nicht/Quả đất nguyên ủy không quay.
-----------------------------------------
[115] Fr. Dastur, Derrida et la question de la présence: une relecture de La Voix et le phénomène (in Revue de métaphysique et de morale, No 1 Janvier-Mars 2007): Le premier de ces thèmes se trouve dans L'Origine de la géométrie, là où Husserl, après avoir affirmé l'indépendance de l'objectivité idéale à l'égard de son expression linguistique, montre, dans un renversement soudain, que non seulement l'incarnation linguistique, mais l'écriture elle-même sont le médium indispensable de la constitution de la vérité et des objets idéaux.
[116] F. Dastur, Sdt: dans La Voix et le phénomène, l'écriture est encore pour Husserl un mode de la parole, ce qui veut dire qu'il demeure prisonnier du "phonocentrisme traditionnel de la métaphysique" dans la mesure où l'écriture étant pour lui exclusivement une écriture phonétique, elle permet à tout moment la réactivation de la parole dans l'écriture de l'expression dans l'indication.
[117] F. Dastur, Sdt: dans le soliloque, dans le discours intérieur, nous ne faisons usage d'aucun langage de fait, dans la mesure où nous ne sommes pas situés dans l'espace de l'indication et de la communication, mais dans celui de l'expression pure, expression signifiant ici proximité immédiate de la pleine présence du signifié. Dans le soliloque, je ne me parle pas à moi-même de la même façon que je le fais avec les autres, je ne m'indique rien à moi-même, parce qu'il n'y en a alors nul besoin, et cette inutilité de la communication intérieure provient, comme le dit Derrida, de "la non-altérité, la non-différence dans l'identité de la présence comme présence à soi".
[118] Khái niệm "trì động" và "phóng động" trong hiện tượng luận Husserl, về cơ bản thuộc ý thức thời gian, có thể định nghĩa ý thức này theo cấu trúc như sau: Một ấn tượng ban sơ/Urimpression của một dòng hiện tại vây quanh ở một chân trời của "trì động" trực tiếp của quá khứ (được phân biệt với hồi ức chủ động) và của "phóng động" trực tiếp của tương lai (được phân biệt với kỳ vọng chủ động. (Herbert Spiegelberg, The Phenomenological Movement, 1994).
Áp dụng hai khái niệm hiện tượng luận trên vào vận động sinh vật, Trần Đức Thảo nhận định ý hướng tính cùa trì động (rétention) như chuyển động dồn ép của hoạt động hút và đẩy trong quá trình hoàn tất phản xạ - những chuyển động dồn ép sống động trong một vận động lý tưởng của phóng động (protention), ở đó chủ thể có ý thức dự tưởng về tương lai nội tại qua một toàn bộ những hướng động vạch ra chân trời của trường cảm xúc. (X. ĐPQ, Trường hợp Trần Đức Thảo, in trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ, 2002).
[119], Husserl, Zur Phänomenologie des inneren Zeitbewusstseins (1893-1917): Beziehen wir nun die Rede von Wahrnehmung auf die Gegebenheitsunterschiede, mit denen Zeitobjekte auftreten, dann ist der Gegensatz von Wahrnehmung die hier auftretende primäre Erinnerung und primäre Erwartung (Retention und Protention), wobei Wahrnehmung und Nicht-Wahrnehmung kontinuierlich ineinander übergehen.(Bây giờ nếu chúng ta liên hệ từ ngữ tri giác với những khu biệt trong những dữ kiện mà những đối tượng thời gian đã cho, đối lập của tri giác khi đó là ký ức sơ khai và kỳ vọng sơ khai (trì động và phóng động) xuất hiện, ngõ hầu tri giác và phi-tri giác tiếp tục trộn lẫn với nhau).
[120] F. Dastur, Sdt: Par opposition à Merleau-Ponty, qui montre comment Husserl transforme la "ligne" du temps en un "réseau d'intentionnalités", et qui fait une claire distinction entre les "synthèses d'identification" que requiert le souvenir secondaire et les "synthèses de transition" qui constituent la rétention en tant que telle, Derrida considère que la "dialectique" husserlienne de la rétention et de la protention ne fait que "compliquer la structure du temps tout enlui conservant son homogénéité et sa successivité fondamentales".
[121] F. Dastur, Sdt: những đoạn trong dấu ngoặc "..." trong Dẫn nhập vào Nguyên ủy hình học:
121ᶬ :"que le retard soit la destinée de la Pensée elle-même comme Discours, seule une phénoménologie peut le dire et faire affleurer en une philosophie".
121ᶯ: Dans les premières pages de ce texte, il déclarait que ce retard n'est thématisé par la phénoménologie que dans la mesure où la réduction, la méthode de la phénoménologie, "a besoin, comme de son point de départ, du résultat constitué qu'elle neutralise"... Il reconnaît donc qu'il y a une "authenticité du retard et de la limitation phénoménologiques" et en conclut que "la Réduction n'est que la pensée pure de ce retard, la pensée pure en tant qu'elle prend conscience de soi comme retard en une philosophie", une philosophie qui n'est rien d'autre que la ré-pétition, dans le discours, de l'originaire.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016