ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 103

(tiếp theo)

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103,

 

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm 

 

Đến luận lý học siêu nghiệm         

 

Thuyết đề trong lý luận của Husserl như xác định ở tiết § 47 là cơ bản cấu thành của luận lý học hình thức, vì là một luận lý của phán đoán  và những hình thức-phán đoán là điều kiện cho tương ứng khả hữu của chính sự vật hiện hữu.

Phán đoán thuộc từ  có tính cách quyết đoán cho nên được chỉ định như thể "phân tích thuyết đề/apophantic analytics" nghiên cứu phán đoán là hình thức mệnh đề; còn phân tích hữu thể luận nhằm nghiên cứu đối tượng nói chung

Mối quan hệ giữa thuyết đề hình thức và hữu thể luận hình thức là tiêu điểm của minh giải hiện tượng luận, như đã đề cập ở trên chỉ rõ sau khi nghiên cứu khu vực thuần túy của giác quan, tới toán học của chân lý khả hữu, vì "toàn bộ hệ thống toán của luận lý học liên quan tới bất kỳ tính khách quan khả hữu nào".[152]

Vấn đề đặt ra là : Luận lý học hình thức do đó có được xem như hữu thể luận hình thức không ?

Trước hết phải xét đến hai khả hữu của luận lý hình thức : khả hữu của những giác quan-đối tượng không mâu thuẫn và khả hữu của chính những đối tượng khả hữu. Nếu gọi một khoa học tiên thiên của bất kỳ đối tượng nào là hữu thể luận hình thức, có ý nghĩa là một khoa học của những đối tượng khả hữu thuần túy là khả hữu, khu biệt với khoa học tiên thiên khác có thể là một hữu thể luận phi-hình thức, lả hữu thể luận đối với khu vực khách quan của nó, như thể một khu vực của những tính khách thể khả hữu.

Husserl xác định  phân tích hình thức như thể luận lý hình thức của chân lý khả hữu, có một thái đô phê bình, song khi xem những phán đoán là chủ đề thi hành của chúng ta, thì thái độ của chúng ta cũng chưa thể là hữu thể luận-hình thức. Mặt khác, như trong những khoa học mà thái độ phê bình và chủ ý nhằm vào những phán đoán chỉ là những phương tiện phục vụ lợi ích sơ cấp , thì một luận lý học đó không là luận lý học thuyết đề thuần tuý song là một luận lý học hữu thể luận-hình thức.[153]

Trong phân tích hình thức, khả năng phán đoán đạt tới nhiệm vụ như thể lý luận khoa học là khoa học của những hình thức phạm trù khả hữu, để có được những tính khách thể cơ hữu. Tính khách quan này không thể là một khái niệm thuyết đề, mà chỉ là một khái niệm hữu thể luận. Chắn hẳn là bản chất của một tính khách quan như thế hẳn là một phán đoán được thực hiện có một hình thức-quan năng tương ứng..Phán đoán nhắm vào cái khách quan đi đến chỗ có được tính khách quan hiển nhiên, tổng hợp thực hiện này cơ bản là tổng hợp được cái trùng khớp ngẫu nhiên. Tóm lại, hiển nhiên là mỗi ý nghĩa phán đoán được chứa đựng trong tính khách quan thực sự hiện hữu. Như vậy là có hai chiều hướng ý nghĩa của hiển nhiên, song hành với chiều hướng ý nghĩa của phán đoán : một đằng là hiển nhiên tương đẳng với sự việc-phức hợp hình thành thực sự về mặt thuộc từ trong cách thế tự cho; một đằng là hiển nhiên chỉ ra ý nghĩa  của chính xác tự cho của ý nghĩa phán đoán.[154]

Hai chiều hướng tương ứng của hiển nhiên cùng với chân lý tương ứng chỉ ra hai chiều hướng tương ứng của luận lý học hình thức : Husserl chỉ ra ở đây là nếu khởi từ những phán đoán mang ý nghĩa thuyết đề thi ta có luận lý học thuyết đề, khi mở rộng ra bao hàm cả hình thức-tri giác thuyết đề, đạt tới vị thế của toán học phổ cập/mathesis universalis; mặt khác, nếu khởi từ chính những khách quan tính phạm trù khả hữu hay những hình thức của chúng, thì ngay tự khởi đầu  là một luận lý học hữu thể luận-hình thức. Nhiệm vụ của hữu thể luận hình thức có thể trực tiếp thực hiện ngay từ khởi đầu, mà không khởi từ ý niệm của một lý luận khoa học.[155]

Hình thành luận lý học với những hình thái phổ cập của chúng trước hết được cho trong một hiển nhiên tất yếu, từ một phản tư cho đến ý hướng và biến thành hiện thực. Điều đó muốn nói lên rằng phản tư của con người yêu cầu xác định đâu là hiển nhiên và quá trình hình thành những khái niệm tồn tại trong luận lý học. Trong mối liên hệ này, phải kể đến những biến đổi vị trí nội tại của ý hướng tính, dẫn đến những lối nói lập lờ khi xét đến ý nghĩa của chính ngôn ngữ. Chỉ có thể lấy đi được những lối nói này, khi xem xét bằng phản tư những mục tiêu ý hướng và cấu thành nguyên ủy của những hình thành với thực hiện những mục tiêu này.

Mặt khác, để tháo gỡ lối nói lặp lờ này, tự cơ bản phải khu biệt ba đơn vị-phán đoán  và những khái niệm cơ bản liên hệ tới chúng, theo Husserl, là một thiết yếu tuyệt đối cho luận lý học, vì luận lý học phải trở thành một khoa học chính đáng.

Nhà luận lý học cần đòi hỏi những phán đoán rõ ràng trong lý luận hình thái, nắm bắt được những nhịp điệu xác định của biểu hiện tượng trưng để có mệnh đề như  một thể thống nhất của "chỉ thị ý nghĩa", chính là thống nhất của biểu hiện nhịp nhàng. Những sự việc nói đến ở đây là phương pháp đối với nhà luận lý học, bởi theo Husserl, ông ta phải suy tưởng, với phổ cập tuyệt đối, trên phương pháp chân chất và giải thích nó về mặt chủ đề, ngõ hầu đạt được phương pháp luận lý chân chính này thành thực tiễn.

Trong tiết § 71, Husserl đề cập đến những vấn đề về nền tảng của khoa học, không phải chỉ của toán học, mà của mọi khoa học khách quan khác.Sự thực là các khoa học này đều có những nghịch lý, hoạt động với những khái niệm nền tảng không sinh ra từ công trình của tinh luyện nguyên ủy và phê bình, không là khoa học mà chỉ là những kỹ thuật về lý luận.

Do đó sáng tạo ra những khái niệm nền tảng là một thực hiện nền tảng, đặt để những nền tảng cho mọi khoa học, song trước tiên cho luận lý học, gọi là phương pháp chủ yếu phổ cập cho mọi khoa học,bao gồm mọi phương pháp đặc thù của chúng trong Tiên thiên của bất kỳ phương pháp nào vàvề mặt ý thức điều khiển sự thành hình của chúng theo nghững nguyên tắc. Chỉ trong một đời sống khoa học tự đặt mình trong sự triệt để của nghiên cứu này mới là khoa học chân thực khả hữu.

Tiết § 72 cuối cùng của phần I này luận về những cấu trúc chủ quan có một tương đẳng với những khái niệm tương ứng duy trì trong lý luận của luận lý học Khách quan đương nhiên không phải là vấn đề của sự kiện tâm lý ngẫu nhiên. Chúng chỉ ra một Tiên thiên tương liên hoàn toàn với Tiên thiên khách quan.[156]

Husserl nhận định, đối với mọi quy luật khaí triển của lý luận hình thức, có một quy luật chủ quan tiên thiên tương ứng liên quan tới tính chù thể cấu thành, một quy luật hình thức cho mọi phán quan và những khả hữu chủ quan của những phán đoán mới tạo thành ngoài những phán đoán xưa.

            

 ------------------------------------------

[152] Husserl, Sdt, Ph I. § 54 : the whole mathematical system of logic becomes related to any possible objectivity whatever.        

[153] Husserl, Sdt : Formal analytics, as the formal logic of possible truth, has a critical attitude... but as long as we regard judgments as our exclusive theme ... our attitude is not yet properly formal-ontological.

On the other hand, just as in the sciences the continually resumed critical attitude and, with it, the repeated focusing on judgments are only a means serving the primary interest, ... such a logic is therefore not a pure formal apophantic logic but a formal-ontological logic.

[154] Husserl, Sdt : (But the deep sense of formal analytics], the sense that measures up to its a task as theory of science, is that of being thec science of the possible categorial forms in which substrate objectivities can truly exist.

Categorially formed objectivity is not an apophantical concept, rather it is an ontological concept. To be sure, the essence of such an objectivity consists precisely in being a fulfilled judgment having a correcponding sense-form. When the judger, with his focusing on what is objective, goes on to an evidential having of the objectivity itself, the synthesis of fulfilment is essentially a synthesis of coincidence. ..

It is evident that each judicial meaning is contained in the truly existing objectivity...

That is precisely why we have the double sense of evidence - parallel to that of judgment ... In one sewnse evidence is equivalent to truly existing predicatively formed affair-complex in the mode itself-givenness ... In the second and correlative  sense evidence signifies itself-givenness of the correctiveness of the judicial meaning. 

[155] Husserl, Sdt : Obviously the two correlative senses of evidence and the two correlative senses of truth that we cleared up signify two correlative senses of formal logic :

Starting with the traditional focusing on judgments as apophantic meanings or opinions, we acquire an apophantic logic, which, when fully amplified to include the apophantic sense-forms of theories, attains the status of mathesis universalis.

If we give preference to the focusing on possible categorial objectivities themselves or their forms, we are pursuing consistently from the very beginning a formal-ontological logic.

(Let us note further that) the task of formal ontology can be undertaken directly from the very beginning, without starting from the idea of a theory of science.  

[156] Husserl, Sdt, Part II.

§ 71. Problems of the foundations of science : The creation of fundamental concepts is therefore,... a fundamental performance, laying the foundations for all sciences... But first of all for logic, which is called on to be the essentially universal method for them all, to embrace all their special methods within the Apriori of any method whatever and consciously to govern the shaping of them according to principles.Only in a scientific life that submits itself to the radicalness of this inquiry is genuine science possible.

§ 72. The subjective sytructures as an Apriori, correlative to the objective Apriori :

They [subjective structures] indicate an Apriori which is perfectlycorrelated with the Objective Apriori.

 

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân     
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 © gio-o.com 2017