ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 111
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111,
Chương IV
Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận
Ý thức (hay) nguyên lý tuyệt đối
Trực quan cá thể/individuelle Anschauung nói đến trong §3 cùng với thấu thị bản chất/Wesenserschauung được giải thích ngay là vì "trước tiên, "bản chất" là cái gì được phát hiện trong chính hữu của một cá thể như thể Cái Gì của cá thể. Tuy nhiên, bất kỳ cái Gì như thế có thể "thực thành ý niệm". Trải nghiệm hay trực quan cá thể có thể chuyển hóa/umgewandelt thành thấu thị bản chất (tạo niệm/Ideation) - một tính khả hữu, tự nó không được hiểu như thường nghiệm, song phải hiểu như thể khả hữu của bản chất."[25]
Mối quan hệ giữa trực quan và bản chất được xác định : Bản chất (Ý tượng) là một loại mới của đối tượng. Cho nên như dữ kiện của cá thể hay trải nghiệm trực quan là một đối tượng cá thể, nên dữ kiện của trực quan ý tượng là một bản chất thuần túy.[26]
Khởi đầu của chương hai phần I ở §18 đề cập đến những phát biểu phổ cập, về bản chất và khoa học về những bản chất xác định, trái với dự kiện và khoa học về dự kiện, trước hết luận về những cơ sở chủ yếu cho chúng ta thiết lập ý niệm về một hiện tượng luận thuần túy"; để thực hiện quy trình này, "tùy thuộc vào mọi xác định chủ yếu phải được hiểu đúng ý nghĩa, không luận cứ từ quan điểm triết lý cho trước, cũng như không dựa vào những học thuyết triết truyền thống, dầu có thể được biết đến khá phổ cập, cho nên phải thực hiện những biểu tượng nguyên lý trong ý nghĩa nghiêm nhặt, nghĩa là mang lại biểu hiện chính xác cho những khu biệt đã trực tiếp cho chúng ta trong trực quan".[27]
Trực quan như nói ở trên đi đôi với thấu thị, bởi triết học về tri giác chính là triết học về cái nhìn; cho nên chính đề là một cái gì liên kết với niềm tin không khả nghi, hơn nữa lại là trực giác. Cho nên, ngay từ §1, Husserl đã biểu thị "đối với mỗi khoa học có một vùng đối tượng như lãnh vực nghiên cứu nó, và với mọi tri thức của nó, nghĩa là ở đây đối với mọi phát biểu chính xác, có một số những trực quan, như những nguồn tiên khởi có cơ sở chuẩn nhận tính chính thống của chúng, những trực quan trong đó những đối tượng thuộc vùng được cho như thể hiện hữu, và ít ra một phần được cho từ nguyên ủy/originärer Gegebenheit"[28]. Ông gọi nó là trực quan đổ biểu thị/gebende Anschauung.
Giảm trừ/Reduktion gắn liền với khái niệm Éποχή, như xác định trong §32 έποχή hiện tượng luận, "treo lửng phán đoán"/"đặt trong dấu ngoặc" là 'thực hành nó cũng có nghĩa là hoàn toàn tách ra khỏi bất kỳ phán đoán nào về hiện thể không-thời gian"[29]; cũng cần nói rõ hơn là "thực hiện nó có ý thức chỉ ra là hoạt động này thiết yếu làm ra ý thức "thuần túy", và theo đó là toàn vùng hiện tượng luận cho chúng ta đắc thủ được"; "hoạt động đạt tới épochè siêu nghiệm này như một phương pháp có thể phân chia thành nhiều bước khác nhau của "loại trừ","đặt trong dấu ngoặc", và một phương pháp như thế mang đặc tính của một giảm trừ từng bước. Vì lý do đó, nói đến những giảm trừ hiện tượng luận, và từ quan điểm tri thức luận này, nói đến những giảm trừ siêu nghiệm".[30]
Giảm trừ hiện tượng luận được nói đến trong chương bốn thuộc phần Hai về những khảo sát cơ bản hiện tượng luận trong Ideen I. Trước hết nói đến phân chia hai mức độ của giảm trừ : một, giảm trừ của siêu việt thần linh và bản ngã tâm lý phụ thuộc một cách đặc thù vào chu kỳ của tự nhiên; hai, giảm trừ những ý tượng cấu thành một "mở rộng giảm trừ thứ nhất".
Giảm trừ hiện tượng luận khả hữu như một loại trừ thái độ tự nhiên, chỉ còn ý thức thuần túy về mặt siêu nghiệm. Con người như hữu tự nhiên và như con người trong liên hợp người, trong xã hội cũng loại trừ như mọi sinh thể khác. Vậy còn cái Tôi thuần túy thì sao ? Husserl cũng đặt vấn đề : Qua giảm trừ hiện tượng luận liệu cái Tôi hiện tượng luận tìm ra có trở thành một hư vô siêu nghiệm ?[31]
Trong Nghiên cứu luận lý 5, Husserl đã đặt vấn đề cái tôi trong tương quan với ý thức khi xác định"không cần thiết một nguyên lý về cái tôi riêng để hỗ trợ mọi nội dung một lần nữa; và ở đây cũng như nơi khác hoàn tất một nguyên lý như vậy liệu có phải bất khả đạt" [32]
----------------------------------
[25] Husserl, Sdt, §3 : Zunächst bezeichnete "Wesen" das im selbsteigenen Sein eines Individuum als sein Was Vorfindliche. Jedes solches Was kann aber "in Idee gesetz" werden. Erfahrende oder individuelle Anschauung kann in Wesenserschauung (Ideation) umgewandelt werden - eine Möglichkeit, die selbst nicht als empirische, sondern als Wesensmöglichkeit zu verstehen ist.
[26] Husserl, Sdt, §3 : Das Wesen (Eidos) ist ein neuartiger Gegenstand. So wie das Gegebene der individuellen oder erfahrenden Anschauung ein individueller Gegenstand ist, so das Gegebene der Wesensanchauung ein reines Wesen.
[27] Husserl, Sdt, §18 : "Die allgemeinen Ausführungen, die wir über Wesen und Wesenwissenschft im Gegensatz zu Tatsache und Tatsachenwissenschaft vorangestellt haben, behandelten wesentliche Grundlagen für unseren Aufbau der Idee einer reinen Phänomenologie".
"Alle prinzipiellen Bestimmungen müssen aber, davon hängt viel ab, in richtigem Sinne verstanden werden.[Wir haben in ihnen] nicht von einem vorgegebene philosophischen Standpunkte aus doziert, wir haben nicht überkommene und sei es selbst allgemein anerkannte philosophische Lehren benutzt, sondern einige, im strengsten Sinne prinzipielle Aufweisungen vollzogen, d.h. wir haben nur Unterschiede zu getreuem Ausdruck gebracht, die uns in der Anschauung direkt gegeben sind."
[28] Husserl, Sdt, §1 : Jeder Wissenschaft entspricht ein Gegenstandsgebiet als Domäne ihrer Forschungen, und allen ihren Erkenntnissen, d.h. hier richtigen Aussagen, entsprechen als Urquellen der rechtausweisenden Begründung gewisse Anschauungen, in denen Gegenstände des Gebietes zur Selbstgegebenheit und mindestens partiell zu originärer Gegebenheit kommen.
[29] Husserl, Sdt, §32 : [aber ich] übe die "phänomenologische" έποχή, die mir jedes Urteil über räumlich-zeitliches Dasein völlig verschlieβt.
[30] Husserl, Sdt, §33 : "ihr [von die phänomenologische έποχή] vollbewuβter Vollzug wird sich als die notwendige Operation herausstellen, welche uns das "reine" Bewuβtsein und in weiterer Folge die ganze phänomenologische Region zugänglich macht."; "Methodisch wird diese Operation sich in verschiedene Schritte der "Ausschaltung", "Einklammerung" zerlegen, und so wird unsere Methode den Charakter einer schrittweisen Reduktion annehmen. Um dessentwillen werden wir [und sogar vorwiegend] von phänomenologischen Reduktionen sprechen, also unter erkenntnistheoretischem Gesichtspunkte auch von transzendentalen Reduktionen".
[31] Husserl, Sdt, §57 : Der Mensch als Naturwesen und als Person im personalen Verbande, in dem der "Gesellschaft", ist ausgeschaltet; ebenso jedes animalische Wesen. Wie steht es aber mit dem reinen Ich ? Ist durch die phänomenologische Reduktion auch das vorfindende phänomenologische Ich zu einem transzendentalen Nichts geworden ?
[32] Husserl, Logische Untersuchungen, V, Erstes Kapitel, § 4 : Ohne daβ es darüber hinaus eines eigenen, alle Inhalte tragenden sie alle noch einmal einigenden Ichprinzips bedürfte. Und hier wie sonst wäre die Leistung eines solchen Prinzips unverständlich.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng
Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2017